Bài tập Bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4
Bài tập về bảng đơn vị đo khối lượng
Bài tập toán lớp 4 bảng đơn vị đo khối lượng bao gồm đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập cách giải Toán quy đổi đơn vị đo khối lượng, các phép tính với đơn vị đo khối lượng. Mời các em học sinh tham khảo.
Bài giảng sẽ giúp các con đạt được những kiến thức, kĩ năng sau:
- Tìm hiểu về các đơn vị đo khối lượng Tấn, tạ, yến và mối quan hệ giữa các đơn vị đó với ki-lô-gam
- Bài làm giúp các con biết đổi đơn vị đo khối lượng và các bài giải ứng dụng thực tế cuộc sống.
1. Lý thuyết cần nắm bài Bảng đơn vị đo khối lượng
Bảng đơn vị đo khối lượng:
Lớn hơn ki-lô-gam | Ki-lô-gam | Bé hơn ki-lô-gam | ||
Tấn | Tạ | Yến | kg | g |
1 tấn = 10 tạ = 1000 kg | 1 tạ = 10 yến = 100 kg | 1 yến = 10 kg | = 1000 g | 1g |
Theo quy ước đổi đơn vị đo cân nặng sẽ giảm dần 10 lần từ trái sang phải theo thứ tự sau đây: Tấn -> Tạ -> Yến -> Ki-lô-gam và giảm 1000 lần từ Ki-lô-gam -> gam
Như vậy:
1 Tấn = 10 Tạ
1 Tạ = 10 Yến
1 Yến = 10 Kg
1 Kg = 1000g
2. Dạng bài toán đổi đơn vị lớp 4
2.1. Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng
1. Phương pháp
Sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét rằng với hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, và đơn vị ki-lô-gam bằng 1000 lần đơn vị gam.
2. Bài tập
Bài 1. Điền số thích hợp vào chỗ trống
a) 145kg = ... g
b) 43 tấn 76 yến = ... kg
c) 56kg 72g = ... g
d) 68000kg = ... tạ
3. Bài giải
Bài 1:
Dựa vào bảng đơn vị đo độ dài ta có:
a) 145kg = 145 x 1000 = 145 000 g
Vậy 145kg = 1450g
b) 43 tấn = 43 x 1000 = 43000kg
76 yến = 76 x 10 = 760kg
43 tấn 76 yến = 43000kg + 760kg = 43760 kg
Vậy 43 tấn 76 yến = 43 760 kg
c) 56kg = 56 x 1000 = 56 000 g
56kg 72g = 56 000g + 72g = 56 072 g
Vậy 56kg 72hg = 63200g
d) 68000kg = 68000 : 100 = 680 tạ
Vậy 68000kg = 680 tạ
2.2. Dạng 2: Các phép tính với đơn vị đo khối lượng
1. Phương pháp:
Khi thực hiện phép tính cộng hoặc trừ các khối lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện tương tự như các phép tính với số tự nhiên, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.
Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.
Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo khối lượng với một số, ta nhân hoặc chia số đó với một số như cách thông thường, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.
2. Bài tập
Bài 1. Tính các giá trị sau:
a) 57 kg + 56 g
b) 275 tấn - 849 tạ
c) 73 kg x 8
d) 9357 g : 3
Bài 2. Tính các giá trị sau:
a) 7 tạ 67 yến + 782kg
b) 500kg 700 g - 77777 g
c) 700hg 50g x 8
d) 35 tấn 5 tạ : 4
3. Bài giải
Bài 1
a) 57kg = 57 x 1000 = 57000g
57kg + 56g = 57000g + 56g = 57056g
b) 275 tấn = 275 x 10 = 2750 tạ
275 tấn - 849 tạ = 2750 - 849 = 1901 tạ
c) 73kg x 8 = 584kg
d) 9357g : 3 = 3119g
Bài 2
a) 7 tạ 67 yến + 782kg
Đổi:
7 tạ 67 yến = 7 x 100 + 67 x 10 = 700 + 670 = 1370kg
7 tạ 67 yến + 782kg = 1370kg + 782kg = 2152kg
b) 500kg 700dag - 77777 g
Đổi:
500kg = 500 x 1000 = 500000g
500kg 700 g - 77777 g = 500000 + 7000 - 77777 = 429223g
c) 700kg 50g x 8
Đổi 700 kg 50g = 700 × 1000 + 50 = 700 050
Nên 700 kg 50g = 700 050g x 8 = 5 600 400 g
Vậy 700hg 50g x 8 = 5 600 400 g
d) 35 tấn 5 tạ : 4
Đổi 35 tấn = 35 x 10 = 350 tạ
35 tấn 5 tạ = 350 + 5 = 355 tạ : 4 = 88 tạ dư 3 tạ
2.3. Dạng 3: So sánh các đơn vị đo khối lượng
1. Phương pháp:
Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.
Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.
2. Bài tập
Bài 1: So sánh
a) 43000 g … 43 kg
b) 4357 kg ...5000 g
c) 4 tấn 3 tạ 7 yến …. 4370kg
d) 512kg 700g … 3 tạ 75kg
3. Bài giải
Bài 1:
a) 43000 g … 43kg
Đổi 43000 g = 43000 : 1000 = 43kg
Vậy 43000 g = 43k g
b) 4357kg ...5000g
Đổi 5000g = 5000 : 1000 = 5kg
Vậy 4357kg > 5000g
c) 4 tấn 3 tạ 7 yến …. 4370kg
Đổi 4 tấn 3 tạ 7 yến = 4 x 1000 + 3 x 100 + 7 x 10 = 4370kg
Vậy 4 tấn 3 tạ 7 yến = 4370kg
d) 512kg 700g … 3 tạ 75kg
512kg 700dag = 512 000kg + 700kg = 512 700kg
3 tạ 75kg = 300kg + 75kg = 375kg
Vậy 512kg 700 g > 3 tạ 75kg
2.4. Dạng 4: Toán có lời văn
1. Phương pháp
Đọc đề và xác định rõ yêu cầu đề bài
Thực hiện phép tính theo yêu cầu (cùng đơn vị đo)
Kiểm tra và kết luận
2. Bài tập
Bài 1. Bình đi chợ mua 1 bó rau nặng 1250 g, một con cá nặng 4500g, 1 quả bí nặng 750g. Hỏi khối lượng mà Bình phải mang về là bao nhiêu?
Bài 2. Trong đợt kiểm tra sức khỏe. An cân nặng là 32kg; Đức nặng 34000 g, Hải nặng 41000g. Hỏi cả ba bạn nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
3. Bài giải
Bài 1
Khối lượng mà Bình phải mang về là:
4500 + 750 + 1250 = 6500 (g)
Vậy khối lượng mà Bình mang là 6500 g
Bài 2.
Đổi 34000g = 34kg
41000g = 41kg
Cả 3 bạn nặng số ki-lô-gam là: 32 + 34 + 41 = 107 (kg)
Vậy cả 3 nặng 107kg
3. Bài tập đổi đơn vị đo khối lượng lớp 4
Bài 1. Điền số thích hợp vào chỗ trống
a) 1kg = ... g
b) 23 kg 7g = ... g
c) 51 yến 73kg = ... kg
d) 7000kg 10 tạ = ... tấn
Bài 2. Tính
a) 516 kg + 234 kg
b) 948 g - 284 g
c) 57g x 14
d) 96 tấn : 3
Bài 3. Điền dấu >, <, = vào chỗ trống
a) 93 yến … 380 kg
b) 573 kg … 5730 g
c) 3 tấn 150kg … 3150kg
d) 67 tạ 50 yến … 8395kg
Bài 4. Mẹ mua 5 quả dưa hấu, có 2 quả nặng 4000 g, 1 quả nặng 3k g, 2 quả nặng 6 000g. Hỏi 5 quả dưa nặng bao nhiêu kg?
Bài 5. Một con cá trê nặng 10000g, biết đầu nặng 700g, đuôi nặng 400g. Hỏi thân cá nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Đáp án tham khảo:
Bài 1.
a) 1kg = 1000 g
b) 23 kg 7g = 23 007 g
c) 51 yến 73kg = 583kg
d) 7000kg 10 tạ = 8 tấn
Bài 2.
a) 516 kg + 234 kg = 750kg
b) 948g - 284g = 664g
c) 57hg x 14 = 798hg
d) 96 tấn : 3 = 32 tấn
Bài 3. Điền dấu >, <, = vào chỗ trống
a) 93hg > 380dag
b) 573kg = 5730hg
c) 3 tấn 150kg < 3150hg
d) 67 tạ 50 yến < 8395kg
Bài 4.
Đổi 4000g = 4kg ; 6000g = 6kg
5 quả dưa hấu nặng số ki-lô-gam là:
4 + 3 + 6 = 13 (kg)
Đáp số: 13kg
Bài 5.
Thân con cá nặng là:
10000 - (1730 + 270) = 8000g = 8kg
Đáp số: 8kg.