Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Toán lớp 4: Giây, thế kỉ

Bài tập Toán lớp 4: Giây, thế kỉ là tài liệu do VnDoc biên soạn bao gồm đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập cách viết các số tự nhiên trong hệ thập phân, củng cố kỹ năng giải Toán lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Bản quyền thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

A. Lý thuyết cần nhớ về giây, thế kỉ

Giây và thế kỉ là đại lượng đo thời gian.

1. Giây

+ Giây là đơn vị cơ bản đo thời gian, tức là một phần 60 của một phút.

+ Đổi đơn vị:

1 giờ = 60 phút1 phút = 60 giây

2. Thế kỉ

+ Đổi đơn vị: 1 thế kỉ = 100 năm

+ Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I)

+ Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II)

….

+ Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI)

B. Bài tập vận dụng về giây, thế kỉ

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 3 phút = ….giây là:

A. 60B. 90C. 120D. 180

Câu 2: Thế kỉ thứ ba được viết bằng chữ số La Mã là:

A. IIB. IIIC. IVD. V

Câu 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 4 phút 12 giây = …giây là:

A. 252B. 240C.16D. 212

Câu 4: Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ:

A. XVB. XVIC. XVIID. XVIII

Câu 5: Khi thi chạy 100m, Minh chạy hết 12 giây, còn Bình chạy chậm hơn Minh 5 giây. Bình chạy 100m hết số giây là:

A. 20 giâyB. 7 giâyC. 10 giâyC. 10 giây

Câu 6: Từ năm 710 đến năm 800 thuộc thế kỉ nào?

A. Thế kỉ VI

B. Thế kỉ VII

C. Thế kỉ VIII

D. Thế kỉ IX

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

2 giờ 5 phút = … phút4 phút 24 giây = …giây
\frac{1}{2}\(\frac{1}{2}\) giờ = ….phút\frac{1}{5}\(\frac{1}{5}\) thế kỉ = ….năm
\frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\) phút = ….giây3 thế kỉ = …. năm

Bài 2: Trong cuộc thi bơi 100m, bạn Hà bơi hết \frac{1}{5}\(\frac{1}{5}\) phút và bạn Lan bơi hết 1/6 phút. Hỏi trong hai bạn, bạn nào bơi nhanh hơn và nhanh hơn bao nhiêu giây?

Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) Thế kỉ XV bắt đầu từ năm ….đến hết năm…..

b) Ông La Phông-ten mất năm 1695. Năm đó thuộc thế kỉ……

c) Chiến thắng Điện Biên Phủ vào năm 1954. Năm đó thuộc thế kỉ……….Tính đến năm 2020, được …………năm

Bài 4: Điền dấu > < = thích hợp:

3 giờ 17 phút ….. 196 phút

8 phút 57 giây ….. 7 phút 59 giây

2 thế kỉ 64 năm ….. 2600 năm

4 tuần 5 ngày ….. 33 ngày

C. Hướng dẫn giải bài tập về giây, thế kỉ

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
DBADDC

II. Bài tập tự luận

Bài 1:

2 giờ 5 phút = 125 phút4 phút 24 giây = 264 giây
\frac{1}{2}\(\frac{1}{2}\) giờ = 30 phút\frac{1}{5}\(\frac{1}{5}\) thế kỉ = 20 năm
\frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\) phút = 20 giây3 thế kỉ = 300 năm

Bài 2:

Đổi \frac{1}{5}\(\frac{1}{5}\) phút = 12 giây, \frac{1}{6}\(\frac{1}{6}\) phút = 10 giây

Bạn Lan bơi nhanh hơn bạn Hà số giây là:

12 – 10 = 2 (giây)

Đáp số: Bạn Lan bơi nhanh hơn 2 giây

Bài 3:

a) Thế kỉ XV bắt đầu từ năm 1401 đến hết năm 1500

b) Ông La Phông-ten mất năm 1695. Năm đó thuộc thế kỉ XVII

c) Chiến thắng Điện Biên Phủ vào năm 1954. Năm đó thuộc thế kỉ XX.Tính đến năm 2020, được 66 năm

Bài 4:

3 giờ 17 phút > 196 phút

8 phút 57 giây > 7 phút 59 giây

2 thế kỉ 64 năm < 2600 năm

4 tuần 5 ngày = 33 ngày

-----------------

Chia sẻ, đánh giá bài viết
68
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập Toán lớp 4

    Xem thêm