Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài thơ Khuê oán là tiếng nói phản đối chiến tranh

Ngữ văn 10: Bài thơ Khuê oán là tiếng nói phản đối chiến tranh

Các bạn học sinh thân mến! Để giúp các bạn học tập hiệu quả hơn môn Ngữ văn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn tài liệu Bài thơ Khuê oán là tiếng nói phản đối chiến tranh để có kết quả cao hơn trong học tập.

Học tốt Ngữ văn 10: Bài thơ Khuê oán là tiếng nói phản đối chiến tranh

Vương Xương Linh là một trong những nhà thơ thời Thịnh Đường. Thơ ông hiện còn 186 bài, trong đó đặc sắc nhất là thơ thất ngôn tuyệt cú. Vương Xương Linh với phong cách tinh tế, trong trẻo, thường đề cập đến cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hờn của người cung nữ, nỗi li sầu biệt, hận của người thiếu phụ khuê các, tình bằng hữu chân thành trong sáng.

"Khuê oán" của Vương Xương Linh là một bài thơ hay viết về đề tài chiến tranh, về công danh, tình yêu và tuổi trẻ, những vấn đề luôn luôn day dứt trong tâm hồn con người mọi thời đại. Trước Vương Xương Linh, cùng thời với Vương Xương Linh và cả sau Vương Xương Linh. ‘‘Khuê oán" là một đề tài thường gặp trong thơ. Nhưng cấu tứ đặc biệt của bài thơ này đã thể hiện được quá trình tâm lí, bộc lộ được cả phần "tiềm ý thức" của người khuê phụ, khiến bài thơ 28 chữ này rất tinh tế, đầy gợi cảm và đầy tính thuyết phục. Vì. vậy nó đã trở nên một bài thơ tiêu biểu cho tiếng nói phản đối chiến tranh".

Cái độc đáo của bài thơ này là ở cấu tứ của nó thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê nhu từ vô tư (bất tri sầu) sang hối hận.

Nhan đề là Khuê oán mà câu thơ mở đầu lại là:

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu

Đây là một phản đề. Chồng ra trận mà người thiếu phụ lại "không buồn" vì thời Thịnh Đường, Trung Quốc là một nước giàu mạnh và có lãnh thổ rộng lớn nhà Đường đã phái quân đội ra trấn thủ biên cương và nếu thuận lợi thì "mở mang bờ cõi". Nhiều người ra biên cương và nếu thuận lợi thì "mở mang bờ cõi". Nhiều người ra biên cương với hi vọng lập công để được phong hầu. Bởi vậy, người thiếu phụ có chồng ra trận mà vẫn thanh thản và vẫn làm công việc "muôn thuở" của người phụ nữ khuê các: trang điểm. Trang điểm rồi lên lầu ngắm cảnh cũng là chuyện bình thường. Lên lầu rồi, "chợt thấy màu dương liễu đầu đường"; "Màu dương liễu" trong thơ Đường (và thơ cổ Trung Quốc) là hình ảnh tượng trưng cho nỗi biệt li. Mùa đang xuân, người đang trẻ tuổi mà phải biệt li, nàng chợt cảm thây hối tiếc tuổi xuân, hốì hận vì đã để chồng đi tìm kiếm ấn phong hầu. Ấn phong hầu chẳng biết có tìm được không nhưng sự thực thì chồng vợ phải sinh li. Mà sinh li này cũng có thể là tử biệt, vì "Xưa nay chinh chiến mấy ai về" (Vương Hàn, Lương Châu từ). Chính niềm hốĩ hậu ấy cho nàng nhận thấy cái "ấn phong hầu" thật vô nghĩa so với hạnh phúc bình dị trong sự sum vầy. Cũng chính niềm hối hận ấy khiến nàng "oán" cái ấn phong hầu, oán chiến tranh phi nghĩa đã gây nên bao cảnh sinh li tử biệt.

Muốn giải thích vì sao khi thấy "màu dương liễu" người khuê phụ lại hối hận đã để chồng đi tìm kiếm "ấn phong hầu", cần phải biết ý nghĩa tượng trưng của "màu dương liễu". Ở Trung Quốc người ta trồng rất nhiều cây liễu. Mùa xuân màu liễu xanh biếc khắp nơi. Bởi vậy màu dương liễu thường tượng trưng cho mùa xuân và tuổi trẻ. Trong tiếng Trung Quốc, từ liễu và từ lưu phát âm gần giống nhau. Do đó mỗi khi chia tay nhau, người ở lại thường bẻ một cành dương liễu tặng cho người ra đi với ngụ ý tặng nhau niềm tin lưu luyến. "Chiết liễu tặng biệt" từ lâu đã thành một phong tục. Bởi vậy trong thơ cổ Trung Quốc, đặc biệt là trong thơ Đường, "cành liễu", "màu dương liễu" hay động tác "bẻ liễu" đã trở thành một hình ảnh ước lệ, tượng trưng cho sự li biệt.

Khi thấy "màu dương liễu", người khuê phụ bỗng nghĩ đến tuổi trẻ của mình đang trôi qua mà vợ chồng thì xa cách mãi vì chồng đang đi ra trận lập công để kiếm "ấn phong hầu". Bởi vậy người thiếu phụ "Hối hận đã để chồng đi tòng quân để tìm kiếm ấn phong hầu".

Trong 28 chữ của bài thơ, động từ hối (hối tiếc và hối hận) là quan trọng nhất, thể hiện thái độ oán ghét chiến tranh. Nhưng phó từ hốt (bỗng, chợt) cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Trước cái khoảnh khắc "chợt (hốt) thấy màu dương liễu" là sự vô tư (bất tri sầu), sau khoảnh khắc "chợt thấy màu dương liễu" là nỗi hối hận và hờn oán. "Màu dương liễu" như một giọt chất xúc tác nhỏ vào tâm lí của người khuê phụ khiến phản ứag tâm lí lập tức xảy ra, từ vô tư đột biến thành "hối hận". Phó từ hốt chính là chiếc bản lề của sự đột biến ấy.

Với 28 chữ, bài "khuê oán" tiêu biểu cho tinh thầu phản đối chiến tranh phi nghĩa của nhân dân thời Đường, cũng là của toàn nhân loại. Bởi bài thơ đề cập đến một vấn đề mang tính quy luật: chiến tranh phi nghĩa chỉ đem những điều sinh li tử biệt đến con người. Đó cũng là giá trị nhân đạo và ý nghĩa hiện đại của bài thơ Khuê oán. Nó nói lên ước vọng hòa bình, ước vọng hạnh phúc muôn thuở của con người trong mọi thời đại.

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài thơ Khuê oán là tiếng nói phản đối chiến tranh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm