Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ… Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

Văn mẫu: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ… Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 12 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 12 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bình giảng bài Tiếng hát con tàu

Bài thơ ra đời trong thời kì miền Bắc đang náo nức, khẩn trương xây dựng cuộc đời mới vào những năm đầu thập niên 1960. Khúc hát lên đường của bài thơ mang không khí xã hội say mê, hào hứng ấy.

Bài thơ nằm trong đề tài chung của thơ ca viết về quê hương đất nước thời kì này. Những kỉ niệm về nhân dân nghĩa tình trong kháng chiến đã khơi dòng cho nguồn cảm xúc tuôn trào: tình đất nước, tình nhân dân. Nội dung tình cảm ấy được thể hiện sâu sắc qua đoạn thơ:

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.

Theo mạch cảm xúc, tiếp nối với nỗi nhớ người ở những khổ thơ trước đến khổ thơ này là nỗi nhớ cảnh, nhớ quê hương Tây Bắc.

Hình ảnh bản làng hiện ra mơ màng trong sương khói hoài niệm.

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ,

Người Tây Bắc thường làm nhà chon von trên sườn núi nên sớm chiều giăng mắc một màn sương, còn đường đèo lên cao vút chìm trong mây. Hai hình ảnh gợi tả bức tranh hùng vĩ nhưng thơ mộng, mơ màng, êm ả, nhẹ nhàng, có chút hư ảo chập chờn trong cõi mộng. Điệp từ nhớ trong một câu thơ cho thấy tâm trạng nhà thơ đang đắm chìm trong những kỉ niệm ân tình và quê hương Tây Bắc hiện lên đẹp đẽ trong nỗi nhớ càng bộc lộ tình yêu sâu nặng của nhà thơ.

Cảnh thơ ấy trong thơ Tố Hữu có vẻ đẹp riêng:

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Nơi quê hương ấy có biết bao con người nghĩa tình, mỗi nơi là một kỉ niệm đẹp mà bước chân tác giả đã từng đi qua suốt chiều dài kháng chiến.

Theo dòng hoài niệm tâm tư hướng ra ngoại cảnh, rồi trong khoảng cách của không gian thời gian tác giả quay lại soi vào lòng mình, suy ngẫm, kiểm nghiệm và nhận ra rằng:

Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương

Câu thơ vừa tự hỏi lòng, vừa như muốn tâm sự, chia sẻ rồi ngầm khẳng định. Tình cảm với đất nước con người Tây Bắc đã được thử thách qua thời gian, đã được lọc qua nỗi nhớ nên câu thơ có sự lắng kết tình cảm nhưng vẫn giàu cảm xúc.

tiếng hát con tàuTừ tình cảm cụ thể, những suy ngẫm ấy và đang trên đỉnh cao trào của cảm xúc, ý thơ nâng lên thành khái quát.

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

Khi ta ở miền đất ấy bình thường, là mảnh đất ở vô vị, bên ngoài vùng tri giác của con người nhưng khi đi xa đất hóa ra đẹp như tâm hồn. Mảnh đất tâm hồn ấy lúc nào cũng thao thức mãi trong hồn ta, làm sống dậy vô vàn những kỉ niệm ngọt ngào. Ý thơ cũng có thể hiểu: khi đi xa tâm hồn ta như gởi về với chốn cũ, gắn chặt với mảnh đất ấy, nhiều khi nó thức dậy bao nhiêu hình ảnh bình dị thân thương như muốn kéo ta về. Mảnh đất từng sống trong quá khứ như phần hồn, phần đời không thể thiếu của mỗi người. Nó trở thành quê hương thứ hai. Đó là một chân lí của đời sống tình cảm mà ai cũng có thể tự kiểm nghiệm.

Triết lí này không phải hội tụ từ ánh sáng của trí tuệ mà kết tinh từ cảm xúc mãnh liệt và sâu lắng của tâm hồn – một dạng cảm xúc trí tuệ và được rút ra từ sự trải nghiệm thấm thía của chính cuộc đời nhà thơ. Đúng như Tố Hữu nói: “Đốt cháy trái tim đến cùng nó trở thành trí tuệ”. Điều này thể hiện một quy luật tâm lý sáng tạo nghệ thuật: khi cảm xúc mãnh liệt thì nảy sinh ý tưởng sâu sắc, phổ quát. Vì quá nhớ thương con người và đất mình sống, cảm xúc dâng lên lần lượt qua từng hình ảnh: người anh, người em, người mẹ rồi cảnh bản làng, đến đỉnh cao trao Chế Lan Viên khám phá chân lý bằng trực giác về mối quan hệ giữa con người và đất ở. Hiện tượng này cũng đã diện ra trong tâm hồn Hồ Dzếnh:

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!

Để lòng buồn tôi dạo khắp sân,

Nhó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần…

Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế?

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!

Em tôi ơi! Tình có nghĩa gì đâu?

Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?

Thuở ân ái mang manh như nắng lụa.

Hoa bướm ngập ngừng cỏ cây lần nữa,

Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi,

Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai mới thôi!

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!

Tôi sẽ trách – cố nhiên! – nhưng rất nhẹ

Nếu trót đi, em hãy gắng quay về

Tình mất vui khi đã vẹn câu thề

Lời chỉ đẹp những khi còn dang dở.

(Ngập ngừng)

Chính vì triết lí được rút ra từ cảm xúc nên nó không khô khan mà tự nhiên, truyền cảm. Sức hấp dẫn của thơ Chế Lan Viên là cảm xúc mà giàu trí tuệ. Hai câu thơ triết lí này hay nhất của bài thơ và nó có đời sống riêng, thường xuất hiện riêng như một danh ngôn. Giọng thơ nhẹ, da diết, sâu lắng phù hợp với tâm tư đang hoài niệm, tưởng nhớ. Mạch thơ là sự vận động đi từ tình cảm đến suy tưởng rồi đúc kết thành chân lý, triết luận. Đoạn thơ ca ngợi quê hương Tây Bắc tươi đẹp đã gắn bó máu thịt với tâm hồn nhà thơ. Tình yêu quê hương Tây Bắc đã bồi đắp và làm phong phú thêm tâm hồn nhà thơ.

Đoạn thơ làm nổi rõ phong cách thơ Chế Lan Viên: trí tuệ mà giàu cảm xúc, chân lý được phát biểu qua hình tượng thơ sống động, lấp lánh sắc màu. Đoạn thơ góp phần khẳng định sự thành công nghệ thuật và sức sống của bài thơ.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ… Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 12 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 và biết cách soạn bài lớp 12 và các Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12 trong sách Văn tập 1 và tập 2, mời các bạn tham khảo thêm một số bài tiêu biểu:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm