Bộ đề thi giữa kì 1 Toán lớp 5 Cánh Diều
05 Đề thi giữa kì 1 Toán lớp 5 Cánh Diều
Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Toán Cánh Diều dưới đây bao gồm nhiều dạng bài tập Toán dành cho học sinh lớp 5, giúp các em kiểm tra kiến thức hiệu quả và đạt điểm cao trong kì thi giữa học kì 1 lớp 5.
Đề thi giữa kì 1 Toán lớp 5 Cánh Diều - Đề số 1
I. Phần trắc nghiệm. (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Số “Bảy mươi năm phẩy một trăm ba mươi hai” được viết là: (0,5 điểm)
A. 75,132
B. 75,123
C. 75,213
D. 75,321
Câu 2. Số thập phân tương ứng với phần tô màu trong hình vẽ dưới đây là: (0,5 điểm)
A. 4,6
B. 6,4
C. 0,4
D. 0,6
Câu 3. Trong các số thập phân dưới đây, số lớn nhất là: (0,5 điểm)
A. 80,84
B. 80,804
C. 81,04
D. 81,104
Câu 4. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 24 m, chiều rộng bằng \(\frac{1}{3}\) chiều dài. Tính diện tích mảnh đất đó. (0,5 điểm)
A. 15 m2
B. 432 m2
C. 105 m2
D. 28 m2
Câu 5. Trong các số đo dưới đây, số đo bé nhất là: (0,5 điểm)
A. 470 000 m2
B. 22 ha
C. 68 km2
D. 1 km2
Câu 6. Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 1 km, chiều rộng là 1 200 m. Hỏi diện tích khu vườn đó bằng bao nhiêu héc-ta? (0,5 điểm)
A. 240 ha
B. 2 400 ha
C. 120 ha
D. 24 ha
II. Phần tự luận. (7 điểm)
Bài 1: Đọc các số thập phân sau: (1 điểm)
a) 8,29: …………………………………………………………………………………
b) 3,018: ………………………………………………………………………………..
c) 24,24: ………………………………………………………………………………..
d) 231,01: ………………………………………………...............................................
Bài 2. Viết tiếp vào chỗ trống cho thích hợp. (1 điểm)
Cho biết thời gian chạy 100 m của các bạn như sau:
Tên các bạn | Thủy | Nam | Hoàng | Ngọc |
Thời gian chạy | 15,5 giây | 11,55 giây | 10,45 giây | 13,48 giây |
a) Bạn ………….. chạy nhanh nhất, bạn ………………. chạy chậm nhất.
b) Tên các bạn viết theo thứ tự từ chạy nhanh nhất đến chạy chậm nhất là:
…………………………………………………………………………………………
Bài 3. Viết số thích hợp vào ô trống (2 điểm)
a) Tổng hai số là 456, số lớn gấp 5 lần số bé
Vậy: Số bé là ……….. , số lớn là ………….
b) Hiệu hai số là 95, số bé bằng \(\frac{4}{9}\) số lớn
Vậy: Số bé là ……….., số lớn là ………..
Bài 4. Điền dấu thích hợp (>, <, =) vào chố chấm (1 điểm)
a) 0,032 ha …. 3 200 m2 | b) 2 ha 9 m2 …. 2 900 m2 |
Bài 5. Điền một hoặc nhiều số tự nhiên vào chỗ chấm: (1 điểm)
a) 3,8 < …….…< 5,007 | b) 35,63 < …………. < 36,03 |
Bài 6. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)
Một hình vuông có độ dài cạnh là 57 cm. Diện tích hình vuông đó là ………….. dm2
Đáp án Đề thi giữa kì 1 Toán lớp 5 Cánh Diều
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
A | C | D | B | B | C |
II. Phần tự luận. (7 điểm)
Bài 1.
a) 8,29: Tám phẩy hai mươi chín
b) 3,018: Ba phẩy không trăm mười tám
c) 24,24: Hai mươi tư phẩy hai mươi tư.
d) 231,01: Hai trăm ba mươi mốt phẩy không một.
Bài 2.
a) Bạn Hoàng chạy nhanh nhất, bạn Thủy chạy chậm nhất.
b) Tên các bạn viết theo thứ tự từ chạy nhanh nhất đến chạy chậm nhất là:
Hoàng, Nam, Ngọc, Thủy.
Bài 3.
a) Tổng hai số là 456, số lớn gấp 5 lần số bé
Vậy: Số bé là 76, số lớn là 380.
Hướng dẫn giải:
Số lớn gấp 5 lần số bé hay tỉ số giữa số lớn và số bé là: \(\frac{5}{1}\)
Tổng số phần bằng nhau là:
5 + 1 = 6 (phần)
Giá trị của một phần hay số bé là:
456 : 6 = 76
Số lớn là:
76 × 5 = 380
b) Hiệu hai số là 95, số bé bằng \(\frac{4}{9}\) số lớn
Vậy: Số bé là 76, số lớn là 171
Hướng dẫn giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
9 – 4 = 5
Giá trị của một phần là:
95 : 5 = 19
Số bé là:
19 × 4 = 76
Số lớn là:
19 × 9 = 171
Bài 4.
a) 0,032 ha < 3 200 m2 Giải thích 3 200 m2 = 0,32 ha Vì 0,032 ha < 0,32 ha nên 0,032 ha < 3 200 m2 | b) 2 ha 9 m2 > 2 900 m2 Giải thích 2 ha 9 m2 = 2 × 10 000 m2 + 9 m2 = 20 009 m2 Vì 20 009 m2 > 2 900 m2 nên 2 ha 9 m2 > 2 900 m2 |
Bài 5.
a) 3,8 < 4 và 5 < 5,007 | b) 35,63 < 36 < 36,03 |
Bài 6.
Một hình vuông có độ dài cạnh là 57 cm. Diện tích hình vuông đó là 32,49 dm2
Hướng dẫn giải:
Diện tích hình vuông đó là:
57 × 57 = 3 249 (cm2)
Đổi 3 249 cm2 = 32,49 dm2
Đề thi giữa kì 1 Toán lớp 5 Cánh Diều - Đề số 2
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Phân số \(\frac{{124}}{{1000}}\) viết dưới dạng số thập phân được:
A. 0,124 | B. 1,24 | C. 12,4 | D. 124,0 |
Câu 2: Số thập phân “Hai mươi lăm phẩy sáu mươi sáu” được viết là:
A. 2566 | B. 250,66 | C. 25,066 | D. 25,66 |
Câu 3: Chữ số 7 trong số thập phân 3,273 thuộc hàng:
A. Hàng phần trăm | B. Hàng phần nghìn |
C. Hàng phần mười | D. Hàng đơn vị |
Câu 4: Diện tích của hình chữ nhật có chiều rộng 30dm và chiều dài bằng 50dm là:
A. 24m2 | B. 20m2 | C. 15m2 | D. 12m2 |
II. Phần tự luận (8 điểm)
Bài 1 (1 điểm): Thực hiện phép tính:
a) \(\frac{1}{2} + \frac{1}{3} + \frac{1}{6}\) | b) \(3\frac{5}{7} \times \left( {\frac{1}{{13}} + \frac{5}{{26}}} \right)\) |
Bài 2 (1 điểm): Tìm X, biết:
a) \(X:3 - \frac{1}{2} = \frac{1}{5}\) | b) \(X + \frac{1}{5} = \frac{4}{5} \times \frac{5}{{12}}\) |
Bài 3 (1 điểm): Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 40kg 5g = ….kg | b) 12m2 46dm2 = …m2 |
c) 6 tấn 7 tạ = ….tấn | d) 14m 37mm = …m |
Bài 4 (2 điểm): 12 người đắp xong một đoạn đường trong 20 ngày. Hỏi muốn đắp xong đoạn đường đó trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người? (biết năng suất mỗi người làm việc như nhau)
Bài 5 (3 điểm): Một khu đất hình chữ nhật có nửa chu vi bằng 3500m và chiều rộng bằng 3/4 chiều dài. Người ta sử dụng 1/4 diện tích để làm đường đi và 3/5 diện tích để làm nhà ở, phần diện tích đất còn lại để làm công viên cây xanh. Hỏi:
a) Diện tích của khu đất đó là bao nhiêu ki-lô-mét vuông?
b) Diện tích đất để làm công viên cây xanh là bao nhiêu héc-ta?
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 – Đề số 2
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
A | D | A | C |
II. Phần tự luận
Bài 1:
a) \(\frac{1}{2} + \frac{1}{3} + \frac{1}{6} = \frac{5}{6} + \frac{1}{6} = 1\)
b) \(3\frac{5}{7} \times \left( {\frac{1}{{13}} + \frac{5}{{26}}} \right) = \frac{{26}}{7} \times \frac{7}{{26}} = 1\)
Bài 2:
a) \(X:3 = \frac{1}{5} + \frac{1}{2} = \frac{7}{{10}}\)
\(X = \frac{7}{{10}} \times 3 = \frac{{21}}{{10}}\)
b) \(X + \frac{1}{5} = \frac{4}{5} \times \frac{5}{{12}} = \frac{1}{3}\)
\(X = \frac{1}{3} - \frac{1}{5} = \frac{2}{{15}}\)
Bài 3:
a) 40kg 5g = 40,005kg | b) 12m2 46dm2 = 12,46m2 |
c) 6 tấn 7 tạ = 6,7tấn | d) 14m 37mm = 14,037m |
Bài 4:
Học sinh tự viết sơ đồ tóm tắt
20 ngày gấp 5 ngày số lần là:
20 : 5 = 4 (lần)
Số người để đắp xong đoạn đường trong 5 ngày là:
12 x 4 = 48 (người)
Đáp số: 48 người
Bài 5:
a) Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
Chiều rộng của khu đất hình chữ nhật là:
3500 : 7 x 3 = 1500 (m)
Chiều dài của khu đất hình chữ nhật là:
3500 – 1500 = 2000 (m)
Diện tích của khu đất hình chữ nhật là:
1500 x 2000 = 3 000 000 (m2) = 3 (km2)
b) Đổi 3 000 000m2 = 300ha
Diện tích đường đi là:
300 : 4 = 75 (ha)
Diện tích làm nhà ở là:
300 : 5 x 3 = 180 (ha)
Diện tích để làm công viên cây xanh là:
300 – 75 – 180 = 45 (ha)
Đáp số: a) 3km2 b) 45ha
Đề thi giữa kì 1 Toán lớp 5 Cánh Diều - Đề số 3
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Chữ số 3 trong số 42,372 có giá trị là:
A. \(\frac{{30}}{1}\) | B. \(\frac{3}{1}\) | C. \(\frac{3}{{10}}\) | D. \(\frac{3}{{100}}\) |
Câu 2: Số thập phân 37,27 bằng số thập phân:
A. 37,207 | B. 370,27 | C. 37,270 | D. 37,027 |
Câu 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 4km 268m = ….km là:
A. 4,268 | B. 42,68 | C. 0,4268 | D. 426,8 |
Câu 4: Để hút hết nước ở một bể chứa phải dùng 3 máy bơm làm viên tục trong 6 giờ. Nếu chỉ dùng một máy bơm hút nước thì thời gian để hút hết bể chứa là:
A. 2 giờ | B. 12 giờ | C. 10 giờ | D. 4 giờ |
II. Phần tự luận (8 điểm)
Bài 1 (1 điểm): Thực hiện phép tính:
a) \(\frac{5}{4} - \frac{{11}}{6} \times \frac{8}{{33}}\) | b) \(\frac{2}{7} + \frac{4}{{15}}:\frac{{14}}{3}\) |
Bài 2 (1 điểm): Tìm X, biết:
a) \(X \times 3 + \frac{3}{4} = 1\) | b) \(X - \frac{1}{2} = \frac{7}{{15}}:\frac{{28}}{{10}}\) |
Bài 3 (1 điểm): Viết các số 6,478; 6,843; 6,371; 6,382:
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé
Bài 4 (2 điểm): 15 ô tô chở được 2010 tấn gạo. Để chở được 3216 tấn gạo thì cần thêm bao nhiêu ô tô nữa? (biết mỗi ô tô chở số gạo như nhau)
Bài 5 (3 điểm): Một sàn nhà hình chữ nhật có chiều rộng bằng \(\frac{6}{8}\) chiều dài và chiều dài hơn chiều rộng 2m.
a) Tính chu vi và diện tích của sàn nhà hình chữ nhật đó.
b) Để lát gạch sàn nhà, người ta sử dụng miếng gạch hình vuông có cạnh 40cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát hết sàn nhà hình chữ nhật đó?
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 – Đề số 3
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
C | C | A | B |
II. Phần tự luận
Bài 1:
a) \(\frac{5}{4} - \frac{{11}}{6} \times \frac{8}{{33}} = \frac{5}{4} - \frac{4}{9} = \frac{{29}}{{36}}\)
b) \(\frac{2}{7} + \frac{4}{{15}}:\frac{{14}}{3} = \frac{2}{7} + \frac{2}{{35}} = \frac{{12}}{{35}}\)
Bài 2:
a) \(X \times 3 = 1 - \frac{3}{4} = \frac{1}{4}\)
\(X = \frac{1}{4}:3 = \frac{1}{{12}}\)
b) \(X - \frac{1}{2} = \frac{7}{{15}}:\frac{{28}}{{10}} = \frac{1}{6}\)
\(X = \frac{1}{6} + \frac{1}{2} = \frac{2}{3}\)
Bài 3:
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 6,371; 6,382; 6,478; 6,843
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 6,843; 6,478; 6,382; 6,371
Bài 4:
1 ô tô chở được được số tấn gạo là:
2010 : 15 = 134 (tấn gạo)
Để chở được 3216 tấn gạo cần số ô tô là:
3216 : 314 = 24 (xe)
Số ô tô cần thêm là:
24 – 15 = 9 (xe)
Đáp số: 9 xe ô tô
Bài 5:
a) Hiệu số phần bằng nhau là:
8 – 6 = 2 (phần)
Chiều rộng của sàn nhà hình chữ nhật là:
2 : 2 x 6 = 6 (m)
Chiều dài của sàn nhà hình chữ nhật là:
6 + 2 = 8 (m)
Chu vi của sàn nhà hình chữ nhật là:
(6 + 8) x 2 = 28 (m)
Diện tích của sàn nhà hình chữ nhật là:
6 x 8 = 48 (m2)
b) Đổi 48m2 = 480 000cm2
Diện tích của miếng gạch hình vuông là:
40 x 40 = 1600 (cm2)
Số gạch để lát hết sàn nhà đó là:
480 000 : 1600 = 300 (viên)
Đáp số: a) 28m; 48m2 b) 300 viên gạch
Đề thi giữa kì 1 Toán lớp 5 Cánh Diều - Đề số 4
Bài 1.
a) Viết số sau:
- “Hai mươi ba và ba phần một nghìn” viết là:
- “Chín mươi phẩy một trăm hai mươi lăm” viết là:
- “Một trăm chin mươi bảy phẩy bốn mươi ba” viết là:
b) Đọc số sau:
\(5\frac{70}{89}\) đọc là:
- 45,706 đọc là:
- 303,03 đọc là:
Bài 2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
a) Số “bảy và ba phần tám đề - xi – mét vuông” viết là:
A. \(7\frac{3}{8}\ dam\)
B. \(7\frac{3}{8}\) dm2
C. 7,38 dm2
D. 73, 8 dam2
b) Chữ số 6 trong số 3,0126 thuộc:
A. hàng phần mười
B. hàng phần trăm
C. hàng phần nghìn
D. hàng phần chục nghìn
c) 4dam26m2 = …..dam2
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 4,6
B. 46
C. 4,06
D.4,006
d) 70,54 < 70,▭4 < 70,74
Chữ số thích hợp điền vào ô trống là:
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Bài 3 .Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
c) 6,7m2 < 670dm2 ▭
d) 9,09 tấn = 9 tấn 90kg ▭
Bài 4. Tính giá trị biểu thức:
Bài 5. Mỗi xe tải nhỏ xếp được 15 kiện hàng. Để chở hết số hàng trong kho thì phải cần đến 8 xe tải nhỏ. Nếu dùng xe tải lớn, mỗi xe xếp được 20 kiện hàng thì phải cần đến bao nhiêu xe để chở hết số hàng trên?
Đáp án:
Bài 1:
b). – Năm và bảy mươi phần tám mươi chín
- Bốn mươi lăm phẩy bảy trăm linh sáu
- Ba trăm linh ba phẩy không ba.
Bài 2.
a) B
b) D
c) C
d) A
Bài 3.
a) S
b) Đ
c) S
d) Đ
Bài 4.
Bài 5.
Tổng số kiện hàng trong kho có là:
15 x 8= 120 (kiện hàng)
Để chở hết số hàng trong kho thì phải dùng số xe tải lớn là:
120 : 20 = 6 (xe)
Đáp số: 6 xe
Đề thi giữa kì 1 Toán lớp 5 Cánh Diều - Đề số 5
Bài 1. Viết số hoặc chữ số thích hợp vào chỗ chấm:
Viết số | Đọc số |
\(5\frac{1}{7}\) | a)…………………………………. |
b) | Mười lăm và chín phần hai mươi lăm |
8,126 | c)………………………….. |
d)…………………………………. | Sáu mươi tám phẩy chín mươi hai |
Bài 2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
a) Chữ số 3 trong số 135,84 thuộc:
A. Hàng trăm
B. Hàng chục
C. Hàng phần trăm
D. Hàng phần mười.
b) Số 34,007 viết dưới dạng phân số là:
A. \(\frac{34}{7}\)
B. \(\frac{34}{70}\)
C. \(\frac{34}{300}\)
D. \(\frac{34007}{1000}\)
c) 3dm = …….m
Số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 0,3
B. 0,03
C.0,003
D.0,0003
d) 7cm2 =….. dm2
Số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 0,7
B. 0,07
C. 0,007
D. 0,0007
Bài 3. >; < ;= ?
a) 5,87….5,78
b) 4,008…4,080
c) 9,652….9,6520
d) 0,025…0,03
Bài 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
a) 5dm4mm = 5,4dm ▭
b) 3dam26m2 = 3,6m2 ▭
c) 4 tạ 6kg = 4,06 tạ ▭
d) 5m214dm2 = 5,14 m2▭
Bài 5. Tính bằng cách thuận tiện
\(\frac{5}{7} \times \frac{{15}}{{43}} + \frac{{28}}{{43}} \times \frac{5}{7}\)
\(\frac{2}{9} \times \frac{{23}}{7} - \frac{2}{7} \times \frac{2}{9}\)
Bài 6. Một bếp ăn dự trữ đủ số gạo cho 120 người ăn trong 14 ngày. Nếu chỉ có 40 người thực tế ăn và mức ăn của mỗi người như nhau thì số gạo dự trữ đó đủ dùng trong bao nhiêu ngày?
Đáp án:
Bài 1:
Viết số | Đọc số |
\(5\frac{1}{7}\) | a) Năm và một phần bảy |
b) \(15\frac{9}{25}\) | Mười lăm và chín phần hai mươi lăm |
8,126 | c) Tám phẩy một trăm hai mươi lăm |
d) 68,92 | Sáu mươi tám phẩy chín mươi hai |
Bài 2.
a) B
b) D
c) A
d) B
Bài 3.
a) >
b) <
c) =
d) >
Bài 4.
a) S
b) S
c) Đ
d) Đ
Bài 5.
\(\frac{5}{7} \times \frac{{15}}{{43}} + \frac{{28}}{{43}} \times \frac{5}{7} = \frac{5}{7} \times \left( {\frac{{15}}{{43}} + \frac{{28}}{{43}}} \right) = \frac{5}{7} \times 1 = \frac{5}{7}\)
\(\frac{2}{9} \times \frac{{23}}{7} - \frac{2}{7} \times \frac{2}{9} = \frac{2}{9} \times \left( {\frac{{23}}{7} - \frac{2}{7}} \right) = \frac{2}{9} \times \frac{{21}}{7} = \frac{2}{9} \times 3 = \frac{2}{3}\)
Bài 6.
Thời gian nếu một người ăn hết số gạo đó là:
14 120 = 1680 (ngày)
Thời gian nếu 40 người ăn hết số gạo đó là:
1680 : 40 = 42 (ngày)
Đáp số: 42 ngày
Xem thêm: