Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức năm 2024 - 2025
Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 có đáp án kèm ma trận chi tiết dưới đây bao gồm các phần bài tập Tiếng Việt khác nhau như: phần Đọc hiểu & phần Viết dành cho học sinh lớp 5 giúp các em kiểm tra kiến thức hiệu quả và đạt điểm cao.
05 đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức
- Ma trận Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Đề số 1
- Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Đề số 2
- Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Đề số 3
- Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Đề số 4
- Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Đề số 5
Ma trận Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Chủ đề/ Bài học |
Mức độ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||
Mức 1 Nhận biết |
Mức 2 Kết nối |
Mức 3 Vận dụng |
|||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Đọc hiểu văn bản |
2 |
|
1 |
|
1 |
|
4 |
0 |
2,0 |
Luyện từ và câu |
|
1 |
|
1 |
|
|
0 |
2 |
4,0 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
|
1 |
0 |
1 |
2,0 |
Tổng số câu TN/TL |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
3 |
7 câu/10đ |
Điểm số |
1,0 |
2,0 |
0,5 |
2,0 |
0,5 |
4,0 |
2,0 |
8,0 |
10,0 |
Tổng số điểm |
3,0 30% |
2,5 25% |
4,5 45% |
10,0 100% |
10,0 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GHK1
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số ý) |
TN (số câu) |
TL (số ý) |
TN (số câu) |
|||
A. TIẾNG VIỆT |
||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
|
4 |
|
|
||
1. Đọc hiểu văn bản
|
Nhận biết
|
- Xác định được sự vật nào xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất. - Xác định được điều gì gây nguy hiểm cho trái đất. (ở khổ cuối) |
|
2 |
|
C1, 2 |
Kết nối
|
- Hiểu được nghĩa của câu thơ. |
|
1 |
|
C3 |
|
Vận dụng |
- Nêu được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. |
|
1 |
|
C4 |
|
CÂU 5 – CÂU 6 |
2 |
|
|
|
||
2. Luyện từ và câu |
Nhận biết |
- Tìm được đại từ trong đoạn thơ. |
1 |
|
C5 |
|
Kết nối |
- Hiểu nghĩa và tìm được ít nhất 2 từ đồng nghĩa với từ dũng cảm. Đặt câu với từ vừa tìm được. |
1 |
|
C6 |
|
|
B. TẬP LÀM VĂN |
||||||
CÂU 7 |
1 |
|
|
|
||
2. Luyện viết bài văn |
Vận dụng |
- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Tả được ngoại hình, tính cách của bà. - Kể được kỉ niệm đáng nhớ của em với bà. - Vận dụng được các kiến thức đã học để tả về người bà thân yêu. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
1 |
|
C7 |
|
Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Đề số 1
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen ... dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Khói hình nấm là tai họa đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất
Tiếng cười ran cho trái đất không già
Hành tinh này là của chúng ta!
Hành tinh này là của chúng ta!
(Định Hải)
Câu 1 (0,5 điểm). Sự vật nào xuất hiện ở khổ thơ đầu tiên trong bài thơ?
A. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.
B. Quả bóng xanh, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển.
C. Quả bóng xanh, nấm, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.
D. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, chim gù, trời xanh
Câu 2 (0,5 điểm). Đọc bài thơ, em thấy điều gì sẽ gây nguy hiểm cho trái đất?
A. Bom H, bom A
B. Khói hình nấm, bom H, bom A.
C. Không có điều gì làm trái đất nguy hiểm cả.
D. Bom H, khói hình nấm, bạn nhỏ
Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu câu thơ này có nghĩa là gì?
“Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!”
A. Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như trên thế giới, mọi người dù có khác nhau về màu da nhưng đều bình đẳng, đáng quý, đáng yêu,…
B. Hoa là sự vật thơm nhất, quý nhất trên đời này.
C. Trẻ em quý, đẹp và thơm như hoa.
D. Loài đẹp nhất là loài hoa có màu sắc rực rỡ và mùi thơm nồng nàn nhất
Câu 4 (0,5 điểm). Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
A. Mọi người hãy sống tự do giống như loài hoa thơm ngát, như những cánh chim hải âu.
B. Chúng ta phải bảo vệ các loài chim và các loài hoa.
C. Mọi người hãy sống đoàn kết vì hòa bình, chống chiến tranh và bảo vệ quyền bình đẳng tất cả các dân tộc trên thế giới.
D. Mọi người phải biết yêu thương đoàn kết với nhau, chia sẻ với những mảnh đời khó khăn bất hạnh.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy gạch chân từ đại từ có trong đoạn thơ sau:
“Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Câu 6 (2,0 điểm). Em hãy tìm ít nhất 2 từ đồng nghĩa với từ dũng cảm và đặt câu với các từ vừa tìm được?
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Em hãy viết một bài văn ngắn tả về người bà thân yêu của mình.
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Đáp án Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Đề số 1
A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
A |
B |
A |
C |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:
Các đại từ có trong đoạn thơ trên là: mình, ta.
Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:
Từ đồng nghĩa với từ dũng cảm là: gan dạ, quả cảm, can đảm,…
- Trong chiến đấu chỉ những người gan dạ mới làm nên chiến công.
- Nam không đủ can đảm để nhận lỗi với bố mẹ.
B. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)
Câu |
Nội dung đáp án |
Biểu điểm |
Câu 7 (4,0 điểm) |
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu về người bà mà em yêu thương. - Cảm nhận của em về người bà. B. Thân bài (1,5 điểm) - Tả ngoại hình: + Năm nay bà đã bao nhiêu tuổi? + Dáng người, màu tóc của bà như thế nào? + Khuân mặt, làn da của bà ra sao? + Bà thường hay mặc quần áo như thế nào? - Tính cách của bà: + Bà là một người như thế nào? Có đôn hậu, hiền dịu không? + Bà chăm lo cho em như thế nào? (kể chuyện em nghe mỗi tối, đưa đón em đi học, mua đồ ăn, đồ chơi cho em,…) + Bà chăm lo cho gia đình như thế nào? + Đối với hàng xóm, bà cư xử ra sao? - Kỉ niệm của em với bà: + Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với bà. + Vì sao em nhớ kỉ niệm đó nhất? + Cảm xúc của em mỗi khi nhớ lại. C. Kết bài (0,5 điểm) - Nêu lên tình cảm của em với bà. - Những lời nói, gửi gắm cho bà thân yêu. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. |
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 |
Gợi ý bài văn ngắn tả về người bà thân yêu của mình như sau:
Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.
Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.
Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục em.
Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muốn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.
Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Đề số 2
Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Những người bạn tốt
A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A- ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn.
Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
A. Đánh rơi đàn.
B. Vì bọn cướp đòi giết ông.
C. Đánh nhau với thủy thủ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: (0,5 điểm) Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra?
A. Bọn cướp nhảy xuống biển.
B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Để hát cùng ông.
C. Tàu bị chìm.
D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba.
Câu 3: (0,5 điểm) Hành trình có nghĩa là gì?
A. Đi du lịch
B. Chuyến đi xa, dài ngày.
C. Nghỉ ngơi dài ngày ở một chỗ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4: (0,5 điểm) Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ
A. Bước ra.
B. A-ri-ôn.
C. Đúng lúc đó.
D. Tất cả các ý trên
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5: (2 điểm) Tìm từ trái nghĩa với từ “cao” và đặt câu với từ vừa tìm được.
Ví dụ:…………………………………………………………………………
Đặt câu:………………………………………………………………………..
Câu 6: (2 điểm)
Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
a) To, lớn,...
b) Chăm, chăm chỉ,...
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn tả một đặc điểm nổi bật của cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo.
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Đáp án Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU
Nội dung/câu |
ĐÁP ÁN |
ĐIỂM |
HƯỚNG DẪN CHẤM |
1. Đọc hiểu |
|
2 |
|
1 |
B |
0,5 |
Khoanh đúng vào đáp án được 0,5 điểm |
2 |
D |
0,5 |
Khoanh đúng vào đáp án được 0,5 điểm |
3 |
B |
0,5 |
Khoanh đúng vào đáp án được 0,5 điểm |
4 |
B |
0,5 |
Khoanh đúng vào đáp án được 0,5 điểm |
2. Luyện từ và câu |
|
4 |
|
5 |
Trái nghĩa: lùn, thấp, trũng Đặt câu với từ trái nghĩa: - Dung vừa đọc câu chuyện Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn. - Em thấp hơn bạn Vân 5cm. - Một đêm không ngủ khiến đôi mắt em trũng sâu.
|
2 |
|
6 |
a) to lớn, to tướng, to tát , vĩ đại,... (Nghĩa chung: Có kích thước, cường độ quá mức bình thường ) b) siêng năng, chịu khó, cần cù, chuyên cần,... (Nghĩa chung: Làm nhiều và làm đều đặn một việc gì đó) |
2 |
|
B. Tập làm văn (4 điểm)
Gợi ý bài làm số 1:
Vào sáng sớm hay lúc chiều hoàng hôn, quần đảo Trường Sa đều được soi chiếu chói lọi bởi ánh Mặt Trời chiếu lên mặt biển. Những đợt sóng lăn tăn, những gợn, những đợt lấp la lấp lánh ánh Mặt Trời như kim cương rơi vào lòng biển rồi vỡ tan. Gió trên biển cũng thật khắc nghiệt, những đợt gió cả ngày cứ liên tục thổi vào các đảo, gió không ngừng như những đợt sóng vỗ bờ. Nhất là vào ngày mưa bão, gió thường rất to và đem theo mưa nhiều. Có khi gió quật đổ cây, tốc mái nhà. Do vậy, các chiến sĩ và người dân trên các đảo phải gia cố, nẹp và đổ rào quanh gốc cây. Có lẽ rễ cây cũng hiểu chuyện, lo lắng mà đâm rễ thật sâu vào lòng đất trên đảo. Thời tiết trên đảo chuyển mình rõ nhất có lẽ là hai mùa trong năm: mùa mưa và mùa khô. Tương tự như mùa mưa và mùa khô trên đất liền, ở đảo mùa khô cũng ít mưa, mùa mưa thì mưa rất nhiều, mưa như trút nước. Nơi đây thật sự rất khắc nghiệt.
Gợi ý bài làm số 2:
Biển Nhật Lệ về đêm có một vẻ đẹp khác hẳn với buổi chiều. Đêm khuya, nước biển dạn dĩ hơn, lân la vào sâu thêm. Từng đợt sóng kéo nhau trèo lên bờ cát, nghe oàm oạp. Mặt biển chuyển màu đen huyền bí, sâu thẳm như màn trời. Nhìn ra xa, chẳng biết đâu là chân trời cả. Những cột đèn điện và cả trăng sao hắt xuống mặt nước những quầng vàng bạc, lóng lánh như ai vừa đổ xuống đây cả một trời châu báu. Gió thổi qua những tán dừa trên cao, nghe xì xào xì xào. Lá dừa trong đêm tối, chỉ thấy một màu đen tù mù, cắt lên nền trời đêm những vệt cắt lớn. Bờ biển ban đêm có lác đác người qua lại. Họ đi chậm, nói nhỏ, tiếng họ bị gió biển và sóng đêm át hết cả. Vô hình chung tạo nên một bãi biển về đêm trầm tư, yên tĩnh đến lạ kì.
Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Đề số 3
(Bộ sách: Kết nối tri thức)
Thời gian làm bài: .... phút
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Một chiều cuối thu
Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.
Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn về chốn xa xăm, mơ màng nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ.
Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.
Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta những mùa thu đã qua.
Tôi đứng tựa vai vào cây bạch đàn, nghe tiếng gỗ thì thầm những điều bí ẩn của mùa thu. Và nhìn lên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai:
Khói về rứa ăn cơm với cá
Khói về ri lấy đá đập đầu
Chúng cứ hát mãi, hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông…
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 1 (0,5 điểm). Những con vật nào xuất hiện trong đoạn văn trên.
A. Cò, bò, cá
B. Cò, cá, chim
C. Bò, cá, chuột
D. Đáp án A, B và C
Câu 2 (0,5 điểm). Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn đầu của văn bản?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Đáp án A, B và C
Câu 3 (0,5 điểm). Sự vật nào không được nhắc đến ở đoạn văn trên?
A. Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng
B. Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ
C. Những chú chim non bay lượn trên bầu trời cao rộng
D. Bầu trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao.
Câu 4 (0,5 điểm). Câu “Khói về rứa ăn cơm với cá/ Khói về ri lấy đá đập đầu” thuộc thể loại gì?
A. Thơ lục bát
B. Đồng dao
C. Thành ngữ
D. Câu ca dao, tục ngữ
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5: Cho đoạn văn sau:
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
(trích Dế Mèn phiêu lưu kí)
Em hãy tìm các động từ, tính từ, danh từ có trong đoạn văn trên rồi điền vào bảng sau:
Danh từ |
Tính từ |
Động từ |
............. |
............. |
............. |
Câu 6 (2,0 điểm). Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu, yêu cầu có sử dụng ít nhất 1 động từ
a, Vì trời mưa to nên …………………………………………………................................................
b, Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện thì ……………………………................................
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………….....................
…………………………………………………………………………………………….....................
…………………………………………………………………………………………….....................
…………………………………………………………………………………………….....................
…………………………………………………………………………………………….....................
…………………………………………………………………………………………….....................
…………………………………………………………………………………………….....................
…………………………………………………………………………………………….....................
Đáp án Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
A | B | C | B |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5: (2 điểm)
Danh từ |
Tính từ |
Động từ |
chiếc vuốt, ngọn cỏ, nhát dao, đôi cánh, cái áo, chấm đuôi |
lợi hại, phanh phách, gãy rạp, ngắn, hủn hoẳn, dài, kín, phành phạch, giòn giã, rung rinh, màu nâu, bóng mỡ, ưa nhìn |
thử, co cẳng, đạp, lia, vũ, đi, soi gương |
Câu 6: (2 điểm)
a, Vì trời mưa to nên em ở nhà làm bài tập, không đi chơi nữa.
b, Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện thì hôm nay em đã đi học đúng giờ.
B. Tập làm văn (4 điểm)
Bài mẫu 1: Bãi biển Nha Trang
Nhắc đến những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, không thể không nhắc đến Nha Trang, thành phố biển xinh đẹp với bờ cát trắng mịn trải dài, nước biển xanh ngọc bích và những hàng dừa cao vút.
Mùa hè vừa qua, em đã có dịp cùng gia đình đến Nha Trang du lịch. Ngay khi đặt chân đến đây, em đã bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp của biển trời nơi đây. Bầu trời xanh trong vắt, không một gợn mây, điểm xuyết những đám mây trắng bồng bềnh như những chiếc kẹo bông. Bãi biển Nha Trang trải dài với bờ cát trắng mịn. Bờ biển thoai thoải, nước biển trong xanh, mát lạnh. Mặt biển xanh ngọc bích, phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ. Dưới ánh nắng mặt trời chói chang, những tia nắng lấp lánh như hàng ngàn viên kim cương lấp lánh trên mặt nước. Những con sóng vỗ rì rào vào bờ, tạo nên một bản giao hưởng tuyệt vời của thiên nhiên, cuốn đi những muộn phiền của cuộc sống.
Dọc theo bờ biển, những hàng dừa cao vút nghiêng mình soi bóng xuống mặt nước. Những tàu lá dừa xanh mướt rì rào trong gió, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, trữ tình.
Trên bãi biển, có rất nhiều người đang tắm biển, vui đùa với những con sóng. Những em bé tung tăng chạy nhảy trên bờ cát, xây những lâu đài cát. Những du khách nước ngoài nằm dài trên bãi biển, tận hưởng ánh nắng mặt trời và làn gió biển mát mẻ.
Bãi biển Nha Trang không chỉ đẹp bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn đẹp bởi con người nơi đây. Người dân Nha Trang rất hiếu khách và thân thiện. Họ luôn nở nụ cười trên môi, nhiệt tình chào đón du khách.
Nha Trang đã để lại trong em những ấn tượng khó phai. Em sẽ mãi nhớ về những ngày tháng vui vẻ bên gia đình tại thành phố biển xinh đẹp này. Nếu bạn có cơ hội, hãy đến và khám phá những cảnh biển đảo tuyệt đẹp của Việt Nam. Chắc chắn bạn sẽ không phải thất vọng.
Bài mẫu 2: Vẻ đẹp hoang sơ của đảo Lý Sơn
Lý Sơn, hòn đảo nhỏ bé nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và những sản vật biển quý hiếm.
Mùa hè năm ngoái, em đã có dịp cùng bạn bè đến Lý Sơn du lịch. Ngay khi đặt chân lên đảo, em đã bị choáng ngợp bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ nơi đây. Núi Thới Lới cao chót vót, sừng sững giữa trời xanh, là biểu tượng của hòn đảo. Dưới chân núi, những cánh đồng em xanh mướt trải dài, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Bãi biển Lý Sơn không dài, nhưng vô cùng hoang sơ và sạch đẹp. Cát ở đây trắng mị, nước biển xanh ngọc bích, trong vắt đến nỗi có thể nhìn thấy những đàn cá tung tăng bơi lội. Dọc theo bờ biển, những rặng dừa xanh rì rào trong gió, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, trữ tình.
Điều khiến em ấn tượng nhất ở Lý Sơn chính là những hang động kỳ vĩ. Mỗi hang động đều mang một vẻ đẹp riêng, khiến du khách không thể nào rời mắt.
Ngoài ra, Lý Sơn còn nổi tiếng với những sản vật biển quý hiếm như tỏi Lý Sơn, hành tím Lý Sơn, mực Lý Sơn,... Du khách đến đây có thể mua những sản vật này về làm quà cho người thân và bạn bè.
Lý Sơn không chỉ đẹp bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn đẹp bởi con người nơi đây. Người dân Lý Sơn rất hiếu khách và thân thiện. Họ luôn nở nụ cười trên môi, sẵn sàng giúp đỡ du khách.
Chuyến du lịch Lý Sơn đã để lại trong em những ấn tượng khó phai. Em sẽ mãi nhớ về hòn đảo hoang sơ, hùng vĩ và những con người thân thiện nơi đây.
Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Đề số 4
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Mùa thảo quả
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại tiếp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
(Theo Ma Văn Kháng)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Sự sinh sôi nảy nở và phát triển mạnh mẽ của cây thảo quả.
B. Hương thơm đậm và bao trùm không gian của thảo quả chín.
C. Sự khâm phục trước tốc độ phát triển nhanh chóng của cây thảo quả.
D. Sự phát triển của thảo quả và vẻ đẹp của rừng vào mùa thảo quả chín.
Câu 2. Cặp từ đồng nghĩa trong câu “Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả này dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.” là:
A. tiếp tục, nảy
B. sự sống, lặng lẽ
C. âm thầm, lặng lẽ
D. tiếp tục, lăng lẽ
Câu 3. Từ nào dưới dây không cùng nhóm với ba từ còn lại?
A. ẩm ướt
B. hương thơm
C. ngây ngất
D. chon chót
Câu 4. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn “Thảo quả như những đốm lửa hồng.” là:
A. đảo ngữ
B. so sánh
C. nhân hóa
D. so sánh, nhân hóa
Câu 5. Từ “hắt” trong câu “Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.” thuộc từ loại nào?
A. động từ
B. danh từ
C. tính từ
D. đại từ
Câu 6. Từ “nhấp nháy” được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên nhằm thể hiện điều gì?
A. Thảo quả chín rất nhanh và đột ngột.
B. Những đốm lửa sáng lên rồi vụt tắt ở trong rừng thảo quả.
C. Vẻ đẹp lóe sáng như những ngọn lửa của thảo quả chín.
D. Ánh mắt nháy liên tục do gặp phải ánh sáng chói lóa.
Câu 7. Đặt 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa gốc và 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa chuyển ?
......................................................................................................................................................
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả: Nghe - viết
Cánh đồng hoa
Các bạn nhỏ chụm đầu bàn tính và quyết tâm cải tạo đồng cỏ. Biết ý tưởng dó, nhiều cô bác trong làng đã hưởng ứng. Họ hồ hởi cùng các bạn bắt tay vào dọn rác, xới đất, gieo hạt, trồng cây; ngày ngày tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu. Cây đâm chồi, nảy lộc, rồi như nở những bông hoa đầu tiên. Ba tháng sau, hoa đã đua nhau khoe sắc: cúc bách nhật tím lịm, cúc vạn thọ vàng tươi, mào gà đỏ thắm,... Quả nhiên, không thấy ai đến đây đổ rác nữa. Nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muộn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng.
Với cánh đồng hoa xinh đẹp, ngôi làng trở nên nổi tiếng, đón nhiều khách tới tham quan. Các bạn nhỏ và dân làng cười vui. Cánh đồng hoa cũng như dạng vui cười hạnh phúc.
II. Tập làm văn: Em hãy viết bài văn tả một cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Đáp án Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1.
Đáp án D.
Câu 2.
Đáp án C.
Câu 3.
Đáp án B.
Câu 4.
Đáp án B.
Câu 5.
Đáp án A.
Câu 6.
Đáp án C.
Câu 7.
- Từ “xuân” mang nghĩa gốc:
Mùa xuân đến, cây hoa đào ở vườn nhà bà em lại tưng bừng khoe sắc.
- Từ “xuân” mang nghĩa chuyển:
Mặc dù đã sáu mươi tuổi nhưng bác Hồng trông vẫn còn xuân lắm!
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức đoạn văn.
- Không mắc các lỗi chính tả, trình bày đẹp, sạch sẽ.
II. Tập làm văn.
Dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích:
- Cảnh gì? Ở đâu?
- Em đến vào dịp nào?
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Không gian, màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào?
b) Tả chi tiết:
- Liệt kê nội dung miêu tả theo một trong các trình tự:
+ Theo không gian: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải,..
+ Theo thời gian: Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm,...).
+ Theo không gian kết hợp với thời gian: Tả sự đổi thay đổi của từng sự vật, hiện tượng... trong những thời điểm khác nhau.
Lưu ý:
– Đặc điểm của phong cảnh cần được cảm nhận bằng nhiều giác quan.
– Tập trung miêu tả những sự vật, hiện tượng,... nổi bật.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...).
Tham khảo bài viết:
Quê ngoại của em là một ngôi làng nhỏ bình dị nằm dưới chân núi. Khung cảnh đẹp nhất ở đây trong lòng em chính là cánh đồng cỏ rộng lớn ở phía cuối làng.
Cánh đồng cỏ nằm ở phía cuối làng, kẹt giữa hai ngọn đồi lớn. Ngăn cách giữa đồng cỏ và xóm làng là một con sông nhỏ, lòng sông rộng chừng 2m, nước chỉ sâu chừng ngang hông. Cỏ ở đây là cỏ mần trầu - một loại cỏ dại rất khỏe và dẻo dai. Quanh năm dù mưa hay nắng, nóng hay lạnh thì chúng cũng luôn tươi tốt, chẳng cần ai chăm sóc. Không rõ có phải do đất đai ở đây tốt hay không, mà có mần trầu mọc rất cao và dày, hơn hẳn những nơi em từng đến. Những cây cỏ mần trầu có lá dài bằng cả hai gang tay, màu xanh sẫm. Chúng mọc sát nhau, chi chít đến mức nhìn từ xa cứ như một tấm thảm màu xanh sẫm mà người trời đánh rơi xuống. Mỗi khi có gió nổi lên, lá cỏ đung đưa mạnh mẽ, phô diễn sự mảnh mai và uyển chuyển của mình. Chúng chạm vào nhau, tạo nên bản nhạc rào rào tưởng chừng như khúc hát của tự nhiên. Không khí ở đồng cỏ rất trong lành và thoáng đãng, lại mát mẻ, dễ chịu. Mùa hè, người dân trong làng rất thích kéo nhau ra sông tắm mát, ngắm cảnh đồng cỏ, hoặc đơn giản chỉ là ngồi hóng mát. Còn trẻ con thì phẩn khởi thả diều, đuổi nhau ầm ĩ.
Sự bình yên và dung dị ấy khiến cánh đồng cỏ trở nên đẹp lạ kì trong kí ức của em. Mà dù đi đến nhiều nơi xa khác, em cũng chỉ muốn trở về thăm nơi đây thêm lần nữa.
Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Đề số 5
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Cậu bé dũng cảm
Một cậu bé mười tuổi rất hiếu động, nghịch ngợm. Một hôm cha cậu được người ta tặng cho một chiếc rìu. Vô cùng thích thú với chiếc rìu sáng loáng, cậu bé liền nảy ra một ý nghĩ: “Hay là mình chặt thử cây anh đào này đi, coi thử chiếc rìu này có bén không.”.
Nghĩ vậy cậu bé cầm chiếc rìu và bắt đầu chặt nhánh đầu tiên. Nhánh cây đứt ra nhẹ nhàng. Cậu bé thích thú chặt tiếp nhánh thứ hai… rồi nhánh thứ ba… Chỉ trong thoáng chốc, cây anh đào đang ra quả đã bị đốn hạ hoàn toàn.
Người cha trở về nhà phát hiện ra sự việc, đã rất tức giận. Vì đây là cây anh đào mà ông vô cùng yêu quý.
Ông giận dữ la lớn:
- Ai đã chặt cây anh đào?
Trước sự tức giận thể hiện rõ trên gương mặt người cha, cậu bé run lên vì sợ. Cậu ngước lên nhìn khuôn mặt của cha mình, ngay lúc này chỉ thấy sự nghiêm nghị và phẫn nộ ở trên đó, hoàn toàn không thấy sự dịu dàng như mọi ngày. Cậu rụt rè nói:
- Thưa cha, chính con đã chặt nó. Con xin lỗi cha.
Người cha thấy con đang run lên vì sợ hãi nên dịu giọng nói:
- Nếu con đã sợ hãi như vậy, tại sao con không chối?
Cậu bé ngẩng mặt lên và nói:
- Thưa cha, con đã phạm lỗi rồi mà còn che giấu lỗi của mình nữa là rất hèn hạ. Con không thể nói dối cha được.
Nghe câu nói đầy bất ngờ của cậu con trai, người cha ngạc nhiên đến sững sờ. Ông không thể nghĩ một đứa trẻ khi thấy cha mình tức giận như vậy lại không hề tìm cách chối tội mà dũng cảm thừa nhận sai lầm của mình và còn khẳng định “Con không thể nói dối cha được.”.
Sau đó, ông đã ngồi xuống bên cạnh cậu con trai của mình, ôm cậu vào lòng rồi nói:
- Sự trung thực của con đáng giá gấp ngàn lần cây anh đào đó con ạ.
(Phỏng theo Vạn điều hay)
Cậu bé trong câu chuyện chính là vị tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kì - Tổng thống Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn (1732-1799).
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Cậu bé muốn chặt cây anh đào để làm gì?
A. Để đốn hạ nó.
B. Để thử xem rìu có sắc bén không.
C. Để xem phản ứng của cha cậu thế nào.
D. Để hái được những quả anh đào.
Câu 2. Chi tiết nào không cho thấy cậu bé rất thích thú với trải nghiệm này?
A. Chặt tiếp nhánh thứ hai…rồi nhánh thứ ba…
B. Ngắm chiếc rìu sáng loáng.
C. Hiếu động, nghịch ngợm.
D. Coi thử chiếc rìu này có bén không.
Câu 3. Khi phát hiện cây anh đào bị đốn hạ hoàn toàn, người cha tỏ thái độ thế nào?
A. Dịu dàng như mọi khi.
B. Ngạc nhiên đến sững sờ.
C. Dịu giọng hơn.
D. Tức giận rõ rệt.
Câu 4. Trước thái độ của cha, cậu bé đã làm gì?
A. Nhận lỗi và xin lỗi cha.
B. Xin trồng lại cây anh đào.
C. Tìm cách chối tội.
D. Im lặng không nói gì.
Câu 5. Theo em, vì sao người cha rất vui và hài lòng về con trai của mình?
...................................................................................................................................................
Câu 6. Em hãy tìm 2-3 từ đồng nghĩa cho các từ sau:
a. nghịch ngợm
b. ngạc nhiên
c. tức giận
Câu 7. Đọc câu chuyện này, em liên tưởng đến câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây?
A. Trẻ cậy cha, già cậy con.
B. Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ.
C. Một điều nhịn, chín điều lành.
D. Thật thà là cha quỷ quái
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả: Nghe - viết
Lương Ngọc Quyến
Lương Ngọc Quyến là con trai nhà yêu nước Lương Văn Can. Nuôi ý chí khôi phục non sông, ông tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp. Ông bị giặc bắt đưa về nước. Chúng khoét bàn chân ông, luồn dây thép buộc chân vào xích sắt. Ngày 30 – 8 – 1917, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ. Lương Ngọc Quyến được giải thoát và tham gia chỉ huy nghĩa quân. Ông hi sinh, nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
Theo Lương Quân
II. Tập làm văn: Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài Bốn mùa trong ánh nước.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Đáp án Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1.
Đáp án B.
Câu 2.
Đáp án C.
Câu 3.
Đáp án D.
Câu 4.
Đáp án C.
Câu 5.
Mặc dù cậu bé đã làm một việc sai trái, nhưng cậu đã dũng cảm thừa nhận lỗi lầm của mình thay vì chối bỏ nó. Điều này đã khiến cho người cha thấy hạnh phúc và tự hào về cậu bé.
Câu 6.
a. nghịch ngợm: tinh quái, phá phách
b. ngạc nhiên: kinh ngạc, bất ngờ, sửng sốt
c. tức giận: giận dữ, khó chịu, bực bội
Câu 7.
Đáp án D.
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức đoạn văn.
- Không mắc các lỗi chính tả, trình bày đẹp, sạch sẽ.
II. Tập làm văn
Bài làm số 1:
Mở bài gián tiếp: Truyền thuyết kể lại rằng, Hồ Hoàn Kiếm là nơi trao trả gươm thần của nhà vua Lê Thái Tổ cho rùa thần, sau khi mượn gươm của cụ rùa để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Đến nay, Hồ Hoàn Kiếm vẫn còn đó như chứng nhân lịch sử vĩ đại, một di tích được nhiều người biết đến. Sự tích cụ rùa và nhà vua như gieo mình vào nước hồ, cảnh vật, làm cho nơi đây từ ngọn cỏ, hàng cây, nước hồ đều trong xanh, gợn sóng.
Kết bài mở rộng: Từng ánh nước của hồ Hoàn Kiếm có biết bao người đã ngắm, từng bóng cây nơi này có biết bao người đã ngồi hóng mát, nghỉ ngơi và thầm nghĩ về cuộc sống của mình ở một góc nhỏ nào trên trái đất này. Câu chuyện sự tích hồ Hoàn Kiếm sẽ mãi còn đó, nghĩ về chuyện xưa để yêu hồ Hoàn Kiếm, nhìn hồ mà hi vọng tương lai tươi sáng đều là điều ai cũng mong muốn.
Bài làm số 2:
- Mở bài gián tiếp:
Trong lòng mỗi người dân Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một điểm du lịch nổi tiếng, mà còn là biểu tượng của sự thanh bình và tĩnh lặng giữa bối cảnh sống náo nhiệt của thành phố. Nơi đây không chỉ là nơi giao thoa giữa thiên nhiên và con người mà còn là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn tìm lại bình yên và cảm nhận những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc sống.
- Kết bài mở rộng:
Thật không ngạc nhiên khi hồ Hoàn Kiếm được mệnh danh là "trái tim của Hà Nội", với một vẻ đẹp đa dạng và phong phú theo từng mùa trong năm. Hãy dành một chút thời gian để đắm chìm trong cảnh đẹp bất tận của hồ Hoàn Kiếm, và hãy để những khoảnh khắc tĩnh lặng đó làm dịu đi mọi lo âu và phiền muộn trong cuộc sống.
Cùng luyện tập thêm:
Ma trận đề thi giữa học kì 1 lớp 5
Đề thi giữa kì 1 lớp 5 - Tải nhiều
Đề giữa kì 1 lớp 5 môn Toán
Đề giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
Đề giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Anh
Đề giữa kì 1 lớp 5 môn Sử - Địa
Đề giữa kì 1 lớp 5 môn Khoa học
Đề giữa kì 1 lớp 5 môn Công nghệ
Đề giữa kì 1 lớp 5 môn Tin Học
Tham khảo thêm
Đề thi giữa kì 1 tiếng Anh lớp 5 i-Learn Smart Start - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Tin học lớp 5 Cánh Diều
Bộ đề thi giữa kì 1 môn Tin học lớp 5 năm 2024 - 2025
Bộ 12 đề thi giữa kì 1 lớp 5 tiếng Anh năm 2024 - 2025
Đề thi giữa kì 1 tiếng Anh 5 Wonderful World - Đề số 1
Bộ đề thi giữa kì 1 tiếng Anh lớp 5 i-Learn Smart Start
Đề thi giữa kì 1 Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa kì 1 tiếng Anh 5 Wonderful World - Đề số 2
Đề cương giữa kì 1 tiếng Anh 5 Wonderful world
Đề thi giữa học kì 1 Toán lớp 5 sách Cánh Diều Có đáp án và ma trận