Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 Cánh Diều năm 2024 - 2025
Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 Cánh Diều năm 2024 - 2025 môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Công nghệ, Lịch sử - Địa lí, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình.
Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 Cánh Diều năm 2024 - 2025
1. Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Vịnh Hạ Long
Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người . Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vòng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
(Theo Thi Sảnh)
Câu 1: (0,5 điểm). Tác giả miêu tả Vịnh Hạ Long vào mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân, mùa hè.
B. Mùa hè, mùa đông, mùa thu.
C. Bốn mùa.
D. Mùa hè, mùa đông.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, nét duyên dáng của Hạ long được thể hiện ở đâu?
A. Tươi mát của dòng nước, rạng rỡ của đất trời.
B. Rạng rỡ ở đất trời.
C. Tươi mát của dòng nước, rạng rỡ của thiên nhiên.
D. Những quần đảo hùng vĩ và rực rỡ.
Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả, Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa nào? Vì sao?
A. Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa xuân. Vì đó là mùa sương và cá mực.
B. Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa hè. Vì nó hội tụ tất cả những âm thanh đi theo tiếng gió vang vọng về.
C. Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa thu. Vì đó là mùa trăng biển, tôm he… đã tạo nên một Hạ Long thơ mộng, dịu dàng.
D. Mùa nào thì vịnh Hạ Long cũng đều quyến rũ theo một nét riêng.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, vì sao nói “Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về”?
A. Vì tác giả nhắc đến nhiều âm thanh của tự nhiên, của sự vật, của sự sống của con người. Cho nên tất cả những điều ấy đã làm nên những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về.
B. Vì đó là những âm thanh của gió bao trùm cả Vịnh Hạ Long.
C. Đó chính là những âm thanh của tiếng sóng vỗ biển cả, tiếng ve ran trên mọi nẻo đường.
D. Là tiếng của những đoàn thuyền ra khơi đánh cá trở về.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ in đậm dưới đây:
a. Ngày ngày mặt trời (1) đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ.”
b. “Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân (2)”
…………………………………………………………………………………………
Câu 6 (2,0 điểm) Tìm vị trí có thể thêm dấu gạch ngang trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó:
"Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây: trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền; khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt; khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm."
………………………………………………………………………………………….........................
………………………………………………………………………………………….........................
………………………………………………………………………………………….........................
………………………………………………………………………………………….........................
II. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn tả người bạn thân nhất của em.
………………………………………………………………………………………….........................
………………………………………………………………………………………….........................
………………………………………………………………………………………….........................
………………………………………………………………………………………….........................
………………………………………………………………………………………….........................
………………………………………………………………………………………….........................
………………………………………………………………………………………….........................
………………………………………………………………………………………….........................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
I. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
C | A | B | A |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:
a. Mặt trời (1) là nghĩa gốc.
Mặt trời (2) là nghĩa chuyển.
b. Xuân (1) là nghĩa gốc.
Xuân (2) là nghĩa chuyển.
Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:
Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:
+ Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.
+ Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng.
+ Chảy cuộn dây trong quạt; khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
II. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (4,0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu về người bạn thân nhất của em. B. Thân bài (1,5 điểm) - Miêu tả ngoại hình của bạn: + Dáng người, đôi mắt, khuân mặt… của bạn như thế nào? + Nước da của bạn ra sao? + Bạn thường hay mặc quần áo như thế nào? - Tả tính cách của bạn: + Bạn là một người như thế nào? + Bạn đối xử với em ra sao? (cách bạn thể hiện lời nói, hành động giúp đỡ, quan tâm em…) + Đối với các bạn như thế nào? + Với gia đình bạn là người con như thế nào? + Đối với mọi người xung quanh bạn cư xử ra sao? - Kỉ niệm của em với bạn: + Em có những kỉ niệm gì với bạn? Có kỉ niệm nào mà em nhớ nhất? + Vì sao em nhớ kỉ niệm đó nhất? + Cảm xúc của em khi nhớ về kỉ niệm đó? C. Kết bài (0,5 điểm) - Nêu lên tình cảm của em đối với bạn. - Những lời nói, gửi gắm cho người bạn ấy. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 1 | 1 | 4 | 0 | 2,0 | |||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 0 | 2 | 4,0 | ||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 4,0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | 7 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 2,0 | 0,5 | 4,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 2,5 25% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ câu 1 – Câu 4 | 4 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được tác giả miêu tả Hạ Long vào màu nào trong năm. - Xác định nét duyên dáng của Hạ Long được thể hiện ở đâu. | 2 | C1, 2 | ||
Kết nối | - Xác định được Hạ Long quyến rũ hơn cá vào mùa nào và giải thích được vì sao tác giả nói thế. | 1 | C3 | |||
Vận dụng | - Hiểu và nêu được nghĩa của câu. | 1 | C4 | |||
Câu 5 – Câu 6 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Tìm được từ đa nghĩa trong câu. | 1 | C5 | ||
Kết nối | - Hiểu nghĩa và sử dụng được từ đồng nghĩa để đặt câu. | 1 | C6 | |||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 7 | 1 | |||||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Tả được ngoại hình, tính cách của bạn. - Kể được những kỉ niệm của em với bạn - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 | C7 |
2. Đề thi giữa học kì 1 Toán lớp 5 Cánh Diều
I. Phần trắc nghiệm. (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Số “Bảy mươi năm phẩy một trăm ba mươi hai” được viết là: (0,5 điểm)
A. 75,132
B. 75,123
C. 75,213
D. 75,321
Câu 2. Số thập phân tương ứng với phần tô màu trong hình vẽ dưới đây là: (0,5 điểm)
A. 4,6
B. 6,4
C. 0,4
D. 0,6
Câu 3. Trong các số thập phân dưới đây, số lớn nhất là: (0,5 điểm)
A. 80,84
B. 80,804
C. 81,04
D. 81,104
Câu 4. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 24 m, chiều rộng bằng \(\frac{1}{3}\) chiều dài. Tính diện tích mảnh đất đó. (0,5 điểm)
A. 15 m2
B. 432 m2
C. 105 m2
D. 28 m2
Câu 5. Trong các số đo dưới đây, số đo bé nhất là: (0,5 điểm)
A. 470 000 m2
B. 22 ha
C. 68 km2
D. 1 km2
Câu 6. Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 1 km, chiều rộng là 1 200 m. Hỏi diện tích khu vườn đó bằng bao nhiêu héc-ta? (0,5 điểm)
A. 240 ha
B. 2 400 ha
C. 120 ha
D. 24 ha
II. Phần tự luận. (7 điểm)
Bài 1: Đọc các số thập phân sau: (1 điểm)
a) 8,29: …………………………………………………………………………………
b) 3,018: ………………………………………………………………………………..
c) 24,24: ………………………………………………………………………………..
d) 231,01: ………………………………………………...............................................
Bài 2. Viết tiếp vào chỗ trống cho thích hợp. (1 điểm)
Cho biết thời gian chạy 100 m của các bạn như sau:
Tên các bạn | Thủy | Nam | Hoàng | Ngọc |
Thời gian chạy | 15,5 giây | 11,55 giây | 10,45 giây | 13,48 giây |
a) Bạn ………….. chạy nhanh nhất, bạn ………………. chạy chậm nhất.
b) Tên các bạn viết theo thứ tự từ chạy nhanh nhất đến chạy chậm nhất là:
…………………………………………………………………………………………
Bài 3. Viết số thích hợp vào ô trống (2 điểm)
a) Tổng hai số là 456, số lớn gấp 5 lần số bé
Vậy: Số bé là ……….. , số lớn là ………….
b) Hiệu hai số là 95, số bé bằng \(\frac{4}{9}\) số lớn
Vậy: Số bé là ……….., số lớn là ………..
Bài 4. Điền dấu thích hợp (>, <, =) vào chố chấm (1 điểm)
a) 0,032 ha …. 3 200 m2 | b) 2 ha 9 m2 …. 2 900 m2 |
Bài 5. Điền một hoặc nhiều số tự nhiên vào chỗ chấm: (1 điểm)
a) 3,8 < …….…< 5,007 | b) 35,63 < …………. < 36,03 |
Bài 6. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)
Một hình vuông có độ dài cạnh là 57 cm. Diện tích hình vuông đó là ………….. dm2
Đáp án Đề thi giữa kì 1 Toán lớp 5 Cánh Diều
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
A | C | D | B | B | C |
II. Phần tự luận. (7 điểm)
Bài 1.
a) 8,29: Tám phẩy hai mươi chín
b) 3,018: Ba phẩy không trăm mười tám
c) 24,24: Hai mươi tư phẩy hai mươi tư.
d) 231,01: Hai trăm ba mươi mốt phẩy không một.
Bài 2.
a) Bạn Hoàng chạy nhanh nhất, bạn Thủy chạy chậm nhất.
b) Tên các bạn viết theo thứ tự từ chạy nhanh nhất đến chạy chậm nhất là:
Hoàng, Nam, Ngọc, Thủy.
Bài 3.
a) Tổng hai số là 456, số lớn gấp 5 lần số bé
Vậy: Số bé là 76, số lớn là 380.
Hướng dẫn giải:
Số lớn gấp 5 lần số bé hay tỉ số giữa số lớn và số bé là: \(\frac{5}{1}\)
Tổng số phần bằng nhau là:
5 + 1 = 6 (phần)
Giá trị của một phần hay số bé là:
456 : 6 = 76
Số lớn là:
76 × 5 = 380
b) Hiệu hai số là 95, số bé bằng \(\frac{4}{9}\) số lớn
Vậy: Số bé là 76, số lớn là 171
Hướng dẫn giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
9 – 4 = 5
Giá trị của một phần là:
95 : 5 = 19
Số bé là:
19 × 4 = 76
Số lớn là:
19 × 9 = 171
Bài 4.
a) 0,032 ha < 3 200 m2 Giải thích 3 200 m2 = 0,32 ha Vì 0,032 ha < 0,32 ha nên 0,032 ha < 3 200 m2 | b) 2 ha 9 m2 > 2 900 m2 Giải thích 2 ha 9 m2 = 2 × 10 000 m2 + 9 m2 = 20 009 m2 Vì 20 009 m2 > 2 900 m2 nên 2 ha 9 m2 > 2 900 m2 |
Bài 5.
a) 3,8 < 4 và 5 < 5,007 | b) 35,63 < 36 < 36,03 |
Bài 6.
Một hình vuông có độ dài cạnh là 57 cm. Diện tích hình vuông đó là 32,49 dm2
Hướng dẫn giải:
Diện tích hình vuông đó là:
57 × 57 = 3 249 (cm2)
Đổi 3 249 cm2 = 32,49 dm2
3. Đề thi giữa học kì 1 Khoa học lớp 5 Cánh Diều
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1: Trong thí nghiệm thả đất vào cốc nước, ta quan sát thấy xuất hiện những bọt khí nổi lên. Thí nghiệm này chứng tỏ trong đất có thành phần nào?
A. Không khí.
B. Nước.
C. Mùn.
D. Khoáng chất.
Câu 2: Đất xói mòn có đặc điểm gì?
A.Nhiều chất dinh dưỡng và màu mỡ.
B. Mất chất dinh dưỡng, khô cằn, kém màu mỡ.
C. Có nhiều sinh vật có lợi cho đất.
D. Tăng năng suất cây trồng.
Câu 3: Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch?
A. Hỗn hợp cát và sỏi.
B. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.
C. Hỗn hợp dầu ăn và nước.
D. Hỗn hợp nước muối.
Câu 4: Tờ giấy trong trường hợp nào có sự biến đổi hóa học?
A. Đốt cháy.
B. Xé làm nhiều mảnh nhỏ.
C. Gập đôi.
D. Viết chữ lên.
Câu 5: Người ta nhận ra sự biến đổi hóa học nhờ vào
A. sự giữ nguyên tính chất của các chất.
B. sự hòa tan các chất.
C. sự phân bố đều vào nhau.
D. sự thay đổi tính chất của chất.
Câu 6: Người ta sử dụng năng lượng mặt trời vào những việc làm nào sau đây?
A. Phơi thóc.
B. Hệ thống pin Mặt Trời.
C. Làm muối.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Nguồn năng lượng được sử dụng trong vận hành Nhà máy nhiệt điện là gì?
A. Mặt trăng.
B. Mặt trời.
C. Gió.
D. Chất đốt,
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 8 (1 điểm). Nêu một số nguyên nhân gây xói mòn đất ?
Câu 9 (1 điểm). Nêu 2 ví dụ về biến đổi hóa học của chất trong đời sống hàng ngày.
Câu 10 (1 điểm). Khi đạp xe nhanh trong khoảng 30 phút em cảm thấy thế nào? Nguồn năng lượng nào làm cho xe đạp chuyển động?
Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
A | B | D | A | D | D | D |
II. Phần tự luận
Câu 8 (1 điểm)
- Một số nguyên nhân gây xói mòn đất:
+ Mưa lớn kéo dài.
+ Chặt phá rừng.
+ Địa hình dốc.
…
Câu 9 (1 điểm).
Ví dụ:
- Đốt cháy cồn;
- Hiện tượng cơm bị thiu;
- Đốt cháy khí gas để đun nấu …
Câu 10 (1 điểm).
Khi đạp xe nhanh trong khoảng 30 phút, em cảm thấy mệt mỏi. Nguồn năng lượng làm cho xe đạp chuyển động là năng lượng cơ học được truyền từ chân em thông qua bánh xe. Năng lượng của em được lấy từ thức ăn và nước em tiêu hóa, biến thành năng lượng cần thiết cho cơ thể vận động.
4. Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử - Địa lí lớp 5 Cánh Diều
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là tháp Chăm-pa tiêu biểu?
A. Tháp Khương Mỹ.
B. Tháp Nhạn.
C. Tháp Mỹ Sơn.
D. Tháp Bánh Ít.
Câu 2 (0,5 điểm). Lượng nước sông của nước ta thay đổi theo yếu tố nào?
A. Theo khí hậu vùng miền.
B. Địa hình Bắc - Nam.
C. Mùa trong năm.
D. Tháng trong năm.
Câu 3 (0,5 điểm). Đội Hoàng Sa và Bắc Hải được thành lập dưới thời nào?
A. Chúa Trịnh.
B. Vua Lý.
C. Vua Lê.
D. Chúa Nguyễn.
Câu 4 (0,5 điểm). Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
A. 54
B. 55.
C. 56
D. 53.
Câu 5 (0,5 điểm). Việt Nam tiếp giáp với vùng biển nào?
A. Biển đen.
B. Biển Bắc.
C. Biển Đông.
D. Biển Đỏ.
Câu 6 (0,5 điểm). Sự thành lập của đất nước Phù Nam gắn với truyền thuyết nào?
A. Mai An Tiêm.
B. Trọng Thủy và Mị Châu.
C. Chử Đồng Tử và Tiên Dung.
D. Hỗn Điền và Liễu Diệp.
Câu 7 (0,5 điểm). Dân số nước ta đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á?
A. 4
B. 3
C. 5.
D. 6.
Câu 8 (0,5 điểm). Đất nước Phù Nam tồn tại đến khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ X.
B. Thế kỉ VII.
C. Thế kỉ III.
D. Thế kỉ V.
Câu 9 (0,5 điểm). Các dãy núi nước ta có hướng nào?
A. Tây Bắc – Đông Bắc.
B. Tây Nam – Đông Bắc.
C. Đông Bắc – Tây Nam.
D. Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 10 (0,5 điểm). Bờ biển của Việt Nam dài bao nhiêu ki-lô-mét?
A. 2630 km.
B. 2360 km.
C. 3260 km.
D. 3620 km.
Câu 11 (0,5 điểm). Việt Nam tham gia Công ước về Luật Biển năm nào?
A. 1982
B. 1983.
C. 2002.
D. 1995.
Câu 12 (0,5 điểm). Ai là người đứng đầu của nhà nước Âu Lạc?
A. Hùng Vương.
B. An Dương Vương.
C. Kinh Dương Vương.
D. Hùng Hiền Vương.
Câu 13 (0,5 điểm). Sự xuất hiện của nhà nước Văn Lang được phản ánh qua truyền thuyết nào?
A. Sơn Tinh Thủy Tinh
B. Con Rồng cháu Tiên
C. Thánh Gióng.
D. Thành Cổ Loa
Câu 14 (0,5 điểm). Lễ Khao lề thế lính được tổ chức ở đâu?
A. Đảo Lý Sơn.
B. Đảo Hải Nam.
C. Đảo Nam Ngư.
D. Đảo Sơn Trà.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nêu một số bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy giới thiệu đôi nét về kiến trúc của tháp Nhạn.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | B | C | D | A | C | D | B |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | B | D | C | A | B | B | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | - Từ thế kỉ XVII, chúa Nguyễn đã cho lập Đội Hoàng Sa, sau đó lập thêm Đội Bắc Hải để khai thác sản vật và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Sang thế kỉ XIX, hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được Triều Nguyễn thực hiện với các hoạt động như: cứu nạn tàu thuyền, thu thuế, trồng cây, lập bia chủ quyền,.... - Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp cho dựng bia chủ quyền, lập đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Hiện nay, Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực thi các biện pháp toàn diện nhằm bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông như: ban hành các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền, tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường an ninh quốc phòng trên biển..... | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (1,0 điểm) | - Một trong những đền tháp Chăm-pa tiêu biểu là Tháp Nhạn, được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi thuộc thành phố Tuy Hoà (Phú Yên). - Tháp Nhạn có mặt bằng hình vuông, cao gần 20 m, cấu trúc thành ba phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp. Để tháp hình khối hộp vuông, cửa tháp quay về hướng đông, ba mặt còn lại của thân tháp là cửa giả. Cột góc của tháp hình khối vuông. Mái tháp gồm 3 tầng thu nhỏ lên trên. Vật liệu xây dựng tháp chủ yếu là gạch có màu đỏ, vàng nhạt. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam. | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 3. Biển, đảo Việt Nam. | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 2,5 | |||
Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 5. Nước Văn Lang, Âu Lạc. | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 6. Vương quốc Phù Nam | 1 | 1 | 2 | 0 | 2,0 | ||||
Bài 7. Vương quốc Chăm-pa. | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 4 | 1 | 2 | 0 | 14 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 4,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 6,0 60% | 3,0 30% | 1,0 10% | 10,0 100% | 10,0 100% |
Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. | Nhận biết | - Nhận biết được Việt Nam giáp với Biển Đông. | 1 | C5 | ||
Kết nối | - Nắm được bờ biển Việt Nam dài 3260 km. | 1 | C10 | |||
Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam. | Nhận biết | - Nhận biết được lượng nước các sông của nước thay đổi theo mùa. | 1 | C2 | ||
Vận dụng | - Nắm được các dãy núi nước ta có hướng Tây Bắc – Đông Nam. | 1 | C9 | |||
Bài 3. Biển, đảo Việt Nam. | Nhận biết | - Nhận biết được Đội Hoàng Sa và Bắc Hải được thành lập dưới thời chúa Nguyễn. - Nhận biết được Việt Nam tham gia Công ước Luật Biển năm 1982. - Nêu một số bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. | 2 | 1 | C3 C11 | C1 (TL) |
Kết nối | - Nắm được lễ Khao lề thế lính được tổ chức ở đảo Lý Sơn. | 1 | C14 | |||
Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. | Nhận biết | - Nhận biết dân số nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Nắm được Việt Nam có 54 dân tộc. | 1 | C4 | |||
Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. | Nhận biết | - Nhận biết được người đứng đầu của nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương. | 1 | C12 | ||
Vận dụng | - Hiểu được sự xuất hiện của nhà nước Văn Lang được phản ánh qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. | 1 | C13 | |||
Bài 6. Vương quốc Phù Nam | Nhận biết | - Nhận biết được Sự thành lập của đất nước Phù Nam gắn với truyền thuyết Hỗn Điền và Liễu Diệp. | 1 | C6 | ||
Kết nối | - Nắm được đất nước Phù Nam tồn tại đến khoảng thế kỉ VII. | 1 | C8 | |||
Bài 7. Vương quốc Chăm-pa. | Nhận biết | - Nhận biết được tháp Nhạn là tháp Chăm-pa tiêu biểu. | 1 | C1 | ||
Kết nối | - Em hãy giới thiệu đôi nét về kiến trúc của đền tháp Nhạn. | 1 | C2 (TL) |
5. Đề thi giữa học kì 1 Công nghệ lớp 5 Cánh Diều
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Vai trò của đèn học là gì?
A. Giúp di chuyển.
B. Giúp chiếu sáng.
C. Giúp giải trí.
D. Giúp làm việc nhà.
Câu 2. Sản phẩm nào sau đây giúp liên lạc?
A. Điện thoại.
B. Đèn học.
C. Máy giặt.
D. Xe đạp.
Câu 3. Ai là người sáng chế ra động cơ hơi nước?
A. Giêm Oát.
B. En-ni-ốt Giéc-lít.
C. Giôn Mau-li.
D. A-lếch-xan-đơ Gra-ham Beo.
Câu 4. Năm 1946 sáng chế ra?
A. Động cơ điện.
B. Máy tính điện tử.
C. Điện thoại.
D. Động cơ hơi nước.
Câu 5. Vai trò của máy tính điện tử là gì?
A. Giúp cho việc tính toán.
B. Giúp xử lí dữ liệu nhanh chóng.
C. Giúp xử lí dữ liệu chính xác.
D. Giúp cho việc tính toán, xử lí dữ liệu nhanh chóng và chính xác.
Câu 6. Sáng chế của Các Ben là gì?
A. Bóng đèn sợi đốt.
B. Ô tô chạy bằng xăng.
C. Máy bay.
D. Máy truyền hình.
Câu 7. Đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế là gì?
A. Nhẫn nại.
B. Ý tưởng sáng tạo.
C. Kiên trì.
D. Nhẫn nại, kiên trì, có ý tưởng sáng tạo.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 8 (1 điểm). Hãy trình bày một số mặt trái khi sử dụng công nghệ?
Câu 9 (1 điểm). Sự ra đời của động cơ có vai trò gì?
Câu 10 (1 điểm). Vì sao Các Ben lại được suy tôn là “Ông tổ của ngành sản xuất ô tô”?
ĐÁP ÁN:
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
B | A | A | B | D | B | D |
II. Phần tự luận
Câu 8 (1 điểm).
Mặt trái khi sử dụng công nghệ là:
- Ô nhiễm môi trường.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
- Giảm giao tiếp trực tiếp.
- Phụ thuộc vào công nghệ.
Câu 9 (1 điểm).
Động cơ ra đời thúc đẩy sự phát triển của công nghệ giao thông vận tải.
Câu 10 (1 điểm)
Các Ben được suy tôn là “Ông tổ của ngành sản xuất ô tô” vì: Ông là người chế tạo ra chiếc xe đầu tiên sử dụng động cơ chạy bằng xăng trên thế giới, khởi nguồn cho ngành công nghiệp ô tô của thế giới.