Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025
Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 có đáp án bao gồm nhiều dạng bài tập khác nhau dành cho học sinh lớp 5 giúp các em kiểm tra kiến thức hiệu quả và đạt điểm cao trong kì thi giữa học kì 1 lớp 5. Bộ đề gồm môn Toán, Tiếng Việt, Sử - Địa, Công nghệ, Khoa học.
13 đề thi giữa học kì 1 lớp 5 Chân trời sáng tạo
1. Đề thi Toán lớp 5 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng:
Câu 1: Hai mươi bốn đơn vị, một phần mười, tám phần trăm được viết là?:
A. 24,18
B. 24,108
C. 24,018
D. 24,0108
Câu 2: Phân số \(\frac{65}{100}\) viết dưới dạng số thập phân là:
A. 0,065
B. 0,65
C. 6,05
D. 6,5
Câu 3: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 800 000, quãng đường từ nhà Lan đến trường dài 5 mm. Trên thực tế, quãng đường từ nhà Lan đến trường dài:
A. 4 km
B. 40 km
C. 400 m
D. 8 km
Câu 4: Chữ số 5 trong số thập phân 1942,54 có giá trị là?
A. Phần triệu
B. Phần trăm
C. Phần mười
D. Phần nghìn
Câu 5: 7cm2 9mm2 = ..............cm2 số thích hợp viết vào chỗ chấm là:
A. 79
B. 790
C. 7,09
D. 7900
Câu 6: Chiều dài 30m, chiều rộng 15m. Chu vi của một hình chữ nhật là.
A. 80 m
B. 70 m
C. 90 m
D. 60 m
II. Tự luận
Câu 1: Điền dấu < ; > ; = ; thích hợp vào chỗ chấm:
6 kg 120 g …… 6,2 kg | 10m2 7 dm2 …….. 1070 dm2 | |
3km2 7 ha …….. 37 ha | 87 ha 450 m2 ……. 870 450 m2 | |
140 000 m2 …… 1,4 ha | 2km2 36 m2 ……… 200 036 m2 |
Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1,5 tấn = ……………kg
b) 5000m2 = ………. ha
Câu 3: Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
34,075; 34,175; 34,257; 37,303; 37,329; 37,314
Câu 4: Trang trại nhà bác Minh có 1 270 con gà và vịt. Sau khi bán 150 con gà và 185 con vịt thì số gà còn lại bằng \(\frac{1}{4}\) số vịt. Hỏi ban đầu trang trại nhà bác Minh có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt?
Đáp án Đề thi giữa kì 1 Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo
I. Trắc nghiệm
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | B | A | C | C | C |
II. Tự luận
Câu 1: Điền dấu < ; > ; = ; thích hợp vào chỗ chấm:
6 kg 120 g < 6,2 kg | 10m2 7 dm2 < 1070 dm2 | |
3km2 7 ha > 37 ha | 87 ha 450 m2 = 870 450 m2 | |
140 000 m2 > 1,4 ha | 2km2 36 m2 > 200 036 m2 |
Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1,5 tấn = 1500 kg
b) 5000m2 = 0,5ha
Câu 3: Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
34,075; 34,175; 34,257; 37,303; 37,314; 37,329
Câu 4:
Tổng số gà và số vịt còn lại sau khi bán là:
1 270 – (150 + 185) = 935 (con)
Ta có sơ đồ sau khi bán:
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 4 = 5 (phần)
Giá trị của 1 phần hay số gà sau khi bán là:
935 : 5 = 187 (con)
Số gà ban đầu là:
187 + 150 = 337 (con)
Số vịt ban đầu là:
1 270 – 337 = 933 (con)
Đáp số: Gà: 337 con
Vịt: 933 con
2. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
Cứ hàng năm hàng năm | Tiếng gà trưa (Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh) |
Câu 1 (0,5 điểm). Khổ thơ thứ nhất nói về nội dung gì?
A. Tiếng gà trưa trên đường hành quân.
B. Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu.
C. Tiếng gà trưa gợi những suy tư.
D. Tiếng gà trưa gắn với hình ảnh người bà.
Câu 2 (0,5 điểm). Hình ảnh xuyên suốt đoạn thơ là gì?
A. Giấc ngủ trưa.
B. Người chiến sĩ.
C. Tiếng gà trưa.
D. Hình ảnh người bà.
Câu 3 (0,5 điểm). Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ “thân thuộc” trong câu “ Vì xóm làng thân thuộc” ?
A. Thân thiện.
B. Thân thiết.
C. Thân ái.
D. Thân quen.
Câu 4 (0,5 điểm). Thông điệp được tác giả gửi gắm qua đoạn thơ trên là:
A. Trân trọng tình cảm gia đình, hàng xóm và tình yêu quê hương, đất nước.
B. Trân trọng tình cảm bạn bè.
C. Trân trọng tình làng nghĩa xóm.
D. Trân trọng những kỉ niệm khi còn nhỏ.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy gạch chân từ đa nghĩa trong câu sau:
Miếng trầu là đầu câu chuyện.
Câu 6 (2,0 điểm) Em hãy đặt câu với các từ đồng nghĩa sau: Tổ quốc, non sông, đất nước, nước nhà.
…………………………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………………………..........................
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn tả cơn mưa rào bất chợt.
…………………………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………………………..........................
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
B | C | B | A |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Ý đúng được 02 điểm:
Miếng trầu là đầu câu chuyện.
Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:
- Ông cha ta đã anh dũng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
- Ôi thật đẹp làm sao! Non sông hùng vĩ Việt Nam.
- Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa và truyền thống vô cùng đặc sắc.
- Các em học sinh phải học tập thật tốt để mai sau góp phần dựng xây nước nhà ngày càng tươi đẹp.
B. LÀM VĂN : (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (4.0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu về cơn mưa rào khi em đang trên đường đến trường. - Cảm nhận như thế nào về cơn mưa rào bất chợt ấy? B. Thân bài (1,5 điểm) - Kể lại các chi tiết trên con đường đến trường trước khi cơn mưa rào ập tới: + Khi ra khỏi nhà trời như thế nào? + Em đi bằng phương tiện gì? + Con đường đến trường ra sao? (con người, cảnh vật thiên nhiên) - Kể lại sự biến đổi khi cơn mưa ập đến: + Cảm xúc của em lúc ấy thế nào? + Sự biến đổi của con người, cảnh vật, thiên nhiên ra sao? - Kể lại hình ảnh sau khi trời mưa: + Khung cảnh con người, cảnh vật, thiên nhiên biến đổi ra sao? + Cảm xúc của em khi chứng kiến cơn mưa đến bất chợt rồi chợt đi như thế nào? C. Kết bài (0,5 điểm) - Nêu cảm nghĩ về cơn mưa bất chợt khi em đang đến trường. Bày tỏ cảm xúc của mình với cơn mưa đáng nhớ ấy. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. Mẫu: Trời đang nắng, bỗng có mưa ào ào rớt xuống. Đó chính là mưa rào mùa hạ. Mưa rào mùa hạ đến bất chợt vào những lúc nắng đương gay gắt. Chỉ vài phút, gió lạnh thổi bay hết nắng hết nóng. Chỉ để lại một đội quân mây đen kịt sà xuống sát mặt đất và từng đợt gió giật mạnh mẽ. Rồi tiếng còi hiệu của sấm vang lên, hàng triệu giọt mưa thi nhau bay xuống đất. Chỉ huy gió đẩy hướng nào, mưa rơi xéo theo hướng đó. Chúng vồ vập, vồn vã chạy ào ào rầm rộ đến trắng xóa cả đất trời. Cây cối thỏa thuê mà mọi người cũng vui sướng. Em thích nhất là nghe tiếng mưa rào rào trong không khí, róc rách dưới mương, ọc ọc ở miệng cống hay tí tách trên vòm lá. Thật là vui tai. Rồi chỉ chừng gần một giờ, mưa sẽ tạnh hẳn, để lại bầu trời trong xanh và không khí mát mẻ, trong lành cho mọi người. | |
2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0, |
Ma trận Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 1 | 1 | 4 | 0 | 2,0 | |||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 0 | 2 | 4,0 | ||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 4,0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | 7 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 2,0 | 0,5 | 4,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 2,5 25% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ câu 1 – Câu 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản
| Nhận biết
| - Xác định được nội dung chính của khổ thơ thứ nhất. - Xác định được chi tiết được nói trong bài. | 2 |
| C1, 2 | |
Kết nối
| - Hiểu nghĩa và chọn được từ thích hợp. | 1 |
| C3 | ||
Vận dụng | - Nêu được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. | 1 | C4 | |||
Câu 5 – Câu 6 | 2 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Tìm được từ đa nghĩa trong câu. | 1 | C5 | ||
Kết nối | - Hiểu nghĩa và sử dụng được từ đồng nghĩa để đặt câu. | 1 | C6 | |||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 7 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Kể lại được các chi tiết cơn mưa rào chợt đến khi đang đến trường. - Vận dụng được các kiến thức đã học để kể về cơn mưa ấy. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 |
| C7 |
|
3. Đề thi Lịch sử - Địa lí lớp 5 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Đền tháp Chăm-pa được sử dụng với mục đích gì?
A. Giao lưu văn hóa giữa các bộ lạc.
B. Thờ cúng thần linh và sinh hoạt cộng đồng.
C. Nơi tổ chức nghi lễ trưởng thành cho trẻ nhỏ.
D. Nơi tế lễ trời đất.
Câu 2 (0,5 điểm). Đồng duyên hải miền Trung có đặc điểm nào?
A. rộng, bị chia cắt bởi các thung lũng.
B. hẹp, các đồi xếp chồng lên nhau lan ra sát biển.
C. hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi nhỏ lan ra sát biển.
D. rộng, bằng phẳng, có các dãy núi lan ra biển.
Câu 3 (0,5 điểm). Vị vua nào đã cho vẽ Đại Nam nhất thống toàn đồ?
A. Vua Trần Nhân Tông.
B. Vua Lý Thái Tổ.
C. Vua Gia Long.
D. Vua Minh Mạng.
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là nhược điểm của vùng có dân cư thưa thớt?
A. Tình trạng thiếu lao động.
B. Không khí trong lành.
C. Giao thông ùn tắc.
D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 5 (0,5 điểm). Việt Nam có chung biên giới với các quốc gia nào?
A. Lào, Trung Quốc, Bru-nei.
B. Thái lan, Cam-pu-chia, Trung Quốc.
C. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Lào.
D. Trung Quốc, Thái Lan, Lào.
Câu 6 (0,5 điểm). Sự thành lập của đất nước Phù Nam gắn với truyền thuyết nào?
A. Mai An Tiêm.
B. Trọng Thủy và Mị Châu.
C. Chử Đồng Tử và Tiên Dung.
D. Hỗn Điền và Liễu Diệp.
Câu 7 (0,5 điểm). Vùng nào có số dân đông đúc nhất cả nước?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Tây Nguyên.
Câu 8 (0,5 điểm). Đất nước Phù Nam ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ X.
B. Thế kỉ I
C. Thế kỉ III.
D. Thế kỉ V.
Câu 9 (0,5 điểm). Rừng nước ta phân bố tập trung ở vùng nào?
A. Thung lũng và ven biển.
B. Ven biển và thung lũng.
C. Đồi núi và đồng bằng.
D. Đồi núi và ven biển.
Câu 10 (0,5 điểm). Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bài hát nào?
A. Đội ca.
B. Bài ca người lính.
C. Tiến quân ca.
D. Khúc quân hành.
Câu 11 (0,5 điểm). Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa vào thời gian nào?
A. 1982
B. 1983.
C. 2002.
D. 1995.
Câu 12 (0,5 điểm). Ai là người đứng đầu của nhà nước Văn Lang?
A. An Dương Vương.
B. Hùng Vương.
C. Kinh Dương Vương.
D. Thục phán.
Câu 13 (0,5 điểm). Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề gì?
A. Làm gốm.
B. Trồng lúa nước
C. Săn bắn.
C. Rèn vũ khí.
Câu 14 (0,5 điểm). Đảo phú quốc còn được mệnh danh là gì?
A. Đảo Ngọc.
B. Đảo Vàng.
C. Hòn Ngọc.
D. Hòn Vàng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nêu một số bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy giới thiệu đôi nét về kiến trúc của đền tháp Chăm-pa.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | B | C | D | A | C | D | B |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | B | D | C | A | B | B | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | - Từ thế kỉ XVII, nhà nước Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí và khai thác tài nguyên ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Năm 1838, vua Minh Mạng cho về Đại Nam nhất thống toàn đồ thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. -Thời Pháp thuộc, bia chủ quyền được Pháp dựng ở quần đảo Hoàng Sa. - Năm 1982, Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà), tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Năm 2002, Việt Nam kí Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (1,0 điểm) | - Các đền tháp Chăm-pa thường được xây bằng gạch nung màu đỏ. Trong mỗi khu đền tháp, các tháp có kiểu dáng đa dạng. Một trong những khu đến tháp tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là Mỹ Sơn. - Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Phần lớn các đền tháp được xây theo kiểu hình tháp với những tầng bậc thu nhỏ dần đến đỉnh, mỗi tầng hình trang trí được lặp lại giống nhau. Không gian bên trong đền tháp khá chật hẹp, cánh cửa chính thường mở về hướng đông. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam. | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 3. Biển, đảo Việt Nam. | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 2,5 | |||
Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 6. Vương quốc Phù Nam | 1 | 1 | 2 | 0 | 2,0 | ||||
Bài 7. Vương quốc Chăm-pa. | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 4 | 1 | 2 | 0 | 14 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 4,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 6,0 60% | 3,0 30% | 1,0 10% | 10,0 100% | 10,0 100% |
Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. | Nhận biết | - Nhận biết được Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc, Cam-pu-chia, Lào. | 1 | C5 | ||
Kết nối | - Nắm được quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Tiến quân ca. | 1 | C10 | |||
Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam. | Nhận biết | - Nhận biết được đồng duyên hải miền Trung có đặc điểm hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi nhỏ lan ra sát biển. | 1 | C2 | ||
Vận dụng | - Nắm được Rừng nước ta phân bố tập trung ở vùng đồi núi và ven biển. | 1 | C9 | |||
Bài 3. Biển, đảo Việt Nam. | Nhận biết | - Nhận biết được vua Minh Mạng đã cho vẽ Đại Nam nhất thống toàn đồ. - Nhận biết được Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa vào 1982. - Nêu một số bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. | 2 | 1 | C3 C11 | C1 (TL) |
Kết nối | - Nắm được đảo phú quốc còn được mệnh danh Đảo Ngọc. | 1 | C14 | |||
Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. | Nhận biết | - Nhận biết được Nam Bộ có số dân đông đúc nhất cả nước. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Nắm được nhược điểm của vùng có dân cư thưa thớt. | 1 | C4 | |||
Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. | Nhận biết | - Nhận biết được người đứng đầu của nhà nước Văn Lang là Hùng Vương. | 1 | C12 | ||
Vận dụng | - Hiểu được cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. | 1 | C13 | |||
Bài 6. Vương quốc Phù Nam | Nhận biết | - Nhận biết được Sự thành lập của đất nước Phù Nam gắn với truyền thuyết Hỗn Điền và Liễu Diệp. | 1 | C6 | ||
Kết nối | - Nắm được đất nước Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I. | 1 | C8 | |||
Bài 7. Vương quốc Chăm-pa. | Nhận biết | - Nhận biết được Đền tháp Chăm-pa được sử dụng thờ cúng thần linh và sinh hoạt cộng đồng | 1 | C1 | ||
Kết nối | - Em hãy giới thiệu đôi nét về kiến trúc của đền tháp Chăm-pa. | 1 | C2 (TL) |
4. Đề thi Khoa học lớp 5 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1: Đất mùn chứa nhiều:
A. chất khoáng.
B. chất vô cơ.
C. chất hữu cơ.
D. nước.
Câu 2: Chọn phát biểu sai về tác hại của ô nhiễm đất?
A. Đất dễ bị xói mòn.
B. Làm mất các chất dinh dưỡng đất.
C. Động vật bị mắc bệnh và thiếu thức ăn.
D. Tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
Câu 3: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước đường.
B. Hỗn hợp nước muối.
C. Hỗn hợp nước và rượu.
D. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.
Câu 4: Chất nào dưới đây ở trạng thái rắn?
A. Nước.
B. Ô-xi.
C. Nhôm.
D. Mật ong.
Câu 5: Chất có thể bị biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác khi:
A. nhiệt độ phù hợp.
B. ở trạng thái lỏng.
C. ở trạng thái khí.
D. ở trạng thái rắn.
Câu 6: Nguồn năng lượng được sử dụng trong vận hành Nhà máy nhiệt điện là gì?
A. Mặt trăng.
B. Mặt trời.
C. Gió.
D. Chất đốt.
Câu 7: Điện sử dụng trong sinh hoạt gia đình được cung cấp từ đâu?
A. Dây điện.
B. Aptomat.
C. Nhà máy điện.
D. Pin.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 8 (1 điểm). Vì sao trong trồng trọt người ta cần cày, bừa, vun đất vào gốc cây?
Câu 9 (1 điểm). Khi đốt nến, nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cac - bon đi - ô - xit và hơi nước.
Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra biến đổi vật lí, giai đoạn nào diễn ra biến đổi hóa học.
Câu 10 (1 điểm). Tìm hiểu một số vật dụng trong nhà, lớp học của em và cho biết trong các vật dụng đó, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện. Vì sao?
ĐÁP ÁN:
1. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
C | D | D | C | A | D | C |
2. Phần tự luận
Câu 8 (1 điểm)
- Cày, bừa để đất tơi xốp, có nhiều không khí giúp cây khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.
- Vun đất vào gốc cây làm chặt gốc cây để cây có giá đỡ, giúp cây đứng thẳng.
Câu 9 (1 điểm).
- Giai đoạn diễn ra biến đổi vật lí: nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi.
- Giai đoạn diễn ra biến đổi hóa học: hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cac - bon đi - ô - xit và hơi nước.
Câu 10 (1 điểm).
Bàn, ghế: Cách điện vì làm bằng gỗ.
Bảng: Cách điện vì làm bằng nhựa.
Xoong, nồi: Dẫn điện vì làm bằng nhôm.
Cốc: Cách điện vì làm bằng thủy tinh.
Dao: Dẫn điện vì làm bằng sắt.
5. Đề thi Công nghệ lớp 5 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Vai trò của sản phẩm công nghệ nước hoa là gì?
A. Hỗ trợ trong học tập.
B. Tạo mùi thơm cơ thể.
C. Hỗ trợ trong làm việc.
D. Là phương tiện đi lại.
Câu 2. Vừa ăn cơm vừa sử dụng điện thoại sẽ ảnh hưởng đến?
A. Mắt.
B. Cơ quan thần kinh.
C. Tim mạch.
D. Mắt, cơ quan thần kinh, tim mạch.
Câu 3. Vai trò của bóng đèn điện:
A. Con người nói chuyện với nhau ở khoảng cách xa.
B. Di chuyển qua sông, núi, biển.
C. Chiếu sáng.
D. Di chuyển khoảng cách xa trong thời gian ngắn.
Câu 4. Sự phát triển của máy thu hình là?
A. Gia tăng kích thước.
B. Giảm độ dày.
C. Nâng cao chất lượng.
D. Gia tăng về kích thước, giảm về độ dày và chất lượng ngày càng cao.
Câu 5. Tô – mát Ê – đi – xơn mất năm nào?
A. 1847.
B. 1874.
C. 1931.
D. 1913.
Câu 6. Bước thứ 2 của quy trình thiết kế là gì?
A. Hình thành ý tưởng về sản phẩm.
B. Vẽ phác thảo sản phẩm và lựa chọn vật liệu, dụng cụ.
C. Làm sản phẩm mẫu.
D. Đánh giá và hoàn thiện sản phẩm.
Câu 7. Liềm gặt tay trước kia kém hơn so với máy gặt hiện nay ở mặt nào?
A. Năng suất thấp hơn.
B. Thiết kế đơn giản.
C. Kích thước nhỏ.
D. Năng suất thấp, kích thước nhỏ, thiết kế đơn giản.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 8 (1 điểm). Vai trò của máy vi tính?
Câu 9 (1 điểm). Theo em, để trở thành nhà sáng chế, cần có những đức tính gì?
Câu 10 (1 điểm). Em hãy cho biết muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải làm gì đầu tiên?
ĐÁP ÁN:
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
B | D | C | D | C | B | D |
II. Phần tự luận
Câu 8 (1 điểm).
Vai trò của máy vi tính:
- Hỗ trợ học tập.
- Hỗ trợ làm việc.
- Là sản phẩm giải trí.
Câu 9 (1 điểm).
Theo em, để trở thành nhà sáng chế, cần có những đức tính là:
- Chăm chỉ học tập;
- Có óc quan sát;
- Kiên trì;
- Sáng tạo;
- Tò mò khoa học.
Câu 10 (1 điểm).
Theo em, muốn tạo ra sản phẩm công nghệ thì công việc đầu tiên cần phải làm là thiết kế.
Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 theo Thông tư 27 Môn khác
- Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Toán Cánh Diều
- Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Toán Kết nối tri thức
- Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Toán Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều Theo thông tư 27
- Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Theo thông tư 27
- Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Theo thông tư 27
- Bộ 12 đề thi giữa kì 1 lớp 5 tiếng Anh
- Đề thi giữa kì 1 tiếng Anh lớp 5 i-Learn Smart Start