Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2016 - 2017

Nhằm giúp các em học sinh lớp 8 có thêm đề thi hay để tham khảo và làm thử chuẩn bị cho thi học kì 2, VnDoc đã sưu tầm đề thi của các trường THCS trên cả nước để tập hợp lại trong tài liệu: Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2016 - 2017. Mời các em tải và tham khảo.

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ Văn số 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HIỆP HÒA
ĐỀ THI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN THI: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu I (2.0 điểm)

1. Các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây thuộc trường từ vựng nào?

Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệtruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến...

(Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng)

2. Từ "Những" trong câu thơ dưới đây có phải là trợ từ không? Vì sao?

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

(Ông đồ - Vũ Đình Liên)

3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

(Bác ơi! - Tố Hữu)

Câu II (3.0 điểm)

Viết đoạn văn với câu chủ đề sau:

Tình yêu thương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Câu III (5.0 điểm)

Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" trích trong tiểu thuyết "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố, em hãy giới thiệu những nét tiêu biểu về nhân vật Chị Dậu.

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 số 1

Câu I (2.0 điểm)

Học sinh cần nêu được các ý sau:

CâuNội dungĐiểm
1.a- Các từ in đậm trong đoạn văn thuộc trường từ vựng: Thái độ.0.5
b- Từ "Những" trong câu thơ trên không phải là trợ từ.0.25
- Vì trong trong câu thơ nó không dùng để nhấn mạnh, không thể hiện thái độ của người nói.0.25
2

- Biết cách trình bày, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả,..

- Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp nói giảm nói tránh.

- Từ "đi" vừa thể hiện được nỗi nuối tiếc, xót thương đến ngẹn ngào của nhà thơ đối với Bác nhưng đồng thời lại tránh được cảm giác đau buồn...

0.25

0.25

0.5

Câu II (3.0 điểm).

Nội dungĐiểm
Về hình thức: Đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn, đảm bảo tính liên kết trong đoạn,...0.25

Về nội dung: Học sinh cần đảm bảo được một số sau:

- Tình yêu thương sẽ giúp cho những người đang trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn được chia sẻ, giúp đỡ, được tiếp thêm nghị lực để vượt qua khó khăn,...(học sinh lấy dẫn chứng văn học, dẫn chứng ngoài đời sống để làm rõ.)

- Tình yêu thương sẽ làm cho người gần người hơn, xã hội tốt đẹp hơn,...

- Tình yêu thương sẽ mang lại cho ta niềm vui, niềm hạnh phúc,...

- Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu tình yêu thương...(HS lập luận, chứng minh,...)

1.5

0.5

0.25

0.5

Câu III (5,0 điểm).

Nội dungĐiểm
Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.

- Khái quát nét chính về nhân vật.

0.5
Thân bài- Chị Dậu là người phụ nữ nông dân nghèo khổ và cùng cực.
  • Nhà nghèo, vào vụ sưu thuế chị đã phải chạy vạy ngược xuôi để nộp sưu cho chồng. Chị phải bán con, bán khoai, bán cả ổ chó vừa mở mắt cho nhà cụ Nghị ở thôn Đoài
  • Chị phải nộp cả xuất sưu cho chú Hợi – người em chồng đã chết từ năm ngoái.
  • Không có tiền nộp anh Dậu dù đang đau ốm vẫn bị bắt trói ra đình, mãi khuya mới được thả vể như cái xác không hồn. May được bà cụ hàng xóm thương tình mang cho bát gạo để nấu cháo. Nhưng cháo chưa kịp húp bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại kéo vào thúc sưu. Chị Dậu van xin chúng vẫn không nghe cứ sấn đến trói anh Dậu, rồi đánh cả chị Dậu,...
  • Sau hành động vùng lên cả nhà chị Dậu bị trói ra đình; món nợ nhà nước vẫn còn chị phải lên tỉnh làm vú em. Tác phẩm kết thúc là cảnh chị Dậu chạy ra ngoài trời, trời tối đen như tiền đồ của chị.
- Mặc dù cuộc sống nghèo khổ cùng cực nhưng chị Dậu là một người phụ nữ có nhiều phẩm chất cao đẹp.
  • Một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. (Chị xoay sở lo tiền nộp sưu cho chồng, những cử chỉ chăm sóc anh Dậu lúc ốm đau, hành động đối phó với bọn cai lệ,...)
  • Một người phụ nữ có sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ. (Lúc đầu chị nhẫn nhục, nhún nhường, sau bị dồn vào bước đường cùng chị đã vùng lên phản kháng, từ xưng hô cháu - ông sang tôi - ông rồi bà – mày, và cuối cùng là bằng hành động vùng lên đánh bại bọn cường hào,...)
  • Một người phụ nữ giàu lòng tự trọng. (Hành động vùng lên chống lại bọn cường hào và câu nói khép lại đoạn trích: Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội thế tôi không chịu được. Đã cho thấy lòng tự trọng sâu sắc. Hành động cầm nắm giấy năm đồng bạc ném toẹt vào mặt viên quan tri phủ Từ Ân khi hắn định giở trò sàm sỡ càng làm sáng ngời nhân cách và lòng tự trọng của chị Dậu,...)
1.0

1.0

1.0

1.0

Kết bài- Khẳng định lại vấn đề: Qua nhân vật chị Dậu giúp ta cảm nhận được đầy đủ cuộc sống tăm tối, ngột ngạt của người nông dân trong xã hội cũ đồng thời thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của họ...0.5

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ Văn số 2

  1. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  1. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ.
  2. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng.
  3. Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác.
  4. Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự

Câu 2. “Minh nguyệt” có nghĩa là gì?

A. Trăng soi. B. Trăng đẹp. C. Trăng sáng. D. Ngắm trăng.

Câu 3. Trong bốn kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hàng ngày?

A. Câu nghi vấn. B. Cầu cảm thán.

C. Cầu cầu khiến. D. Câu trần thuật.

Câu 4. “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào?

A. 958. B. 1010. C. 1789. D. 1858.

Câu 5. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?

A. Nét mặt. B. Điệu bộ. C. Cử chỉ. D. Ngôn từ.

Câu 6. Có thể thay thế từ “tấp nập” trong câu “Các bạn đã tấp nập đầu quân” bằng từ nào?

A. tất bật. B. nô nức. C. huyên náo. D. tấp tểnh.

Câu 7: Hai câu thơ “Chiếc truyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh B. Hoán dụ C. Ẩn dụ D. Nhân hóa

Câu 8. Việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong văn bản nghị luận có tác dụng như thế nào?

  1. Làm cho bài văn nghị luận trở nên cụ thể hơn, sinh động và gợi cảm hơn, do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
  2. Làm cho bài văn nghị luận trở nên chặt chẽ, sắc sảo hơn.
  3. Làm cho bài văn nghị luận giàu màu sắc triết lí.
  4. Làm cho bài văn nghị luận rõ ràng, mạch lạc và lô-gíc hơn.
  5. Phần tự luận (8,0 điểm)

Câu 9. Em hãy chép thuộc khổ thơ thứ ba bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ và cho biết nội dung, nghệ thuật của bài.

Câu 10. Chứng minh rằng Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi tràn đầy niềm tự hào dân tộc.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 số 2

Phần A. Trắc nghiệm: (2,0 điểm). Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

D

B

D

B

C

A

Phần B. Tự luận. (8,0 điểm).

Câu 9

Chép thuộc đúng khổ thơ thứ ba bài « Nhớ rừng » của Thế Lữ (Mỗi câu đúng 0.1 điểm)

Nội dung: Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

Nghệ thuật:

  • Toàn bài thơ là nghệ thuật ẩn dụ hình ảnh con hổ để nói đến tâm trạng nhà thơ cũng là tâm trạng của nhiều thanh niên lúc bấy giờ.
  • Thể thơ 8 chữ tự do, nhiều hình ảnh thơ có giá trị biểu cảm, từ láy, động từ
  • Nhiều biện pháp tu từ: Điệp từ, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, liệt kê, câu cảm thán, đối lập tương phản…

Câu 10

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả - tác phẩm - đoạntrích
  • Nội dung chính đoạn trích: Niềm tự hào dân tộc thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, chân lí về chủ quyền dân tộc và sức mạnh của chân lí, chính nghĩa

Thân bài

  1. Giới thiệu khái quát:
  • Hoàn cảnh ra đời của bài Cáo
  • Vị trí đoạn trích

2. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi (phân tích 2 câu đầu)

+ Nhân nghĩa theo quan điểm Nho giáo là nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau.

+ Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân” và “trừ bạo”. Yên dân

làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước tiên phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả muốn nói ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm yêu nước của tác giả gắn liền với chống xâm lược. Nhân nghĩa không những trong quan hệ người với người mà còn có trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc

3. Niềm tự hào về độc lập, chủ quyền dân tộc qua 8 câu tiếp

+ Tác giả đưa ra những yếu tố cơ bản để xác định chủ quyền của dân tộc: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, chủ quyền và lịch sử lâu đời.

+ Những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát biểu hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia dân tộc mang tính sâu sắc, toàn diện hơn so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ «Sông núi nước Nam». Bài thơ «Sông núi nước Nam» xác định chủ quyền trên 2 phương diện là chủ quyền và lãnh thổ còn đến Nguyễn Trãi ngoài 2 yếu tố trên ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới đó là văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng.

+ Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc qua cách gọi vua nước Nam là đế, nâng vị thế vua nước ta ngang hàng với các triều đại của vua phong kiến Trung Hoa.

+ Nguyễn Trãi còn tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc mạnh mẽ bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Để tăng sức thuyết phục cho bài cáo, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận. Tác giả đặt nước ta ngang hàng với các triều đại phong kiến Trung Hoa về nhiều phương diện như trình độ chính trị, văn hóa… Những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn rõ ràng hơn

4. Sức mạnh của chân lí, chính nghĩa

Tác giả đưa ra những dẫn chứng hùng hồn về sức mạnh của chân lí, của chính nghĩa. Tướng giặc kẻ bị giết, người bị bắt: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, bắt sống Toa Đô, giết tươi Ô Mã… Những chứng cớ còn ghi rõ ràng trong lịch sử chống xâm lăng của nước Đại Việt

* Đánh giá: Đoạn trích đúng là bản tuyên ngôn độc lập được thể hiện qua nhiều biện pháp nghệ thuật. Niềm tự hào dân tộc ấy được lưu truyền và có sức ảnh hưởng rộng rãi. Đó là bài ca yêu nước của thế hệ cha ông.

Kết bài

  • Khẳng định lại nội dung yêu nước tự hào dân tộc của đoạntrích.
  • Liên hệ thế hệ trẻ, bản thân ngày nay làm gì để xứng đáng truyền thống yêu nước của chaông

Đề thi Ngữ văn học kì 2 lớp 8 số 3

UBND HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi

Câu 1. Luận điểm là gì?

  1. Là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
  2. Là một phần của vấn đề được giải quyết trong bài văn nghị luận.
  3. Là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (người nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
  4. Là những dẫn chứng đưa ra trong bài văn nghị luận.

Câu 2. Nhận định nào nói đúng nhất về con người Hồ Chí Minh trong bài thơ

“Tức cảnh Pác Bó”?

  1. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
  2. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
  3. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.
  4. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.

Câu 3. Văn bản “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn) được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Thuyết minh. D. Nghị luận.

Câu 4. Câu: “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu gì ?

A. Câu phủ định. B. Câu cảm thán.

C. Câu cầu khiến. D. Câu nghi vấn.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5. (3,0 điểm)

Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ…” (Quê hương – Tế Hanh)

  1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bàithơ.
  2. Nêu nội dung chính của đoạn thơđó.
  3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuốiđoạn.

Câu 6. (5,0 điểm)

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (hoặc một di tích lịch sử) mà em biết.

-------------------- Hết --------------------

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên học sinh.…….......……SBD:…...

Gợi ý đáp án đề thi Ngữ văn học kì 2 lớp 8 số 3

(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5điểm)

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

B

D

A

  1. PHẦN TỰ LUẬN (8,0điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

5

a. Học sinh chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo của đoạn thơ:

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

b. Nội dung chính của đoạn thơ: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến.

c.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn là:

Nhân hóa (chiếc thuyền có trạng thái của người dân chài ) và ẩn dụ

(chuyển đổi cảm giác ở từ “ nghe”).

- Tác dụng của các biện pháp tu từ:

+ Các từ “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm nhận được giây phút nghỉ ngơi, thư giãn của con thuyền sau chuyến ra khơi vật lộn với sóng gió biển khơi. Nghệ thuật nhân hóa đã khiến con

(3,0

1,0

đ)

0,5

0,5

1,0

thuyền vô tri trở nên sống động, có hồn như con người.

+ Từ “ nghe” thể hiện sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình. Tác giả miêu tả con thuyền, nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài ở khía cạnh vất vả, cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây, hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của người dân chài. Hai câu thơ cho ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tình yêu, sự gắn bó máu thịt với

quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh.

6 (5,0đ)

* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

( di tích lịch sử ); bố cục 3 phần rõ ràng; diễn đạt chính xác, biểu cảm; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày bằng nhiều cách

nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

a. Mở bài: Giới thiệu, nêu cảm nhận chung về danh lam thắng

cảnh hoặc di tích lịch sử.

0,5

b. Thân bài:

* Giới thiệu vị trí địa lí:

- Địa chỉ / nơi tọa lạc.

- Diện tích.

* Giới thiệu nguồn gốc (lịch sử hình thành):

- Nếu là di tích lịch sử:

+ Có từ khi nào? Thờ vị anh hùng nào? Người đó có công như thế nào với quê hương đất nước? Lễ hội hàng năm được diễn ra như thế nào?

+ Những tên gọi khác nhau (nếu có).

- Nếu là danh lam thắng cảnh:

0,5

1,25

+ Được phát hiện và khai thác từ bao giờ? Sự tích (nếu có)?

+ Những tên gọi khác nhau (nếu có).

* Giới thiệu đặc điểm, cấu tạo (kết cấu):

- Cảnh bao quát:

+ Nhìn từ xa/

+ Hình ảnh nổi bật nhất.

+ Cảnh quan xung quanh…

- Chi tiết:

+ Về kết cấu, cách bố trí từng bộ phận…

* Giới thiệu về giá trị, ý nghĩa:

- Giá trị về lịch sử.

- Giá trị về văn hóa, tinh thần.

- Giá trị về kinh tế (đối với danh lam thắng cảnh)…

1,25

1,0

c. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của danh lam thắng cảnh (di tích lịch sử) trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương cũng như của dân tộc.

- Bài học về sự giữ gìn, tôn tạo

0,5

Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo.

* Lưu ý:Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại, cho điểm từ 0 -10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25.

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn đề 4

Câu 1: (2 điểm)

  1. Cho câu thơ sau

“Ta nghe hè dậy bên lòng”

  1. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổthơ?
  2. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giảnào?
    1. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai - NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên?

Câu 2: (3 điểm)

  1. (1 điểm) Câu cầu khiến là gì? Cho ví dụ.
  2. (1 điểm) Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau: “Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ(1):

- Này, u ăn đi! (2)”

(Trích “Tắt đèn” - Ngô Tất Tố)

  1. (1 điểm) Nêu tác dụng trật tự từ của câusau

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Câu 3: (5 điểm) Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? Từ đó, liên hệ tình cảm mình với quê hương.

Gợi ý đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn đề 4

HD chấm gồm 08 trang.

  • GV chấm phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
  • Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số

  1. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

Ý 1.

a. Chép đúng các câu thơ tiếp (0.5 đ)

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

+ Mức tối đa (0,5 điểm): HS làm đầy đủ các ý trên.

+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS làm được 1/2 ý trên.

+ Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài hoặc làm lạc đề, không nộp bài

b. Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm “Khi con tú hú” (sáng tác 7/ 1939 khi Tố Hữu bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ - Huế) (0.5 đ)

+ Mức tối đa (0,5 điểm): HS làm đầy đủ các ý trên.

+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS làm được 1/2 ý trên.

0,5

0,5

+ Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài hoặc làm lạc đề, không nộp bài

Ý 2. *Yêu cầu về kĩ năng:

- Đảm bảo viết thành đoạn văn ngắn, biết cảm nhận về câu thơ diễn đạt trong sáng, ít sai chính tả ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức:

- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các ý cơ bản sau:

Hai câu thơ trên cho thấy nội dung Nguyễn Trãi đề cập đến là:

- Cốt lõi nhân nghĩa trong 2 câu thơ trên là yên dân, trừ bạo. Muốn yên dân thì phải trừ bạo và trừ bạo chính là để yên dân.

- Người dân mà tác giả nói là: Người dân Đại Việt

- Kẻ bạo ngược là quân Minh.

- Tư tưởng “nhân nghĩa” được tác giả dùng với nghĩa yêu thương dân, lấy dân làm gốc.

- Nhân nghĩa vốn là một khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, về cách ứng xử, tình thương giữa con người với nhau.

- Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân, lợi ích của dân tộc làm gốc - đó là một tư tưởng rất tiến bộ so với đương thời.

+ Biểu điểm:

- Mức tối đa (1 điểm): Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.

- Mức chưa tối đa (0,5 - 0,25 điểm): Đạt được một nửa

hoặc hoặc một phần về nội dung, còn mắc một số lỗi về diễn

1

đạt.

- Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp

Câu 2

* Ý1. Nêu đúng khái niệm câu cầu khiến (0,5 điểm)

- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, thôi, nào, … hay ngữ điệu cầu khiến

Mức tối đa (0,5 điểm): HS làm đầy đủ các ý trên.

+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS làm được 1/2 ý trên.

+ Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài hoặc làm lạc đề, không nộp bài

+ Lấy ví dụ đúng về câu cầu khiến (0,5 điểm)

- VD: Em hãy cố gắng học tốt hơn.

+ Mức tối đa (0,5 điểm): HS lấy ví dụ đúng.

+ Mức không đạt (0 điểm): HS lấy ví dụ sai hoặc không làm bài hoặc

0,5

0,5

* Ý 2. (1 điểm) HS xác định đúng các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn : (1,0 đ)

- Câu (1): Câu trần thuật - Hành độngtrình bày

Mức tối đa (0,5 điểm): HS làm đầy đủ các ý trên.

+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS làm được 1/2 ý trên.

+ Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài hoặc làm sai, không nộp bài

- Câu (2): Câu cầu khiến - Hành động điều khiển

+ Mức tối đa (0,5 điểm): HS làm đầy đủ các ý trên.

+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS làm được 1/2 ý trên.

+ Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài hoặc làm sai, không nộp bài

*Ý 3: HS nêu đúng tác dụng trật tự từ của câu.

+ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

1

0,5

0,5

1

-> Tạo nhịp điệu mềm mại, uyển chuyển cho câu nói.

+ Mức tối đa (1 điểm): HS làm đầy đủ các ý trên.

+ Mức chưa tối đa (0,5 - 0,25 điểm): HS làm được 1/2 ý trên.

+ Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài hoặc làm lạc

đề, không nộp bài

Câu 3:

YÊU CẦU

I. Về hình thức và kĩ năng:

- Trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.

- Bố cục 3 phần rõ ràng. Các đoạn, các phần đảm bảo sự liên kết. Lập luận chặt chẽ.

- Diễn đạt mạch lạc, trong sáng.

- Biết làm bài văn nghị luận: xây dựng luận điểm, trình bày các luận điểm, đưa các lí lẽ, dẫn chứng phù hợp vào bài

II. Tiêu chí về nội dung: (3 điểm)

+ HS có thể có nhiều cách phân tích khác nhau song cơ bản nêu được các ý sau:

a. Mở bài: (0,5 điểm)

- Giới thiệu về bài thơ Quê hương của Tế Hanh

- Nêu vấn đề: Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh

+ Mức tối đa (0,25điểm): HS giới thiệu được tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm và nêu được vấn đề nghị luận .Văn viết tự nhiên, có cảm xúc.

+ Mức chưa tối đa: (0,25 điểm) HS giới thiệu được tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, không trích dẫn được nhận định.

+ Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài hoặc mở bài

làm lạc đề.

5

b. Thân bài:

* Đó là vẻ đẹp của chính làng quê tác giả, một làng chài ven biển Trung Bộ (Phân tích hai câu thơ đầu)

* Đó là vẻ đẹp tươi sáng, khoẻ khoắn của cuộc sống và con người làng chài khi đoàn thuyền ra khơi đánh cá:

4 câu tiếp theo

- Bức tranh ấy hiện lên trong khung cảnh thiên nhiên trong sáng, thơ mộng của buổi bình minh.

- Khí thế lao động hăng hái được gợi tả qua hình ảnh những chàng trai khoẻ khoắn và hình ảnh những con thuyền băng băng lướt sóng.

- Hình ảnh cánh buồm là một so sánh độc đáo gợi ra linh hồn của làng chài với bao nhiêu nỗi niềm của người dânh chài.

* Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong cảnh thuyền cá trở về bến: (4 câu tiếp theo)

- Cảnh ồn ào tấp nập trên bến đỗ là một bức tranh sinh hoạt lao động ở làng chài được miêu tả hết sức sinh động, chan hoà niềm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân chài.

- Hình ảnh những chàng trai và những con thuyền sau chuyến ra khơi tạo nên một vẻ đẹp vừa thực vừa lãng mạn.

* Đó là bức tranh làng quê thật tươi, sinh động và giàu sức sống, ấp áp tình người.

* Vẻ đẹp bức tranh làng chài qua nỗi nhớ quê hương (4 câu cuối)

Trong bức tranh ấy là nỗi niềm của một người con xa quê nhớ quê da diết. Nỗi nhớ quê hương của Tế Hanh thấm

đượm về những bức tranh về làng chài...

Biểu điểm:

* Mức độ tối đa (điểm 2): Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, văn viết trôi chảy, mạch lạc có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lý, dẫn chứng chính xác, phong phú, không mắc các lỗi thông thường.

* Mức độ chưa tối đa:

+ Điểm 1,5 – 1: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung, cách lập luận. Diễn đạt lưu loát, còn vài sai sót nhỏ.

+ Điểm 0,5: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung, dẫn chứng còn nghèo, thiếu sức thuyết phục. Còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.

+ Điểm 0,25: Bài chưa đảm bảo đủ các yêu cầu trên.

Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi cơ bản.

* Mức không đạt: (0 điểm) Lạc đề/ sai cơ bản về kiến thức đưa ra/hoặc không làm bài

c. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định vấn đề.

- Bức tranh quê trong bài thơ thể hiện tình cảm trong sáng, thiết tha của Tế Hanh với “Quê hương”.

- Bài thơ viết về làng quê riêng của chính tác giả nhưng mang theo nét đẹp của cuộc sống và con người ở mọi làng chài Việt Nam.

- Mức tối đa: (0,5 điểm): Học sinh khái quát được vấn đề đã trình bày ở phần thân bài. Cách kết bài hay, tạo ấn tượng có sự sáng tạo.

- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Học sinh khái quát được vấn đề đã trình bày ở phần thân bài nhưng chưa chặt chẽ.

* Mức không đạt: (0 điểm) không có kết bài

* HS liên hệ tình cảm mình với quê hương. (1 điểm)

- Yêu quê hương, học tập tốt xây dựng quê hương giàu đẹp

- Cùng đồng lòng, đoàn kết xây dựng quê hương không chia bè phái

- Có ý thức bảo vệ biển quê hương

- Phê phán những người xa quê không nhớ về quê, có người phản bội quê hương, hay xuyên tạc chống phá Nhà nước……

- Mức tối đa: (1 điểm): Học sinh liên hệ đến nhận thức và hành động của bản thân.

- Mức chưa tối đa: (0,5- 0,25 điểm): HS làm được 1/2 ý trên.

* Mức không đạt: (0 điểm) không có liên hệ.

III. Các tiêu chí khác (1 điểm)

1. Hình thức (0,25 điểm)

- Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.

- Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.

2. Sáng tạo (0,25 điểm)

- Mức tối đa (0,25 điểm): Bài viết thể hiện sự tìm tòi, tự học hỏi, sáng tạo của bản thân.

- Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không có tính sáng tạo, thiếu hiểu biết.

3. Lập luận (0.5 điểm)

- Mức tối đa (0,5 điểm): HS biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực hiện khá tốt việc liên kết câu,

liên kết đoạn trong bài viết.

- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Biết cách lập luận song chưa thật chặt chẽ; việc liên kết câu, liên kết đoạn còn đôi chỗ rời rạc.

- Mức không đạt (0 điểm): HS không biết cách lập luận,

hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết phát triển ý, các ý trùng lặp, lộn xộn...

Lưu ý: (Trên đây là một số gợi ý, giáo viên trong khi chấm cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để chấm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo của học sinh.)

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn số 5

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BUÔN ĐÔN ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: VĂN – LỚP 8

Thời gian làm bài 90 phút

  1. Phần Văn Tiếng Việt (4điểm)

Câu 1: (2 điểm) Chép lại nguyên văn bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh (phần dịch thơ). Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Câu 2: (2 điểm) Xác định kiểu câu trong đoạn văn sau:

“Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)

  • Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? ( 2) Chị Dậu gạt nước mắt: (3)
  • Không đau con ạ ! (4)”

(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)

  1. Phần Tập làm văn: (6 điểm) Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mãi chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 8 SỐ 5

  1. Phần Văn – Tiếng Việt: (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.

Nội dung: Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lý đường đời, vượt qua ngàn gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Câu 2: (2 điểm)

  • Câu trần thuật
  • Câu nghi vấn
  • Câu trần thuật
  • Câu phủ định
  1. Phần Tập làm văn: (6 điểm)

1. Mở bài:

– Khái quát về tác hại của trò chơi điện tử.

  • Nêu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài:

  1. Hiện trạng:
  • Số lượng cửa hàng dịch vụ trò chơi điện tử nhiều và ngày càng gia tăng.

– Nó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới.

  • Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà sao nhãng học hành và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa…

b. Nguyên nhân:

  • Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó.
  • Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh, đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ.
  • Do bản thân chưa có ý thức tự giác, còn mãi chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái…

c. Tác hại:

  • Đam mê trò chơi điện tử: Tốn thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp kém, trốn học, bỏ học…
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: Cận thị, đầu óc mệt mỏi…
  • Chơi game nhiều, sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc mụ mẫm, ảo giác, thiếu vốn sống thực tế…
  • Để có tiền chơi điện tử, người chơi có thể trở thành kẻ trộm cắp, cướp giật, thậm chí gây nhiều tội ác khác…
  • Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh hoặc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo dễ mắc vào các tệ nạn xã hội… (Nêu một vài dẫn chứng cụ thể).
    1. Giải pháp khắc phục, lời khuyên: Việc mải chơi điện tử rất nguy hại với lứa tuổi học sinh. Vì vậy:
  • Mỗi học sinh cần phải có ý thức tự giác, thực hiện qui định về thời gian, không ảnh hưởng đến học tập…
  • Các bậc phụ huynh cần quản lí con em mình chặtchẽ.
  • Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh nhằm thu hút các
  • Các cơ quan chức năng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm… (Học sinh có thể nêu những giải pháp hợp lý khác)
  • Liên hệ thực tế, đưa ra lời khuyên thiết thực.

3. Kết bài:

  • Khái quát nhận định của cá nhân về vấn đề nghị luận.
  • Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác.
  • Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó.

Nghị luận về tác hại Game online hay trò chơi điện tử

Game online hay trò chơi điện tử là một hình thức giải trí hấp dẫn. Đó là một phần mềm được cài vào máy tính, nhà sản xuất đã khéo léo phối hợp, giữa hình ảnh và âm thanh để tạo độ chân thực sắc nét, để lôi cuốn người chơi. Trò chơi điện tử mang tính kích thích cao, mới lạ và bí ẩn nên phù hợp với sở thích của giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những người sử dụng mạng internet thì có tới 61.4% là để chơi game. Một bộ bộ phận người chơi đã trở thành những “game thủ” và bị nghiện game. Đây đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm.

Công bằng mà nói, những trò chơi điện tử lành mạnh không hề gây hại cho người chơi nếu ta biết chơi một cách điều độ. Trái lại nó còn giúp ta thư giãn, giảm stress, luyện phản ứng nhanh,… Tuy nhiên, vì lợi nhuận mà các nhà sản xuất đã tìm đủ mọi cách để lôi cuốn người chơi, ngay cả việc đưa vào game những hình ảnh “mát mẻ” thiếu lành mạnh, biến game online trở thành thứ độc địa giết đi đầu óc trong sáng của học sinh.

Học sinh là đối tượng chính của game online. Với hình ảnh sắc nét, âm thanh sống động cùng với những thay đổi không ngừng, game online đã trở thành thú tiêu khiển hấp dẫn của học sinh. Một số bạn vì quá mải mê với trò chơi điện tử dẫn đến “nghiện game”. Nhiều bạn có thể chơi liên tục 4 – 5 tiếng đồng hồ mà không cần nghỉ ngơi, cá biệt, có nhiều bạn có thể chơi đến 12 tiếng một ngày! Đối với các bạn nghiện game thì việc chơi game được để lên hàng đầu, xao nhãng việc học, quên cả sức khoẻ bản thân, quên cả cuộc sống xung quanh. Thậm chí có bạn vì cần tiền đi chơi mà sẵn sàng làm trái pháp luật. Gần đây rộ lên những vụ án cướp của, giết người mà thủ phạm là những trẻ vị thành niên bị nghiện game online. Những vụ án ấy đa thổi lên một hồi còi báo động cho xã hội về thực trạng nghiện game online của giới trẻ ngày nay. Như đã nói ở trên, game online có tính khích thích cao, dễ nghiện và một khi đã nghiện thì sẽ dẫn đến những hậu quả, tác hại khôn lường cho người chơi, gia đình và xã hội. Trước hết là những tác hại cho sức khoẻ người chơi. Khi chơi game không điều độ dễ đẫn đến một số bệnh lí liên quan đến mắt như cận thị, loạn thị,… Không chỉ thế, ngồi chơi game liên tục còn đưa đến tình trạng ảnh hưởng đến cột sống do tư thế ngồi sai hoặc ngồi quá lâu trước màn hình vi tính. Khi người chơi game quá mê chơi bỏ ăn uống thì có thể dẫn đến việc sụt cân nhanh chóng, sức đề kháng của cơ thể trở nên yếu ớt. Ở Đài Loan đã có trường hợp một anh thanh niên hai mươi lăm tuổi chết do kiệt sức vì chơi game suốt 24 tiếng đồng hồ không nghỉ ngơi! Không chỉ có vấn đề về sức khoẻ nghiện game còn khiến người chơi quá đắm trong thế giới “ảo” mà quên đi thế giới thực. Người chơi còn bỏ ra quá nhiều thời gian để chơi điện tử mà quên mất công việc, gia đình. Từ đó dễ dẫn đến sự sa sút trong công việc, trong học tập. Không dừng lại ở đó, game online gây ảnh hưởng đến nhân cách người chơi, đặc biệt là học sinh. Game dễ dẫn đến các bạn ảo tưởng về cuộc sống, những hình ảnh bạo lực như chém giết lẫn nhau dễ gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý còn non nớt của học sinh, khiến cho các bạn coi thường luật pháp và dễ vi phạm pháp luật. Nghiện game cũng gây nguy hại như nghiện ma túy.

Ở nước ta, game online phát triển nhanh chóng vì có điều kiện thuận lợi. Việc học sinh nghiện game có rất nhiều nguyên nhân khách quan. Để đáp ứng nhu cầu chơi game của giới trẻ, hiện nay nhiều tiệm net mọc lên nhanh chóng và lúc nào cũng xôm tụ, gây sự ham thích cho người chơi. Gia đình còn chưa thực sự quan tâm đến con em do guồng quay vội vàng của cuộc sống. Nhiều bạn bị nghiện game đã lâu mà gia đình không biết, cứ tưởng con mình đang học bài, đến khi xảy ra chuyện mới tá hỏa, ân hận thì đã muộn. Ở lứa tuổi học sinh, nhu cầu hoạt động vui chơi là rất cao. Đó là một nhu cầu rất chính đáng. Thế nhưng, nước ta lại thiếu sân chơi cho thanh thiếu niên, nhà trường còn quá chú trọng vào dạy chữ mà quên dạy người, không dạy cho học sinh những kĩ năng cần thiết để chống lại những cám dỗ trong cuộc sống, không tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho học sinh. Như một điều tất yếu, học sinh tìm đến game online để giải trí. Về yếu tố chủ quan, nghiện game còn là do chính bản thân học sinh. Do các bạn đang ở tuổi dậy thì, tâm sinh lí chưa phát triển đầy đủ, nhận thức còn non nớt nên khó cưỡng lại sức hấp dẫn của game online. Hơn nữa, các bạn còn chơi game để khẳng định bản thân mình, xem trò chơi chơi điện tử như một nơi thể hiện “đẳng cấp”, cá tính riêng của mình. Một bộ phận học sinh còn chơi game online vì đua đòi, không muốn thua kém các bạn, số khác là do bị chấn thương tâm lý, bị coi thường ngoài cuộc sống, bị cô lập,… tìm đến game như để giải toả tâm lý.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện game, do đó, muốn xoá hẳn thực trạng

nghiện game ta phải giải quyết cho thấu đáo những nguyên nhân trên. Nhưng trước hết là về gia đình và xã hội. Gia đình phải có sự quan tâm đặc biệt cho con em mình, kiểm soát giờ chơi của các bạn. Gia đình còn phải hướng dẫn các bạn chơi sao cho lành mạnh. Xã hội phải tạo điều kiện cho các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể, các hoạt động văn hoá – xã hội. Nhà nước cần kiểm soát các trò chơi điện tử và tiệm net, không để cho các trò chơi thiếu lành mạnh lưu hành trên thị trường. Và đương nhiên phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình

  • nhà trường – xã hội để tạo môi trường tốt nhất cho học sinh. Và riêng bản thân học sinh cần phải có ý thức, không sa đà vào game, tham gia tích cực các hoạt động văn hoá – xã hội để rèn luyện bản thân, không vì game mà xao nhãng học tập và cuộc sống.

Tóm lại, game online là một thói tiêu khiển rất hấp dẫn, nhưng đừng vì mê chơi game mà xao nhãng học tập cuộc sống. Nghiện game cũng như nghiện ma túy, gây ra những tác hại khôn lường. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội để đẩy lùi thực trạng nghiện game. Riêng học sinh phải có tinh thần trách nhiệm, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để tự rèn luyện mình thành người có ích cho xã hội. Dẹp bỏ nạn nghiện game cũng chính là mở đường cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn.

Đánh giá bài viết
26 37.698
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 8

    Xem thêm