Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 có đáp án
Đề minh họa Ngữ văn có đáp án
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
TỔ NGỮ VĂN
(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề.
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong rất nhiều tin tức, những câu chuyện tiêu cực đầy rẫy trên báo chí, mạng xã hội trong năm
qua, trong đó có nhiều tội ác đáng sợ, những vụ cướp của, giết người, những vụ hành hạ trẻ nhỏ...
xuất phát từ những người có lòng dạ độc ác, bất lương, trong đó phần lớn là thanh niên, thì hành
động quên mình, cứu người của Hoàng Đức Hải sẽ khiến người ta phần nào quên đi những tin tức đó
và duy trì niềm tin về những điều tốt đẹp sẽ còn mãi trong đời thường.
Chỉ cách đây 3 tháng, trên Dân trí đã có bài viết về một giám đốc doanh nghiệp trẻ, Nguyễn Bá
Luân cũng đã tự huy động, tổ chức tàu bè cứu thoát được tới 200 người dân bị nạn, trôi dạt trên biển
ở Vạn Ninh-Khánh Hòa trong tâm cơn bão số 12. Nếu không có hành động kịp thời của anh Luân, đó
thực sự là một thảm họa lớn về thiên tai trong năm 2017. Tất nhiên, anh Luân cũng đã được Nhà
nước, từ Chính phủ đến các cơ quan, đoàn thể địa phương khen thưởng, tôn vinh.
Trước đó nữa, báo chí cũng đã từng đăng một bản tin cảm động về một thanh niên tên Trần Hữu
Hiệp (Thạch Thành, Thanh Hóa) đã ra tay cứu thoát 5 người trong một vụ tai nạn đường thủy trên
sông Soài Rạp (huyện Cần Giờ-TPHCM). Anh tử nạn do nhường áo phao của mình cho một thai phụ
bị đuối nước, còn chính mình thì đuối sức và chìm trong dòng nước.
Không dễ kể hết những gương dũng cảm, cứu người trong thời gian gần đây và điều đó cũng cho
thấy, ở ta, những người tốt như những thanh niên trên không phải là hiếm. Rõ ràng là họ đều ý thức
được rất rõ những nguy hiểm rất lớn cho bản thân mình và thực tế, đã có nhiều người mất mạng vì
cứu người, nhưng đúng lúc nguy hiểm nhất thì họ dường như chỉ nghĩ đến việc cứu người. Đó là
những phút giây sinh tử, không phải ai cũng làm được, đó thực sự là những hành động của những
người anh hùng- những anh hùng trong đời thực.
Đã có nhiều hình thức khen thưởng, vinh danh xứng đáng cho những người quên mình, cứu người
nói trên, nhưng cá nhân người viết bài này vẫn mong muốn có những cách thức vinh danh họ đặc biệt
hơn nữa: Phong tặng danh hiệu anh hùng, hay tạc tượng, đặt tên cho những con đường... để người
dân sẽ nhớ mãi, ghi lòng những hành động nghĩa hiệp, phi thường của họ.
(Trích Những anh hùng trong đời thực – Mạnh Quân, báo Dân Trí, 12/02/2018)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản.
Câu 2: Theo tác giả, trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, hành động quên mình cứu người của Hoàng
Đức Hải có ý nghĩa gì ?
Câu 3: Tại sao tác giả khẳng định những người như Hoàng Đức Hải, Nguyễn Bá Luân, Trần Hữu
Hiệp là những anh hùng trong đời thực ?
Câu 4: Anh / Chị có đồng tình với ý kiến: “Phong tặng danh hiệu anh hùng, hay tạc tượng, đặt tên
cho những con đường... để người dân sẽ nhớ mãi, ghi lòng những hành động nghĩa hiệp, phi thường
của họ.’’ ? Tại sao ?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm).
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
quan niệm về người anh hùng trong thời đại ngày nay.
Câu 2 (5.0 điểm).
Về bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Tây Tiến có hai đặc
điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng”. Qua sự cảm nhận đoạn thơ sau, anh/chị hãy
bình luận ý kiến trên:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 89)
----------------- Hết -----------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
TỔ: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: NGỮ VĂN
PHẦN CÂU NỘI DUNG Điểm
I
ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phong cách ngôn ngữ báo chí / Báo chí 0.5
2 Theo tác giả, trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, hành động quên mình cứu
người của Hoàng Đức Hải sẽ khiến người ta phần nào quên đi những tin tức
đó( những tin tức không hay, những chuyện tiêu cực đầy rẫy trên báo chí,
mạng xã hội…) và duy trì niềm tin về những điều tốt đẹp sẽ còn mãi trong đời
thường.
0.5
3 Họ là những người anh hùng trong đời thực vì: trong cuộc sống đời thường
những người như vậy ta không hiếm gặp. Họ là những người tốt bụng, dũng
cảm cứu người không màng đến sự hiểm nguy của bản thân. Rõ ràng là họ đều
ý thức được rất rõ những nguy hiểm rất lớn cho bản thân mình và thực tế, đã
có nhiều người mất mạng vì cứu người, nhưng đúng lúc nguy hiểm nhất thì họ
dường như chỉ nghĩ đến việc cứu người.
1.0
4 Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan niệm của tác giả nhưng
lập luận phải tích cực, chặt chẽ và thuyết phục.
Gợi ý:
Đồng ý: Họ là những người anh hùng, có những hành động nghĩa hiệp,
nhiều khi hi sinh cả tính mạng để cứu người gặp nạn. Hành động đó xuất phát
từ lòng tốt, như vậy để bày tỏ lòng biết ơn, Nhà nước cần có hình thức khen
thưởng, vinh danh họ một cách xứng đáng bằng những danh hiệu có giá trị tinh
thần bền vững: Phong tặng danh hiệu anh hùng, tạc tượng, đặt tên cho những
con đường. Việc vinh danh như vậy còn có tác dụng giáo dục, nêu gương tốt
cho mọi người.
Không đồng ý: Phong tặng anh hùng, tạc tượng, đặt tên cho những con
đường là cách vinh danh đặc biệt, có ý nghĩa lớn lao với Nhà nước và nhân
dân dành cho những người anh hùng có sự ảnh hưởng rộng lớn, có cống hiến
vĩ đại cho cộng đồng, dân tộc. Khen thưởng, vinh danh những tấm gương anh
hùng trong đời thực là một việc nên làm nhưng chúng ta cần chọn hình thức
phù hợp.
Vừa đồng ý vừa không đồng ý với ý kiến của tác giả ( kết hợp cả 2 ý kiến
trên )
1.0
II
LÀM VĂN 2.00
1
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn
văn theo nhiều cách khác nhau.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Người anh hùng trong thời đại ngày
nay .
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Mở đoạn: giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Thân đoạn: có thể triển khai một số nội dung như:
+ Giải thích: Anh hùng là người có những hành động phi thường, phẩm
chất cao đẹp, có đóng góp lớn cho cộng đồng.
+ Biểu hiện của anh hùng thời nay: Quan niệm về anh hùng được mở rộng
. Anh hùng trong chiến đấu: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, các chú bộ
đội, các chú công an… ngày đêm bảo vệ sự bình yên cho nhân dân.
. Anh hùng trong lao động: Lao động sản xuất trực tiếp trong nông
nghiệp, công nghiệp
Lao động trí tuệ trong các ngành khoa học.
. Anh hùng trong đời thường: Những người dân thường nhưng có những
đóng lớn, có những hành động dũng cảm cứu người.
1.00
Họ tuy khác nhau về công việc, địa vị xã hội, nghề nghiệp, lứa tuổi nhưng đều
có những đóng góp lớn cho cộng đồng, dân tộc và được Nhà nước và xã hội
tôn vinh.
+ Mở rộng: Tuy nhiên trong xã hội hiện nay còn một bộ phận không nhỏ
sống thiếu trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm với những vấn đề chung của cộng đồng,
những người như vậy đáng bị lên án.
+ Bài học nhận thức: Bản thân mỗi người cần tích cực tu dưỡng nhân cách,
có những việc làm thiết thực cho gia đình và xã hội. Bắt đầu từ những việc nhỏ
nhất để chúng ta trở thành anh hùng trong chính những người thân yêu.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc. 0.25
2 Qua sự cảm nhận đoạn thơ, bình luận ý kiến về bài thơ Tây Tiến của nhà
thơ Quang Dũng: “Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng
lãng mạn và tính chất bi tráng”.
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: có đủ các phần, trong đó phần
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật
của đoạn thơ trong Tây Tiến của QD - những hoài niệm về đồng đội của nhà
thơ, chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp vừa lãng mạn vừa bi tráng. Từ
đó bình luận về cảm hứng LM và tính chất bi tráng trong đoạn thơ.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao
tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu
biết về tác giả, tác phẩm cũng như cách hiểu về vẻ đẹp LM và tinh thần bi
tráng, thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải bám sát vấn đề
nghị luận và cần làm rõ một số ý cơ bản sau.
* Giới thiệu khái quát tác giả Dũng Quang, tác phẩm Tây Tiến, đoạn thơ
và trích dẫn ý kiến về bài thơ Tây Tiến.
- Về tác giả: QD là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc.
Nhưng QD trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu,
lãng mạn và tài hoa.
- Về tác phẩm: Tây Tiến (in trong tập Mây đầu ô, 1986), tiêu biểu cho đời thơ
QD, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Tây Tiến còn là một
trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về người lính Cách mạng VN thời kì
kháng chiến chống Pháp.
Tây Tiến ra đời cuối năm 1948 tại Phù Lưu Chanh – Hà Đông, khi QD đã
rời xa đơn vị Tây Tiến. Lúc đầu, bài thơ có tên Nhớ TT, sau được đổi thành
Tây Tiến. Cảm xúc chủ đạo của Tây Tiến là nỗi nhớ…
- Về đoạn thơ: “Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn
và tính chất bi tráng”, biểu hiện đậm nét trong đoạn thơ khắc tạc bức tượng
đài bất tử về người lính Tây Tiến anh hùng:
* Giải thích: cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng.
- Cảm hứng lãng mạn trong văn học là cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy
cảm xúc, hướng về lý tưởng, thích đắm mình vào thế giới phi thường, bí hiểm
và những vẻ đẹp xa lạ. Cảm hứng lãng mạn thường đề cao những cảm nhận
chủ quan, phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng, liên tưởng. Bút pháp
lãng mạn thường tìm đến cách diễn đạt khoa trương, phóng đại, sử dụng nhiều
yếu tố cường điệu, thủ pháp đối lập, tương phản để tô đậm cái khác thường,
gây ấn tượng mạnh mẽ. Với cảm hứng lãng mạn, không chỉ có vẻ hào hùng
bay bổng hay cái cao cả mà nỗi đau, cái buồn, nỗi cô đơn, cảnh chia li, cái
chết… cũng là phạm trù thẩm mĩ.
- Trong Tây Tiến, cảm hứng LM gắn liền với tinh thần bi tráng: vừa gợi những
buồn đau, mất mát, bi thương vừa hào hùng, mạnh mẽ - bi mà không lụy. Cái
bi được thể hiện bằng giọng điệu, âm hưởng tráng lệ, hào hùng.
* Cảm nhận vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ - gắn liền với
cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.
0.5
0.25
2.00
Bộ đề thi thử Ngữ văn năm 2019
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 có đáp án. Tài liệu gồm 10 đề thi thử, hy vọng qua bộ tài liệu các bạn sẽ đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Mời các bạn học sinh tham khảo.
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Đội Cấn - Vĩnh Phúc lần 2
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 trường THPT chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Điện Biên lần
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương lần 2
-----------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 có đáp án. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.