Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 TPHCM môn Toán năm 2018

Cấu trúc đề thi môn Toán vào lớp 10 TPHCM năm 2018

Sở GD&ĐT TPHCM công bố cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 TPHCM năm học 2018 - 2019 cụ thể như sau:

Đề thi minh họa môn Toán tuyển sinh lớp 10 ở TP HCM

Những lưu ý để không bị mất điểm thi vào lớp 10 TPHCM

Ngày 12/9, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức họp triển khai chuyên môn bộ môn toán bậc THCS với sự tham gia của chuyên viên, giáo viên mạng lưới môn học này của 24 quận, huyện. Trọng tâm của buổi họp là công bố cấu trúc và lấy ý kiến về đề thi minh họa đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2018 - 2019.

Đề thi gồm 10 câu

Đề thi bao gồm 10 câu, mỗi câu 1 điểm. Trong đó 5 câu đầu kiểm tra kiến thức ở cấp học, chủ yếu là lớp 9 với mức độ thông hiểu và vận dụng. Nội dung kiến thức bao gồm: Hàm số bậc nhất, hàm số bậc 2, đồ thị hàm số bậc nhất, đồ thị hàm số bậc 2, sự tương giao của 2 đường thẳng, phương trình, hệ phương trình, hệ thức lượng trong tam giác vuông, tỷ số lượng giác...

Về kiến thức hình học, đó là các kiến thức về đường tròn (sự xác định, tiếp tuyến...), độ dài, diện tích hình tròn, thể tích khối hộp chữ nhật, khối chóp... Ba câu tiếp theo là vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như lãi suất, tính phần trăm, nồng độ dung dịch, quang, nhiệt, điện, chuyển động đều... ở mức độ vận dụng. Hai câu hỏi cuối là sự vận dụng các kiến thức đã học giải quyết các vấn đề thực tiễn ở mức độ vận dụng cao. Học sinh (HS) phải biết xây dựng mô hình toán học, thiết lập phương trình, hệ phương trình để giải quyết bài toán.

Ma trận đề thi vào lớp 10 môn Toán TPHCM:

Câu 1: Đồ thị hàm số - Giải phương trình ở mức độ vận dụng.

Câu 2: Định lý Viete với mức độ thông hiểu

Câu 3: Góc nội tiếp, hệ thức lượng trong tam giác vuông với mức độ vận dụng

Câu 4: Hàm số bậc nhất với mức độ thông hiểu

Câu 5: Định lý Pitagore với mức độ vận dụng

Câu 6: Tính % lời, lỗ với mức độ vận dụng

Câu 7: Định lý Thales với mức độ vận dụng

Câu 8: Phương trình bậc nhất với mức độ vận dụng

Câu 9: Hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn với mức độ vận dụng cao

Câu 10: Góc giữa tia tiếp tuyến và dây cung, tam giác đồng dạng với mức độ vận dụng cao.

Thay đổi cách học, cách dạy

Từ cấu trúc này, ông Dương Bửu Lộc, chuyên viên môn toán của Sở GD-ĐT, đưa ra các yêu cầu đối với giáo viên và HS trong quá trình dạy và học. Theo ông Lộc, giáo viên phải dạy đầy đủ các kiến thức cơ bản cho HS, dạy HS cách suy nghĩ, tư duy, phân tích, phản biện; Đồng thời giáo viên cần tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vui chơi, thực hành đo đạc, tính toán...

Về phía HS, ông Lộc nhấn mạnh phải nắm đầy đủ kiến thức, khái niệm, định nghĩa, định lý, hệ quả. Bên cạnh đó đòi hỏi có khả năng đọc, tư duy, phân tích, phản biện một vấn đề. Cũng cần có kỹ năng thực hành đo đạc, tính toán, biết phân biệt số đúng, số gần đúng, biết đặt ẩn đưa về phương trình, hệ phương trình...

Trước những băn khoăn của các chuyên viên, ông Lộc khẳng định đề thi sẽ có sự giảm nhẹ trong một vài năm đầu. Đặc biệt có thể sẽ giảm nhẹ hơn so với độ khó của đề thi năm trước. Tuy nhiên giáo viên phải dạy cho HS kỹ năng đọc hiểu trong toán học.

Dự kiến ngày 14/9 TPCM sẽ công bố đề thi minh họa tất cả các môn năm 2018.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Toán

    Xem thêm