Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 4 đầy đủ các môn học
Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 4
- 1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán lớp 4
- 2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt lớp 4
- 3. Chuẩn kiến thức môn Khoa học lớp 4
- 4. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Đạo đức lớp 4
- 5. Chuẩn kiến thức môn Sử + Địa lớp 4
- 6. Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Âm nhạc lớp 4
- 7. Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Mĩ thuật lớp 4
- 8. Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Thể dục lớp 4
Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 4 đầy đủ các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức, Thể dục...... tổng hợp các kiến thức trọng tâm, mức độ cần đạt của mỗi bài học các môn lớp 4 trong chương trình học. Đây là tài liệu cho các thầy cô tham khảo soạn bài giảng dạy cho các em học sinh.
Chuẩn kiến thức cần đạt trong 35 tuần tổng hợp các kiến thức trọng tâm, mức độ cần đạt của mỗi bài học các môn lớp 4 trong chương trình học. Đây là tài liệu cho các thầy cô tham khảo soạn bài giảng dạy cho các em học sinh.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về đầy đủ trọn bộ chuẩn kiến thức.
1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán lớp 4
Tuần | Tên bài dạy | Yêu cầu cần đạt | Ghi chú |
1 | Ôn tập các số đến 100 000 (tr.3) | - Đọc, viết được các số đến 100 000. - Biết phân tích cấu tạo số. | Bài 1 Bài 2 Bài 3: a) viết được 2 số; b) dòng 1 |
Ôn tập các số đến 100 000 (tr.4) | - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000 | Bài 1 Bai 2 Bài 3 Bài 4 | |
Ôn tập các số đến 100 000 (tr.5) | - Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. - Tính giá trị của biểu thức | Bài 1 Bài 2 (b) Bài 3 (b) | |
Ôn tập các số đến 100 000 (tr.6) | - Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ. - Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số | Bài 1 Bài 2 (a) Bài 3 (b) | |
Luyện tập (tr. 7) | - Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a | Bài 1 Bài 2 (2 câu) Bài 4 (chọn 1 trong 3 trường hợp | |
2 | Các số có sáu chữ số (tr.8) | - Biết mối quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề - Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số | Bài 1 Bai 2 Bài 3 Bài 4 (a / b) |
Luyện tập (tr.10) | - Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số | Bài 1 Bai 2 Bài 3 (a, b, c) Bài 4 (a, b) | |
Hàng và lớp (tr.11) | - Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn - Biết giá trị của các chữ số theo vị trí của từng số đó trong mỗi số. - Biết viết số thành tổng theo hàng | Bài 1 Bài 2 Bài 3 | |
So sánh các số có nhiều chữ số (tr. 12) | - So sánh được các số có nhiều chữ số. - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn | Bài 1 Bài 2 Bài 3 | |
Triệu và lớp triệu | - Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. - Biết viết các số đến lớp triệu. | Bài 1 Bài 2 Bài 3 (cột 2) | |
3 | Triệu và lớp triệu (TT) (tr. 14) | - Đọc, viết được một số số đến lớp triệu - HS được củng cố về hàng và lớp | Bài 1 Bài 2 Bài 3 |
3 | Luyện tập (tr.16) | - Đọc, viết được một số số đến lớp triệu - Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số | Bài 1 Bài 2 Bài 3 (a, b, a) Bài 4 (a, b) |
Luyện tập (tr.17) | - Đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu. - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số | Bài 1: chỉ nêu giá trị chữ số 3 trong mỗi Bai 2 Bài 3 Bài 4 | |
Dãy số tự nhiên (tr. 19) | - Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiện. | Bài 1 Bai 2 Bài 3 Bài 4 (a) | |
Viết số thự nhiên trong hệ số thập phân ( tr. 20) | - Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân. - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. | Bài 1 Bai 2 Bài 3 Bài 4 : viết giá trị chữ số 5 của hai số. | |
4 | So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên (tr.21) | - Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên. | Bài 1 (cột 1) Bài 2 (a, b) Bài 3 (a) |
Luyện tập (tr. 22) | - Viết và so sánh được các số tự nhiên - Bước đầu làm quen dạng X < 5, 2 > X < 5 với X là số tự nhiên | Bài 1 Bài 3 Bài 4 | |
Yến, tạ tấn ( tr. 23) | - Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ của tạ, tấn, kí-lô - gam. - Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam. - Biết thực hiện phép tính với các số đo : tạ, tấn. | Bài 1 Bài 2 Bài 3 (chọn 2 trong 4 phép tính) | |
Bảng đơn vị đo khối lượng (tr.24) | - Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề -ca-gam; hec-tô-gam và gam. - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng. - Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng | Bài 1 Bai 2 | |
Giây, thể kỉ (tr.25) | - Biết đơn vị giây, thế kỉ. - Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm. - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ | Bài 1 Bài 2 (a, b) | |
5 | Luyện tập (tr.26) | - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận - chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây. - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào | Bài 1 Bài 2 Bài 3 |
Tìm số trung bình cộng (tr.26) | - Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số. - Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4, số | Bài 1 (a, b, c) Bài 2 | |
Luyện tập (tr.28) | - Tính được trung bình cộng của nhiều số - Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng. | Bài 1 Bài 2 Bài 3 | |
Biểu đồ (tr.28) | - Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh. - Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh | Bài 1 Bài 2 (a, b) | |
Biểu đồ (tiếp theo) (tr. 30) | - Bước đầu biết về biểu đồ cột. - Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ | Bài 1 Bài 2 (a) | |
6 | Luyện tập (tr.33) | - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ | Bài 1 Bài 2 |
Luyện tập chung (tr.36) | - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột, - Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào. | Bài 1 Bai 2 (a, c) Bài 3 (a, b, c) Bài 4 (a, b) | |
Luyện tập chung (tr.36) | - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian. - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. - Tìm được số trung bình cộng | Bài 1 Bài 2 | |
Phép cộng (tr. 38) | - Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. | Bài 1 Bài 2 (dòng 1) Bài 3 | |
Phép trừ (tr.39) | - Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhờ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. | Bài 1 Bài 2 (dòng 1) Bài 3 |
>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán lớp 4
Mẫu kế hoạch bài dạy lớp 4 theo CV 2345 cũng mới được cập nhật đầy đủ các môn học. Mời các thầy cô cùng tham khảo: Kế hoạch dạy học lớp 4 năm 2021 - 2022 để các thầy cô lên kế hoạch soạn bài, soạn bài giảng dạy học:
2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt lớp 4
TTB | Tên bài dạy | Yêu cầu cần đạt | Ghi chú |
1 | TĐ: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu | - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật. | Không. |
2 | CT Nghe - viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu | - Nghe - viết và trình bày đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài. | Không. |
3 | LT&C: Cấu tạo của tiếng | - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) - Nội dung ghi nhớ. | Học sinh khá, giỏi giải được câu đố ở BT2 (mục III). |
4 | KC: Sự tích hồ Ba Bể | - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba bể (do GV kể). | Không. |
5 | TĐ: Mẹ ốm | - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. | Không. |
6 | TLV: Thế nào là kể chuyện? | - Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (Nội dung Ghi nhớ). | Không. |
7 | LT&C: Luyện tập về cấu tạo của tiếng | - Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1. | HS khá, giỏi nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (BT4); giải được câu đố ở BT5. |
8 | TLV: Nhân vật trong truyện | - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (Nội dung Ghi nhớ). | Không. |
9 | TĐ: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) | - Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. | HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (câu hỏi 4). |
10 | CT Nghe - viết: Mười năm cõng bạn đi học | - Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng qui định.- Làm đúng BT2 và BT (3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. | Không. |
11 | LT&C: (MRVT): Nhân hậu - Đoàn kết | Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4); nắm được cách dùng một số từ có tiếng "nhân" theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3). | HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở BT4. |
12 | KC: KC đã nghe, đã đọc | - Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình. | Không. |
13 | TĐ: Truyện cổ nước mình | - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm. | Không. |
14 | TLV: Kể lại hành động của nhân vật | - Hiểu: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật (Nội dung Ghi nhớ). | Không. |
15 | LT&C: Dấu hai chấm | - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (Nội dung Ghi nhớ). | Không |
>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kỉ năng môn Tiếng Việt lớp 4
3. Chuẩn kiến thức môn Khoa học lớp 4
Tuần | Tiết | Tên bài dạy | Yêu cầu cần đạt | Ghi chú |
1 | 1 | Con người cần gì để sống? | - Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. | |
2 | Trao đổi chất ở người | - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô- xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-nic, phân và nước tiểu. - Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. | ||
2 | 3 | Trao đổi chất ở người (tt) | - Kể tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. - Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết. | |
4 | Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường. | - Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng. - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn... - Nêu được vai trò của chất bột đường đói với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể. | ||
3 | 5 | Vai trò của chất đạm và chất béo | - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thit, cá, trứng, tôm, cua...) và chất béo (mỡ, dầu, bơ....) - Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể: + Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể. + Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ vitamin A, D, E, K. | |
6 | Vai trò của vitamin, chất khoáng và chất xơ | - Kể tên những thức ăn chứa nhiều vitamin (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau...), chất khoáng (thịt, cá, trứng...), và chất xơ (các loại rau) - Nêu được vai trò của vitamin, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể: + vitamin rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh + Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. + Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá | ||
4 | 7 | Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn | - Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. - Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. - Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vitamin và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế ăn muối. | |
8 | Tại cần phối hợp đạm động vật và đạm thực vật | - Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm TV để cunng cấp đầy đủ chất cho cơ thể. - Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơnđạm của gia súc , gia cầm. | ||
5 | 9 | Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn. | - Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật - Nói về lợi ích của muối iốt(giúp cơ thể phát triển thể lực và trí tuệ).. Tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao) | |
10 | ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn | - Biết được hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn. - Nêu được: + Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn (Giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm khuẩn, hoá chất; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người). +Một số biện pháp thực hiện vệ sinh ATTP (chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc, mùi vị lạ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ để nấu ăn; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết). | ||
6 | 11 | Một số cách bảo quản thức ăn | - Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, … - Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. | |
12 | Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng | - Nêu cách phòng tránh 1 số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng + Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. + Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. - Đưa trẻ đi khám để chữa bệnh kịp thời. | Tuỳ vùng miền mà giáo viên có thể chú trọng bệnh do thiếu hay thừa chất dinh dưỡng. | |
7 | 13 | Phòng bệnh béo phì | Nêu cách phòng bệnh béo phì: - Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kỉ. - Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT. | |
14 | Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá | - Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị, ... - Nêu nguyên nhân gây ra 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu. - Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: + Giữ vệ sinh ăn uống. + Giữ vệ sinh cá nhân. + Giữ vệ sinh môi trường. - Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh. | ||
8 | 15 | Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh? | - Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt, … - Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường. - Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. | |
16 | Ăn uống khi bị bệnh | - Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy. | ||
9 | 17 | Phòng tránh tai nạn đuối nước | - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước: + Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ. + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ. - Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuói nước. | |
18 | Ôn tập: Con người và sức khoẻ | Ôn tập các kiến thức về: - Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. - Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá. - Dinh dưỡng hợp lý. - Phòng tránh đuối nước | ||
10 | 19 | Ôn tập: Con người và sức khoẻ | ||
20 | Nước có những tính chất gì ? | - Nêu được một số t/ chất của nước: nước là chất lỏng , trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. - Quan sát và làm thi nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. - Nêu đươc ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt, … | GV có thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học để yêu cầu HS làm thí nghiệm. |
>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Khoa học lớp 4
4. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Đạo đức lớp 4
Tuần | Tên bài dạy | Yêu cầu cần đạt | Ghi chú |
1 – 2 | Trung thực Trong học tập | - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. - Có thái độ hành vi trung thực trong học tập. | - Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập. - Biết quý trong những bạn trung thực và không bao che những hành vi thiếu trung thực trong học tập. |
3 - 4 | Vượt khó Trong học tập. | - Nêu được ví dụ về sự vượt khó học tập. - Biết vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. - Yêu mến, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó. | - Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. |
5 – 6 | Biết bày tỏ Ý kiến | - Biết được: Trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác | - Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Mạnh dạng bày tỏ ý kiến của bản thân biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. |
7 – 8 | Tiết kiệm tiền của | - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vỡ, đồ dùng, điện, nước....trong cuộc sống hàng ngày | - Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của - Nhắc nhở bạn bè, anh chị em tiết kiệm tiền của. |
9 - 10 | Tiết kiệm thời giờ | - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt.… hằng ngày một cách hợp lí. | - Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ, - Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt.… hằng ngày một cách hợp lí. |
12 - 13 | Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ | - Biết được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ nuôi dạy mình. - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. | - Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. |
14 - 15 | Biết ơn thầy giáo cô giáo | - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo, - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. | - Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. |
16 - 17 | Yêu lao động | - Nêu được ích lợi của lao động, - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động | - Biết được ý nghĩa của lao động công ích. |
19 - 20 | Kính trọng biết ơn người lao động | - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. - Bước đầu biết cư sử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ | - Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động. |
21 - 22 | Lịch sự với mọi người | - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. - Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người, - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. | |
23 – 24 | Giữ gìn Các công Trình Công cộng | - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ công trình công cộng. - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. | - Biết nhắc các bạn cần bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng. |
26 - 27 | Tích cực Tham gia Các hoạt động nhân đạo | - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. - thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp ở trường và cộng đồng. - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia. | - Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo. |
28 - 29 | Tôn trọng luật Giao thông | - Nêu được một số qui định khi tham gia giao thông (những qui định có Liên quan tới học sinh) - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông. - Nghi chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. | - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật Giao thông. |
30 - 31 | Bảo vệ Môi trường | - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT. - Nêu được những việc làm cần phù hợp với lứa tuổi BVMT. - Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. | - Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường. |
>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Đạo đức lớp 4
5. Chuẩn kiến thức môn Sử + Địa lớp 4
>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
6. Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Âm nhạc lớp 4
>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc lớp 4
7. Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Mĩ thuật lớp 4
>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Mĩ thuật lớp 4
8. Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Thể dục lớp 4
>> Chi tiết: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Thể dục lớp 4
Trên đây là toàn bộ nội dung chương trình học các môn lớp 4 cho các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho các bài học trên lớp đạt hiệu quả cao. Thúc đẩy và nâng cao chất lượng giảng dạy.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.