Công nghệ 9 Kết nối tri thức Bài 4: Quy trình lựa chọn nghề nghiệp
Giải Công nghệ 9 Kết nối tri thức Bài 4
Công nghệ Bài 4: Quy trình lựa chọn nghề nghiệp hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức, giúp các em học sinh nắm chắc bài học, luyện giải Công nghệ 9 hiệu quả.
Khởi động trang 24 Công nghệ 9:
Quan sát Hình 4.1 và cho biết: Ba yếu tố trong hình có ảnh hưởng như thế nào tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp?
Trả lời:
Ba yếu tố trong hình có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp.
I. Một số lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp
Khám phá trang 24 Công nghệ 9: Em hãy tóm tắt các lý thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp dưới đây và chỉ ra cách áp dụng lí thuyết trong chọn nghề cho bản thân.
Trả lời:
- Lý thuyết mật mã Holland:
+ Một người chọn nghề nghiệp phù hợp với tính cách sẽ dễ đạt được thành công và hài lòng với nghề nghiệp.
+ Thiên hướng nghề nghiệp là biểu hiện của tính cách, hầu như ai cũng có thể được xếp vào một trong sáu kiểu tính cách. Thực tế, tính cách của một người có thể là sự kết hợp của hai hay ba nhóm tính cách khác nhau.
- Lý thuyết cây nghề nghiệp:
+ Phần “gốc rễ” thể hiện tính cách, sở thích, khả năng, giá trị nghề nghiệp của mỗi người.
+ Phần “quả” thể hiện mong muốn của con người đối với nghề nghiệp.
Luyện tập trang 27 Công nghệ 9: Với lí thuyết mật mã Holland và lí thuyết cây nghề nghiệp, em hãy xác định những đặc điểm cơ bản về sở thích, năng lực, cá tính của bản thân
Trả lời:
- Sở thích: em hứng thù với việc chế tạo máy móc.
- Năng lực: bản thân em có sức khỏe, không mắc bệnh về xương khớp, không dị ứng với hóa chất, dàu mỡ.
- Cá tính: em có khả năng về kĩ thuật, công nghệ, tư duy hệ thống.
II. Các bước trong quy trình lựa chọn chọn nghề
Khám phá trang 28 Công nghệ 9: Quan sát Hình 4.5 và cho biết: Để chọn nghề, học sinh cần tìm những thông tin gì?
Trả lời:
Để chọn nghề, học sinh cần tìm những thông tin về:
- Sở thích bản thân.
- Thị trường lao động.
- Năng lực làm việc
Luyện tập trang 29 Công nghệ 9: Với quy định chọn nghề 3 bước, em có thể giải thích tại sao mình phải thực hiện theo từng bước đó hay không?
Trả lời:
Mình phải thực hiện chọn nghề nghiệp theo quy trình 3 bước, vì căn cứ vào bước 1 và bước 2 để tiến hành so sánh, đối chiếu tìm ra sự phù hợp để đưa ra quyết định cuối cùng lựa chọn lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp nhất để theo đuổi, làm việc và cống hiến.
III. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
Khám phá trang 29 Công nghệ 9: Theo em, một người khi lựa chọn nghề nghiệp thường dựa trên những yếu tố nào để có sự lựa chọn đúng đắn?
Trả lời:
Theo em, một người khi lựa chọn nghề nghiệp thường dựa trên những yếu tố:
- Yếu tố chủ quan
+ Năng lực
+ Sở thích
+ Cá tính
- Yếu tố khách quan
+ Nhà trường
+ Gia đình
+ Xã hội
+ Nhóm bạn
Luyện tập trang 30 Công nghệ 9: Cùng với 2 hoặc 3 bạn trong lớp, tiến hành thảo luận về những lí do bản thân đã quyết định lựa chọn hoặc không lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Giải thích tại sao đưa ra quyết định đó của mình.
Trả lời:
- Lí do bản thân lựa chọn nghề nhôm kính:
+ Có sức khỏe, không mắc bệnh xương khớp, không dị ứng hóa chất.
+ Hứng thú với việc tạo ra sản phẩm nhôm kính.
+ Gia đình ủng hộ việc theo đuổi nghề này
+ Nhu cầu xã hội về làm nhôm kính ngày càng rộng.
- Lí do bản thân không chọn nghề cơ khí:
+ Không chịu được khói hàn xì
+ Sức khỏe không đáp ứng được công việc
+ Môi trường làm việc nặng nhọc, vất vả, ô nhiễm.
Vận dụng trang 30 Công nghệ 9: Một người bạn của em cho rằng, khi chọn nghề cứ chọn nghề dễ xin việc và kiếm được nhiều tiền mà không cần quan tâm tới mình có thích nghề đó hay không. Em hãy đưa ra lời khuyên giúp bạn có những bước chọn nghề đúng đắn.
Trả lời:
Khi ta chọn nghề mình yêu thích thì cảm thấy hứng thú và có động lực cao hơn trong công việc. Được làm những việc mà mình yêu thích và phù hợp với năng lực sẽ giúp ta có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, tăng cường sức khỏe tinh thần và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nghề nghiệp là thứ vừa để nuôi sống bạn, vừa gắn bó lâu dài với bạn. Nếu bạn lựa chọn nghề không có sự yêu thích, bạn sẽ nhanh chán với công việc đó và không thể gắn bó lâu dài.