Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 9 bài 6: Bản vẽ cắt may
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 9 bài 6
Nhằm giúp các em hệ thống lại kiến thức bài mắt đồng thời nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập, VnDoc.com xin giới thiệu Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 9 bài 6: Bản vẽ cắt may. Tài liệu bao gồm các gợi ý giải với đáp số cụ thể cho từng bài tập. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích dành cho các em. Chúc các em học tốt!
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 9 bài 5: Các đường may cơ bản
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 9 bài 7: Cắt may quần đùi, quần dài
Câu 1 trang 38 SGK Công Nghệ 9 - Cắt May
Hãy nêu sự khác nhau giữa bản vẽ kiểu và bản vẽ cắt may?
Hướng dẫn trả lời
Bản vẽ kiểu | Bản vẽ cắt may |
- Cho biết tổng quả hình dáng, màu sắc, kiểu cách của sản phẩm may mặc, chưa có kích thước. - Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mĩ thuật. - Được dùng nhiều trong các tạp chí giới thiệu mẫu quần áo và sản phẩm may mặc. | - Thể hiện đầy đủ hình dáng kích thước của từng bộ phận của sản phẩm may mặc. - Sử dụng các nét vẽ kĩ thuật để thể hiện thành bản vẽ kĩ thuật cắt may. - Sử dụng trong thiết kế sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. |
Câu 2 trang 38 SGK Công Nghệ 9 - Cắt May
Để thể hiện bản vẽ cắt may, người ta thường sử dụng những tiêu chuẩn nào của bản vẽ kỹ thuật?
Hướng dẫn trả lời
- Khổ giấy: HS thực hiện bản vẽ cắt may vào vở (khổ giấy 19 X 27) với tỉ lệ thủa nhỏ 1:5 và thực hiện trên giấy báo và trên vải, bản vẽ với tỉ lệ nguyên hình 1:1.
- Đường nét: Trong bản vẽ cắt may, có thể sử dụng các loại nét đã được quy định trong TCVN8 - 85 như nét liền đậm, nét liền mảnh, nét chán gạch, nét đứt, nét lượn sóng.
- Chữ và số: sử dụng kiểu chữ thông dụng thẳng đứng hoặc nghiêng 75°, kích thước chữ phụ thuộc kích thước bản vẽ.
- Ghi kích thước:
- Chữ số (hoặc công thức) ghi ở giữa trên đường kích thước, đúng với chiều đã quy định.
- Mỗi kích thước chỉ ghi 1 lần.
- Chọn đường gióng chính (đường gióng cơ sở) là đường gióng giới hạn của nhiều kích thước, trong đó có kích thước chính.
- Đường kích thước có thể giới hạn bằng đường gióng, đường bao, đường chấm gạch, đường phân chia các phần của sản phẩm.
- Đơn vị đo kích thước là centimet (cm).
Câu 3 trang 38 SGK Công Nghệ 9 - Cắt May
Hãy đọc bản vẽ cắt may váy em gái kiểu liền thân (h.34) và nêu rõ ý nghĩa của các nét vẽ được sử dụng ở bản vẽ này?
Hướng dẫn trả lời
- Nét vẽ đậm: Thể hiện đường bao của sản phẩm cắt may, đường may nhìn thấy.
- Nét liền mảnh: Thể hiện đường gióng, đường kích thước, đường phân chia các phần của sản phẩm, đường phụ thêm.
- Nét gạch chấm: Biểu diễn đường trục, chỗ gấp đôi của mảnh vải sẽ được cắt đối xứng.
- Nét đứt: Biểu diễn đường bao khuất không nhìn thấy, đường cắt, đường gấp một phần vải, thể hiện sự khác nhau về chi tiết của phần này với phần khác của sản phẩm
- Nét lượn sóng: Thể hiện đường giới hạn của phần sản phẩm được vẽ.