Công nghệ 9 Cánh diều Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm
Công nghệ 9 Cánh diều Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Công nghệ 9 Cánh diều, giúp các em học sinh nắm chắc bài học, luyện giải Công nghệ 9 hiệu quả.
Giải Công nghệ 9 Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm
Mở đầu trang 23 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Nêu những yếu tố chưa đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm ở Hình 5.1.
Trả lời
Những yếu tố chưa đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm ở Hình 5.1 là:
- Tàn thuốc ở gần bếp ga.
Ổ điện đặt ở giữa lối đi.
- Lò nướng, lò vi sóng không đóng kín.
- Dao không được xếp ngay ngắn.
- Nước tràn trên sàn.
Luyện tập trang 24 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
1. Mùa đông, thời tiết lạnh, bạn A mang bếp than tổ ong vào trong nhà để nấu ăn và đóng kín các cửa. Em hãy chỉ ra cho bạn A yếu tố nguy hiểm của việc làm đó.
2. Vừa chiên thực phẩm xong, bạn B định đổ luôn dầu, mỡ nóng vào ống xả bồn rửa bát rồi xả nước. Em hãy giải thích cho bạn ấy những nguy hiểm có thể xảy ra.
Trả lời
1. Khi đốt than trong phòng kín, chúng ta có nguy cơ bị ngộ độc khí CO, CO2, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người nhất là người già, phụ nữ và trẻ em. Khí CO, CO2 tỏa ra từ bếp than dần dần chiếm trọn không gian phòng kín, rút hết khí oxygen, khiến chúng ta không có khí oxygen để thở, dẫn đến tử vong. Khí CO khi hít phải sẽ nhanh chóng ngấm vào máu và lấy đi lượng oxygen mà máu cung cấp cho cơ thể, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, cơ thể yếu ớt, buồn nôn, đau ngực và lẫn lộn. Nếu hít phải lượng lớn có thể bất tỉnh, tử vong nhanh.
2. Những nguy hiểm có thể xảy ra:
- Dầu mỡ nóng có thể gây cháy hoặc nổ khi tiếp xúc với nước lạnh, đặc biệt là khi đổ vào ống xả có thể chứa nước. Sự phản ứng giữa dầu mỡ nóng và nước lạnh có thể tạo ra hơi nước nhanh chóng, tăng áp suất trong ống xả và gây ra nguy cơ cháy nổ.
- Dầu mỡ nóng khi tiếp xúc với nước có thể đông lại và làm tắc nghẽn ống xả, gây ra sự cản trở trong quá trình thoát nước và gây ra tình trạng tắc nghẽn ống.
- Nếu dầu mỡ bị rò vào môi trường nước, nó có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe của các loài sống trong môi trường nước.
Khám phá trang 25 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Trong các hướng dẫn phòng ngừa yếu tố nguy hiểm do tác động cơ học, khi làm bếp ở nhà, em đã thực hiện được những điều nào?
Trả lời
Em đã thực hiện được những hướng dẫn phòng ngừa yếu tố nguy hiểm do tác động cơ học:
- Không chạm tay vào bộ phận chuyển động khi máy đang cắm điện.
- Không cắt thực phẩm đông đá.
- Không để dao vào bồn rửa chứa đầy nước.
- Để dao, dĩa, kéo và những dụng cụ sắc, nhọn, dễ vỡ trong ngăn theo quy định, khi dùng không đề sát mép bàn.
- Buộc tóc và mặc quần áo gọn gàng khi nấu bếp.
- Vệ sinh sạch những chỗ nước tràn dầu mỡ bắn, thức ăn ngay khi nhìn thấy.
- Lấy các vật trên cao quá đầu phải sử dụng thang hoặc ghế chắc chắn.
Luyện tập trang 26 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
1. Khi có sự cố chập điện trong bếp, việc đầu tiên em cần làm là gì?
2. Nêu thêm một số biện pháp khác phòng ngừa nguy hiểm về điện giật, chập điện trong bếp.
Trả lời
1. Khi có sự cố chập điện trong bếp, việc đầu tiên em cần làm là:
Em cần tắt nguồn điện, sau đó sử dụng bình cứu hỏa hoặc bật nước để dập tắt ngọn lửa. Ngoài ra, em cũng cần gọi ngay đội cứu hỏa hoặc cứu thương nếu cần thiết.
2. Một số biện pháp khác phòng ngừa nguy hiểm về điện giật, chập điện trong bếp:
- Sử dụng ổ cắm có nắp đậy.
- Không sử dụng thiết bị điện khi tay ướt.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Luyện tập trang 28 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
1. Quan sát căn bếp ở gia đình em và liệt kê có những vật dụng dễ cháy nổ nào chưa được thực hiện biện pháp phòng ngừa.
2. Trong các hướng dẫn phòng ngừa yếu tố nguy hiểm khi chế biến thực phẩm trong không gian hẹp, em đã thực hiện được những điều nào?
Trả lời
1. Những vật dụng dễ cháy nổ chưa được thực hiện biện pháp phòng ngừa:
Bình gas, hóa chất dễ cháy nổ. Biện pháp phòng ngừa có thể là việc bảo quản chúng ở nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt và nguồn lửa, kiểm tra định kỳ để phát hiện và sửa chữa các hỏng hóc, và tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng.
2. Em đã thực hiện được tất cả các điều trong các hướng dẫn phòng ngừa yếu tố nguy hiểm khi chế biến thực phẩm trong không gian hẹp:
- Không nướng đồ ăn bằng bếp than trong nhà.
- Lắp và mở máy hút mùi hoặc bật quạt thông gió khi nấu nướng. Sau khi nấu xong, để máy chạy tiếp trong 5 - 10 phút để đảm bảo khí độc được hút hết. Vệ sinh máy hút mùi và quạt thông gió thường xuyên.
- Sắp xếp dụng cụ nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp; không chồng cao; không đề các vật sắc, nhọn, dễ vỡ ở trên cao.
Vận dụng trang 28 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Đánh giá ý thức thực hiện an toàn lao động trong chế biến thực phẩm ở gia đình em theo mẫu sau:
Trả lời
STT | Tình huống | An toàn | Giải thích | Đề xuất giải pháp | |
Có | Không | ||||
1 | Cho thêm quả và đá lạnh vào xay khi máy đang chạy | × | Thực phẩm và đá sẽ bắn vào người gây nguy hiểm | Tắt máy sau đó mới cho quả và đá | |
2 | Để dao có lưỡi dài chung với ống để thìa (muỗng), đũa | × | Gây đứt tay nếu chạm phải | Để dao vào khay riêng | |
3 | Xếp li, cốc thủy tinh thường uống trên phía giá cao của bếp cho gọn | × | Khó khăn khi lấy | Để phía trên bàn bếp | |
4 | Để dầu, mỡ khi chiên bắn ra bếp và sàn bếp cho đến khi nấu xong rồi mới lau | × | Bẩn sàn và trơn trượt | Sử dụng tấm chắn dầu, mỡ và lau sạch ngay sau khi bắn. | |
5 | Mở lấy bánh trong lò nướng ngay khi thời gian nướng vừa kết thúc | × | Nhiệt độ cao gây bỏng | Đợi giảm nhiệt ở lò mới lấy bánh | |
6 | Hút thuốc trong bếp | × | Dễ gây cháy nổ | Không hút thuốc trong bếp | |
7 | Lỏng phích cắm điện của bình đun nước | × | Hở điện | Cắm chặt phích cắm | |
8 | Để ổ điện và các thiết bị nấu ăn cạnh bồn rửa | × | Nước bắn vào ổ điện và thiết bị, gây bẩn, giật điện | Để ổ điện và thiết bị nấu ăn cách xa bồn rửa | |
9 | Dùng cồn y tế nướng cá mực | × | Gây bỏng | Không sử dụng cồn | |
10 | Không bật hút mùi khi nấu bếp | × | Gây mùi trong phòng bếp | Bật hút mùi |