Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 Sở GD&ĐT Kon Tum

ĐỀ CHÍNH THỨC
[GIẢI CHI TIẾT] Đề thi thử môn Sử sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum năm
2019
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên thí sinh:......................................................................................................
Số báo danh:................................................................................................................
Câu 1: Trong Đông Xuân (1953 - 1954), Pháp phải tăng cường lực lượng cho Plâyku sau khi quân đội
Việt Nam dân chủ cộng hòa giải phóng nơi nào dưới đây?
A. Phú Yên. B. Kon Tum. C. Buôn Ma Thuột. D. Bình Định.
Câu 2: Trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế
giới thứ hai là
A. Liên Xô B. Nhật Bản C. Tây Âu D. Mỹ
Câu 3: Tính chất của cuộc cách mạng Tháng hai năm 1917 ở Nga là
A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
C. Cách mạng giải phóng dân tộc
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ
Câu 4: Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất là
A. Trung Quốc B. Mỹ C. Pháp D. Liên Xô
Câu 5: Đảng Cộng sản Đông Dương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước trong hoàn cảnh lịch sử
nào?
A. Nhật và Pháp đàn áp khởi nghĩa Bắc Sơn (9 - 1940).
B. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8 - 1945).
C. Quân Nhật Tiến vào Đông Dương (9 - 1940).
D. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương (3 - 1945).
Câu 6: Trong các quyết định của hội nghị Ianta, quyết định nào đưa đến sự phân chia hai cực trong
quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
B. Tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa Phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
C. Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á sau khi đánh bại phát xít Đức.
D. Thành lập Liên Hợp Quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 7: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương và Yên Thế đều diễn ra dưới hình thức
A. Đấu tranh chính trị B. Thương lượng, giảng hòa
C. Kết hợp tác chiến với giảng hòa D. Khởi nghĩa vũ trang
Câu 8: Cơ quan nào của Liên Hợp Quốc có vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì hòa bình và an
ninh thế giới?
A. Ban thư ký. B. Tòa án quốc tế.
C. Đại hội đồng. D. Hội đồng Bảo an.
Câu 9: Trung và tiểu địa chủ Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là lực lượng
A. có tinh thần chống Pháp và tay sai.
B. làm tay sai cho Pháp.
C. bóc lột nông dân và làm tay sai cho Pháp.
D. thỏa hiệp với Pháp.
Câu 10: Thời kì 1936 - 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương có chủ trương gì?
A. Giương cao hai khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “ruộng đất dân cày”.
B. Tạm gác hai khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “ruộng đất dân cày”.
C. Giương cao khẩu hiệu “độc lập dân tộc”, tạm gác khẩu hiệu “ruộng đất dân cày”.
D. Tạm gác khẩu hiệu “độc lập dân tộc”, giương cao khẩu hiệu “ruộng đất dân cày”.
Câu 11: Từ những năm 90 thế kỷ XX đến nay, tổ chức ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang
lĩnh vực
A. Hợp tác quân sự B. Hợp tác giáo dục
C. An ninh chính trị D. Hợp tác kinh tế
Câu 12: Hình thức đấu tranh của phong trào cách mạng (1930 - 1931) ở Việt Nam có điểm mới đó là
A. Có vũ trang tự vệ
B. Nông dân biểu tình
C. Xuất hiện khẩu hiệu đấu tranh chính trị
D. Công nhân hưởng ứng với nông dân
Câu 13: Cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ Chính Trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch
A. Tổng tiến công giải phóng miền Nam trong năm 1976.
B. Giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.
C. Giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976.
D. Tranh thủ thời cơ giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Câu 14: Sự phân hóa tích cực của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự ra đời của các
tổ chức nào trong năm 1929?
A. An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn.
B. Đông Dương Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn.
C. Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng.
D. Đông Dương Cộng Sản Đảng, Tân Việt cách mạng Đảng.
Câu 15: Theo phương án Maobáttơn (1947), Ấn Độ bị chia thành hai quốc gia tự trị dựa trên cơ sở
A. Dân tộc B. Ngôn ngữ C. Tôn giáo D. Vùng lãnh thổ
Câu 16: Việt Nam tham gia Liên Hợp Quốc từ khi
A. Đã thống nhất đất nước về mặt nhà nước 1977
B. Kháng chiến chống Mỹ vừa kết thúc 1975.
C. Liên Hợp Quốc thành lập 1945.
D. Kháng chiến chống Pháp thắng lợi 1954.
Câu 17: Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?
A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. Vừa kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.
C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội.
D. Đạt nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước.
Câu 18: Sau thắng lợi nào của ta Mỹ phải rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam?
A. Đại thắng mùa Xuân 1975.
B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
C. Hiệp định Paris được ký kết 1973
D. Chiến thắng Phước Long đầu năm 1975.
Câu 19: Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” bởi vì
A. Có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.
B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.
C. Tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.
D. Châu Phi là lục địa mới trỗi dậy.
Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào
tự giác?
A. Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời trong năm 1929.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập năm 1925.
D. Công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công (8 – 1925).
Câu 21: Chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương” của Nga là
A. Tăng cường thắt chặt quan hệ với các nước trên bờ biển Đại Tây Dương.
B. Ngả về các nước châu Á - Thái Bình Dương để dành sự ủng hộ về kinh tế - chính trị.
C. Ngả về các cường quốc phương Tây để giành sự ủng hộ về kinh tế - chính trị.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Lịch sử

    Xem thêm