Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 năm 2024 (Đề 10)
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 năm 2020 (Đề 10) do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 12 bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh ôn tập lại cách hình bài văn đã được học.
Mời các bạn tham khảo Đề thi khảo sát số 9 tại: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 năm 2020 (Đề 9)
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 có đáp án
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
“Bất thần, từ một chỗ ít ai ngờ tới nhất bùng lên một tiếng nổ cùng với những cột đất dựng lên mù mịt. Hiện ra sau những đám khói ấy, bên những ngọn lửa ấy là cô gái mà tôi thường nghĩ đến và đồng đội của cô, là những người thân yêu, những chiến sĩ giữ đường gan góc. Dọc con đường này, họ đã trở nên thân thuộc với anh em lái xe, có khó khăn nào mà chúng tôi không cùng họ san sẻ, có chuyến đi nào mà chúng tôi không cùng ăn dăm ba bữa cơm với họ. Có người chúng tôi gặp luôn, có người chưa bao giờ thấy mặt, nhưng tất cả đều trở nên gần gũi và dễ hiểu, đều trở thành một vẻ đẹp chung gắn bó với mỗi chúng tôi. Một dáng người đứng bên đường vẫy tay chào, một khuôn mặt trầm tư lướt qua cửa xe, một nụ cười của ai mà ta gặp ở đâu rồi, một giọng nói nào giống như giọng nói của người quen mà không kịp nhớ và những đôi mắt của lòng tin cậy biết nói cho ta nghe những chuyện đâu dễ hôm nay đã nói hết được thành lời”
(Đỗ Chu – Ráng đỏ (1-1969))
Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2 (0,5đ): Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 3 (1đ): Hình ảnh cô gái và đồng đội của cô trong đoạn trích trên gợi cho anh/chị nhớ tới tác phẩm văn học nào cũng viết về những cô gái như họ? Điểm chung nổi bật ở họ là gì?
Câu 4 (1đ): Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của anh/chị về những người chiến sĩ thời bấy giờ.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận về câu nói: “Cá không rời được nước sông, trái tim không thể không mơ ước”.
Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Văn
Đáp án Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
Câu 2 (0,5đ):
Chủ đề của đoạn trích: ca ngợi vẻ đẹp của cô gái mở đường thời chống Mỹ.
Câu 3 (1đ):
- Hình ảnh cô gái và đồng đội của cô trong đoạn trích trên gợi cho ta nhớ tới tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê,.. cũng viết về những cô gái như họ.
- Điểm chung nổi bật ở họ là sự dũng cảm, gan góc, hồn nhiên, yêu đời, gắn bó với nhau trong tình đồng chí, đồng đội, luôn sáng một niềm tin ở tương lai.
Câu 4 (1đ):
Suy nghĩ về người lính lúc bấy giờ:
- Họ là những người anh hùng dũng cảm.
- Là những con người mang phẩm chất tốt đẹp, luôn lạc quan và hi vọng vào tương lai tươi sáng.
→ Là tấm gương để chúng ta học tập.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Dàn ý nghị luận về câu nói: “Cá không rời được nước sông, trái tim không thể không mơ ước”
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Cá không rời được nước sông, trái tim không thể không mơ ước”.
2. Thân bài
a. Giải thích
“Mơ ước” là mong muốn điều tốt đẹp ở tương lai; là điều con người khát khao để từ đó sống đẹp hơn.
→ Câu nói mang ý nghĩa: con người sống có ước mơ là người biết vươn lên và sẽ đạt được những điều tốt đẹp hơn; ước mơ thúc đẩy con người phát triển. Nếu không có ước mơ, chúng ta chỉ là đang tồn tại và sẽ bị thụt lùi về sau so với xã hội.
b. Phân tích
- Có ước mơ thì có hi vọng, có hi vọng thì có khơi mầm sáng tạo.
- Ước mơ là định hướng, dẫn dắt mang lại những hoạt động của con người.
- Ước mơ là điểm tựa để giữ thăng bằng trong cuộc sống, là một động lực thúc đẩy con người tiến về phía trước
c. Chứng minh
Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.
d. Phản biện
Có những người sống không có ước mơ, bi quan, không tin tưởng vào cuộc sống… → khó có được thành công và cuộc sống tốt đẹp.
3. Kết bài
Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy.
2. Thân bài
a. Khổ 1
- - Hai câu thơ đầu:
- Từ ấy” là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 được “mặt trời chân lí” cách mạng soi sáng đường đời.
- Hình ảnh ẩn dụ "nắng hạ" tượng trưng cho nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bùng sáng tâm hồn nhà thơ.
- "mặt trời chân lí": ánh sáng điệu kì của cách mạng, ánh sáng của tư tưởng cộng sản, của chân lí xã hội.
→ Niềm vui hân hoan của người chiến sĩ được giác ngộ lí tưởng của Đảng.
- Hai câu thơ sau là niềm vui sướng của một tâm hồn tươi mới: Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: “vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim”.
b. Khổ 2
- Hai câu đầu: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi" cá nhân với "cái ta" chung của mọi người.
- “buộc”: thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua ranh giới của "cái tôi" để chan hòa mọi người.
- Tâm hồn nhà thơ vươn đến "trăm nơi" và "trang trải" sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với con người.
- Hai câu thơ sau bộc lộ tình yêu thương con người:
- “Để hồn tôi với bao hồn khổ”: hòa nhập vào những đau thương, mất mát của bao nhiêu kiếp người lầm than.
- “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”: ở gần nhau, đồng cảm, thấu hiểu cho nhau sẽ tạo nên một sức mạnh, một khối đại đoàn kết dân tộc.
→ Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa mình và nhân dân.
c. Khổ 3
- Nhà thơ tự nhận mình "là con của vạn nhà" trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất để yêu thương, xoa dịu những thiệt thòi mất mát và để gần gũi nhau hơn.
- “Là em của vạn kiếp phôi pha”: gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương.
- “Là anh của vạn đầu em nhỏ”: thêm có ý thức trách nhiệm dạy dỗ, dẫn dắt thế hệ sau mình đi theo con đường đúng đắn.
- “cù bất cù bơ”: mộc mạc, giản dị.
→ Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp cống hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm lược.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
-----------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia đạt 8 điểm môn Văn năm 2020
- 20 đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
- Cách làm bài văn nghị luận xã hội (Dạng tổng hợp)
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 năm 2020 (Đề 10). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.