Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Phạm Văn Đồng, Đăk Nông năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hóa học lớp 10
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Phạm Văn Đồng, Đăk Nông năm học 2016 - 2017. Đề thi gồm có 30 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian thực hiện bài thi là 45 phút. Đáp án đã được chúng tôi cập nhật đầy đủ. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Đăk Song, Đăk Nông năm học 2016 - 2017
SỞ GD&ĐT ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút |
Fe = 56; Ba = 137; Na = 23; K = 39; Li = 7; Rb = 85, Cs = 133; S = 32
Câu 1: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn, Y tạo được hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M cho hợp chất có công thức MY2, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là:
A. Zn (65) B. Mg (24) C. Fe (56) D. Cu (64)
Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố có khuynh hướng nhận thêm 2 electron trong các phản ứng hoá học là
A. Cl (Z = 17) B. N (Z = 7) C. O (Z = 8) D. Na (Z = 11)
Câu 3: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nào sau đây là sai?
A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
C. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng: Trong bảng HTTH, trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử:
A. Năng lượng ion hóa thứ nhất tăng theo chiều tăng của bán kính nguyên tử
B. Tính kim loại tăng theo chiều tăng của độ âm điện
C. Độ âm điện tăng theo chiều tăng của bán kính nguyên tử
D. Tính bazơ của các hiđroxit tăng theo chiều tăng của bán kính nguyên tử
Câu 5: Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit, hidroxit ứng với các nguyên tố trong nhóm IIA là
A. Giảm B. Giảm rồi tăng C. Không đổi D. Tăng
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện trong hạt nhân là 13. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm VIIA B. Chu kì 3, nhóm IIIA.
C. Chu kì 3, nhóm IIA. D. Chu kì 2, nhóm IIIA.
Câu 7: Nhóm kim loại kiềm là nhóm:
A. VIIIA B. IIA C. VIIA D. IA
Câu 8: Ion M2+ có cấu hình e: 1s22s22p63s23p6. Vị trí M trong bảng tuần hoàn là:
A. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA B. Ô 16, chu kì 3, nhóm VIA
C. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA D. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIA
Câu 9: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của X là:
A. 1s22s22p63s23p64s23d104p1 B. 1s22s22p63s23p64s24p1
C. 1s22s22p63s23p63d104s24p3 D. 1s22s22p63s23p63d104s24p1
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 4,29 gam hai kim loại X, Y ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc nhóm IA trong nước (dư), thu được 3,024 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại X, Y là (cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cs = 133)
A. Na, K. B. Li, Na. C. Rb, Cs. D. K, Rb.
Câu 11: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố d và nguyên tố f. B. Nguyên tố s và nguyên tố p
C. Nguyên tố p D. Nguyên tố s
Câu 12: Nguyên nhân gây ra sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học các nguyên tố ở dạng đơn chất và hợp chất là:
A. Do khối lượng nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.
B. Do số electron của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.
C. Do sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố.
D. Do điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.
Câu 13: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là?
A. Tính kim loại. B. Điện tích hạt nhân. C. Độ âm điện D. Tính phi kim.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là Xesi
B. Kim loại mạnh nhất là Xesi
C. Phi kim mạnh nhất là Flo
D. Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là Flo
Câu 15: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố có tính kim loại điển hình ở vị trí
A. Phía trên bên phải. B. Phía dưới bên trái.
C. Phía trên bên trái. D. Phía dưới bên phải.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm B và 8 nhóm A.
B. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
C. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.
D. Bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
Câu 17: Chu kì là dãy các nguyên tố có cùng
A. Số điện tích hạt nhân. B. Số proton.
C. Số lớp electron. D. Số electron hóa trị.
Câu 18: Hiđroxit có tính bazơ yếu nhất trong các chất sau là: (13Al, 19K, 11Na, 12Mg)
A. KOH B. Mg(OH)2 C. NaOH D. Al(OH)3
Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố ở chu kỳ 4, nhóm IA có số hiệu nguyên tử là:
A. 19 B. 21 C. 13 D. 22
Câu 20: Hoà tan 3,425 gam Ba vào 46,625 gam nước được dung dịch A, nồng độ % của dung dịch A là:
A. 8,55% B. 17,1% C. 4,275% D. 11,5%
Câu 21: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là
A. 40,00%. B. 60,00%. C. 50,00%. D. 27,27%.
Câu 22: Những tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
A. Số lớp electron B. Số electron lớp ngoài cùng
C. Tính kim loại, tính phi kim D. Hóa trị cao nhất với oxi
Câu 23: Cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p4. Hợp chất với hiđro và oxit cao nhất có dạng
A. H3X, X2O5. B. HX, X2O7. C. H2X, XO3. D. XH4, XO2.
Câu 24: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có
A. Cùng số electron s hay p B. Số electron lớp ngoài cùng như nhau
C. Số lớp electron như nhau D. Số electron như nhau
Câu 25: Số nguyên tố trong chu kì 1 và 2 lần lượt là:
A. 8 và 18. B. 18 và 8. C. 2 và 8. D. 8 và 8.
Câu 26: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn lần lượt là:
A. 4 và 3. B. 3 và 4. C. 4 và 4. D. 3 và 3.
Câu 27: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, electron và nơtron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 18 B. 17 C. 23 D. 15
Câu 28: Cho cấu hình electron của nguyên tố sau:
X1: 1s22s22p6 X2: 1s22s22p5 X3: 1s22s22p63s23p5 X4: 1s22s22p1
Những nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ là:
A. X1, X4 B. X2, X3 C. X1, X2 D. X1, X2, X4
Câu 29: Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì có tổng số proton trong hạt nhân hai nguyên tố là 25. Vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. Chu kì 3, các nhóm IA và IIA B. Chu kì 2, các nhóm IIA và IIIA
C. Chu kì 2, các nhóm IVA và VA D. Chu kì 3, các nhóm IIA và IIIA
Câu 30: Trong 1 chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố:
A. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. Tăng theo chiều tăng của tính phi kim.
D. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại.