Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 bài: Châu Âu và nước Mĩ giữa hai
Đề kiểm tra 1 tiết môn Sử lớp 8 bài: Châu Âu và nước Mĩ giữa hai
Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 bài: Châu Âu và nước Mĩ giữa hai do thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm. Đây là đề kiểm tra 1 tiết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm nằm trong chương trình SGK môn Lịch sử lớp 8 theo bài dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Sử lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 chương 2: Các nước Âu - Mĩ cuối
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 chương 3: Châu Á thế kỉ thứ XVIII
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 bài: Lịch sử thế giới cận đại
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 bài: Cách mạng tháng mười Nga
1. Sự ra đời của Quốc tế cộng sản có nguyên nhân căn bản từ đâu?
A. Sự tiếp nối di sản và quá trình hoạt động của Quốc tế 1 và Quốc tế hai.
B. Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới trong những năm sau Thế chiến thứ nhất.
D. Sự thành lập các Đảng cộng sản ở các nước Âu - Mĩ.
2. Năm 1920 có những Đảng cộng sản nào được thành lập?
A. Đảng cộng sản Pháp và Đức.
B. Đảng cộng sản Anh và Pháp.
C. Đảng cộng sản Anh và Đức.
D. Đảng cộng sản Nga và Pháp.
3. Nội dung nào sau đây không nằm trong cải cách của Ru-dơ-ven?
A. Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp.
B. Tạo thêm nhiều việc làm mới, ổn định tình hình xã hội.
C. Cải tổ hệ thống chính trị, loại những người Cộng sản ra khỏi chính quyền.
D. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất.
4. Kết quả lớn nhất của cao trào cách mạng tháng 1918-1923 ở Châu Âu là gì?
A. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân ở mỗi nước.
B. Lật đổ chế độ quân chủ tồn tại ở mỗi nước.
C. Sự ra đời của các Đảng cộng sản ở mỗi nước.
D. Tấn công mạnh mẽ vào chính quyền thống trị ở các nước.
5. Từ 1920 - 1929, tình hình sản xuất thép của nước Đức tăng như thế nào?
A. Từ 2,8 triệu tấn lên 9,2 triệu tấn.
B. Từ 7,8 triệu tấn lên 16,2 triệu tấn.
C. Từ 6,7 triệu tấn lên 15,2 triệu tấn.
D. Từ 9,8 triệu tấn lên 14,2 triệu tấn.
6. Trong những năm 1918-1923, tình hình kinh tế ở phần lớn các nước tư bản - chủ nghĩa như thế nào?
A. Tương đối ổn định.
B. Lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
C. Khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.
D. Ổn định và phát triển.
7. Nội dung nào không nằm trong tình hình Mĩ giai đoạn 1918 - 1939?
A. Sự phát triển vượt trội về kinh tế.
B. Nạn thất nghiệp và nghèo đói tràn lan.
C. Sự xác lập thể chế dân chủ tư sản.
D. Sự ra đời của Chính sách mới do Ru-dơ-ven khởi xướng.
8. Cho đến năm 1928, sản lượng công nghiệp Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật?
A. Chiếm 2/3 tổng sản lượng công nghiệp toàn châu Âu và chiếm 58% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
B. Vượt quá sản lượng toàn châu Âu và chiếm 28% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
C. Vượt quá sản lượng toàn châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
D. Chiếm một nửa sản lượng công nghiệp toàn châu Âu và 1/3 của toàn thế giới.
9. Tổ chức nào đóng vai trò lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ trong những thập niên 20, 30 của thế kỉ XX?
A. Đảng cộng hòa.
B. Công đoàn.
C. Đảng cộng sản Mĩ.
D. Đảng Dân chủ.
10. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 bắt đầu từ ngành kinh tế nào?
A. Tài chính - ngân hàng.
B. Nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
C. Công nghiệp nặng.
D. Công nghiệp quốc phòng.
11. Luận cương Lê nin và vấn đề dân tộc và thuộc địa được thông qua tại Đại hội làn thứ mấy của Quốc tế cộng sản?
A. Đại hội lần thứ hai.
B. Đại hội lần thứ ba.
C. Đại hội lần thứ nhất.
D. Đại hội lần thứ bảy.
12. Đâu là kết quả của cách mạng Đức năm 1918?
A. Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít Đức.
B. Dân đến sự thành lập của Mặt trận nhân dân Đức.
C. Chính phủ tư sản Đức bị lật đổ.
D. Đã thành lập các Xô viết nhưng thành quả rơi vào tay tư sản.
13. Sự khủng hoảng về chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1918-1923 biểu hiện như thế nào?
A. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản ngày càng quyết liệt.
B. Tất cả đều đúng.
C. Cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở châu Âu cũng như nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc.
D. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.
14. Năm nào thì khủng hoảng kinh tế đạt đỉnh cao nhất ở Mĩ?
A. Năm 1930.
B. Năm 1933.
C. Năm 1929
D. Năm 1932.
15. Đến năm 1929, nước nào có sản lượng than lớn nhất châu Âu?
A. Đức.
B. Pháp.
C. Anh.
D. Nga.
16. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy cao trào cách mạng 1918-1930 ở châu Âu bùng nổ?
A. Do hậu quả chiến tranh làm nền kinh tế các nước châu Âu suy sụp.(1)
B. Để phục hồi kinh tế giai cấp thống trị tăng cường bóc lột, đời sống nhân dân khổ cực.(3)
C. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.(2)
D. Câu (1) và (2) đúng
17. Đảng cộng sản Hung-ga-ri được thành lập vào năm nào?
A. 1918.
B. 1921.
C. 1920.
D. 1919.
18. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 nổ ra là do nguyên nhân gì?
A. Mĩ phát triển, khống chế đồng minh tư bản.
B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
C. Tất cả các câu đều đúng.
D. Hậu quả của chiến tranh và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười
Nga.
19. Điểm hạn chế trong sự phát triển kinh tế Mĩ giai đoạn 1918 - 1929 là:
A. sự phát triển không đều giữa các ngành kinh tế.(3)
B. mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.(2)
C. Tất cả (1), (2), (3) đều đúng.
D. chạy theo lợi nhuận, chủ nghĩa tự do thái quá.(1)
20. Một tổ chức quốc tế nhằm duy trì trật tự mới và bảo vệ quyền lợi của tư bản tên là gì, bao nhiêu nước?
A. Hội quốc liên - 44 nước.
B. Hội quốc minh - 42 nước.
C. Liên hiệp quốc - 40 nước.
D. Hội đồng minh - 44 nước.
21. Hít-le lên làm Thủ tướng ở Đức vào thời gian nào?
A. Ngoài 20 - 3 - 1931.
B. Ngoài 30 - 1 - 1933.
C. Ngoài 20 - 1 - 1932.
D. Ngoài 30 - 3 - 1935.
22. Đại hội lần VII (1935), Quốc tế Cộng sản có chủ trương gì quan trọng?
A. Vô sản các nước đoàn kết lại
B. Giải tán quốc tế cộng sản.
C. Thống nhất các Đảng Cộng sản thành một.
D. Thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở các nước.
23. Linh hồn của quốc tế cộng sản là ai?
A. Lê-nin
B. Các Mác.
C. Ăng-ghen
D. Xta-lin
24. Thời kì ổn định về chính trị và phát triển kinh tế của các nước tư bản là thời gian nào?
A. Giai đoạn 1924 - 1929.
B. Giai đoạn 1924 - 1928.
C. Giai đoạn 1923 - 1933.
D. Giai đoạn 1929 - 1933
25. Để khắc phục những khủng hoảng về kinh tế - tài chính trong giai đoạn 1929 - 1933, Ru-dơ-ven đã cho ban hành
A. các luật kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Mĩ và Mĩ ra nước ngoài.
B. các chính sách hỗ trợ cho công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.
C. các quy ước ngầm về chỉ tiêu cần đạt trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.
D. các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.
26. Qua hai hình 65 (Bãi đỗ ô tô ở Niu Oóc năm 1928) và hình 66 (Công nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ) cho ta nhận biết được điều gì?
A. Sự ổn định của nền chính trị Mĩ.
B. Sự ổn định của xã hội Mĩ.
C. Cuộc sống sung sướng của người dân lao động Mĩ.
D. Sự phát triển và phồn vinh của kinh tế Mĩ.
27. Hệ quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là gì?
A. Nền kinh tế của nhiều nước châu Âu bị kiệt quệ, không có khả năng khắc phục.
B. Sự ra đời của các loại vũ khí hủy diệt và vũ khí hạt nhân.
C. Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới.
D. Sự lan tràn của làn sóng, văn hóa và lối sống Âu - Mĩ sang các dân tộc phương Đông.
28. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho kinh tế tất cả các nước châu Âu (kể cả thắng trận và bại trận) đều bị suy sụp. Đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
29. Đâu là điểm chung của các nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản dưới tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933?
A. Đều tiến hành các cải cách dân chủ nhằm hạn chế tối đa hậu quả của khủng hoảng.
B. Đều tìm lối thoát bằng phát xít hóa bộ máy chính quyền.
C. Đều ban hành các chính sách khuyến khích nhân dân sản xuất, phục hồi kinh tế.
D. Đều tăng cường xâm lược thuộc địa để tìm lối thoát.
30. Điều kiện nào là yếu tố thuận lợi thúc đẩy sự thành lập Quốc tế cộng sản?
A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự tồn tại của Nhà nước Xô viết.
B. Sự ra đời và hoạt động của trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn.
C. Sự ra đời và hoạt động của Hội Quốc liên.
D. Sự thành lập các Đảng cộng sản ở các nước Âu - Mĩ.
Đáp án kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 bài: Châu Âu và nước Mĩ giữa hai
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | B | C | C | B | B | C | C | C | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | D | C | D | A | D | A | D | C | A |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | D | A | A | D | D | C | A | B | A |
............................................
Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 bài: Châu Âu và nước Mĩ giữa hai. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt