Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 chương 3: Châu Á thế kỉ thứ XVIII

Đề kiểm tra 1 tiết môn Sử lớp 8 chương 3: Châu Á thế kỉ thứ XVIII

Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 chương 3: Châu Á thế kỉ thứ XVIII do thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm. Đây là đề kiểm tra 1 tiết môn Sử lớp 8 theo bài dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Sử. Mời các bạn cùng tham khảo

1. Khu vực Đông Nam Á có nước nào thoát khỏi tình trạng thuộc địa?

A. Miến Điện

B. Phi-lip-pin

C. In-đô-nê-xi-a

D. Thái Lan

2. Đâu là mục tiêu thành lập của Đảng Quốc đại?

A. Đấu tranh giành quyền tự trị và tự do tôn giáo.

B. Đấu tranh giành quyền tự trị và phát triển kinh tế dân tộc.

C. Phát triển kinh tế đủ sức cạnh tranh với thực dân Anh.

D. Đấu tranh đòi quyền tự do tín ngưỡng và phát triển kinh tế.

3. Từ năm 1912 cho đến năm 1917, số lượng các cuộc bãi công ở Nhật Bản tăng như thế nào?

A. Từ 46 lên 398.

B. Từ 56 lên 498.

C. Từ 46 lên 298.

D. Từ 56 lên 198.

4. Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến Ấn Độ nhằm:

A. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình

B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ

C. Xoa dịu tinh thần dấu tranh của họ

D. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình

5. Vào những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam có phong trào chống Pháp nào tiêu biểu?

A. Phong trào Đông Du.

B. Phong trào Duy tân.

C. Phong trào Cần Vương.

D. Phong trào Cần Vương và Phong trào nông dân Yên Thế.

6. Vào năm 1914, Nhật Bản đã đẩy mạnh ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm được tỉnh nào?

A. Nam Kinh.

B. Sơn Đông.

C. Hoa Nam.

D. Quảng Tây.

7. Cả A-cha Xoa và Pu-côm-bô đều liên lạc với nghĩa quân nào ở Việt Nam?

A. Phan Đình Phùng.

B. Hoàng Hoa Thám.

C. Nguyễn Thiện Thuật.

D. Thiên hộ Dương.

8. Hãy chỉ ra nguyên nhân thất bại của phong trào Nghĩa Hòa đoàn?

A. Sự câu kết của triều đình Mãn Thanh và các nước đế quốc. (3)

B. Thiếu sự lãnh đạo thống nhất. (1)

C. Tất cả (1), (2) và (3).

D. Thiếu vũ khí. (2)

9. Thực dân Anh hoàn thành công cuộc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào?

A. Thế kỉ XVI

B. Cuối thế kỉ XVIII

C. Đầu thế kỉ XVIII

D. Năm 1875

10. Phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc diễn ra trong thời gian nào?

A. 1850-1865

B. 1851-1864

C. 1864-1870

D. 1851-1860

11. Sự kiện mở đầu cho quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước tư bản phương Tây là

A. Đức chiếm vùng Sơn Đông.

B. Điều ước Nam Kinh được kí kết.

C. thực dân Anh tiến hành Chiến tranh thuốc phiện.

D. chiến tranh Trung - Nhật.

12. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, một phong trào nông dân bùng nổ chống đế quốc là:

A. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc

B. Phong trào Duy tân

C. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn

D. Tất cả đều đúng

13. Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì?

A. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ

B. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài

C. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng

D. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa

14. Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột Ấn Độ thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc nào?

A. Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo để đàn áp nhân dân Ấn Độ.

B. Thi hành chính sách "ngu dân"

C. Áp dụng chính sách chia để trị

D. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa.

15. Ngày 5/5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh gì?

A. "Quốc hữu hóa các xí nghiệp của giai cấp tư sản".

B. "Quốc hữu hóa các hệ thống đường giao thông"

C. "Quốc hữu hóa đường bộ"

D. "Quốc hữu hóa đường sắt"

16. Lực lượng chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1875 - 1885 là

A. công nhân và binh lính.

B. công nhân và nông dân.

C. nông dân và binh lính.

D. công nhân và tiểu tư sản.

17. Phản ứng chung của nhân dân các nước Đông Nam Á khi thực dân phương Tây kéo đến xâm lược là gì?

A. Phản ứng yếu ớt.

B. Nhanh chóng đầu hàng.

C. Kiên quyết đứng lên đấu tranh.

D. Thỏa hiệp và tiến hành thương lượng để giữ độc lập.

18. Tại sao Nhật phải tiến hành cải cách?

A. Để thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu.

B. Để duy trì chế độ phong kiến.

C. Để bảo vệ quyền lợi của quý tộc phong kiến.

D. Để tiêu diệt tướng quân..

19. Nội dung nào là điểm khác nhau căn bản giữa cách mạng Tân Hợi và phong trào Duy tân Mậu Tuất?

A. Về phạm vi diễn ra.

B. Về mục tiêu tiến hành.

C. Về thời gian diễn ra.

D. Về giai cấp lãnh đạo và kết quả đạt được.

20. Đâu là đóng góp lớn nhất của Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng minh hội?

A. Việc thành lập nước Trung Hoa dân quốc và bình quân địa quyền.

B. Lôi kéo được đông đảo tầng lớp nhân dân Trung Quốc tham gia.

C. Đánh đuổi được sự can thiệp của các nước đế quốc.

D. Ban bố quyền bình đẳng nam nữ.

21. Khi giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời và lớn lên, bị chèn ép bởi thế lực nào?

A. Chế độ phong kiến Mãn Thanh.

B. Bọn quý tộc mới và triều đình phong kiến Mãn Thanh.

C. Bọn thực dân xâm lược vào Trung Quốc.

D. Bọn thực dân và triều đình phong kiến Mãn Thanh.

22. Chiến tranh Nga - Nhật diễn ra vào thời gian nào?

A. 1904-1905

B. 1904-1906

C. 1905-1906

D. 1903-1905

23. In-đô-nê-xi-a là thuộc địa của nước nào?

A. Anh

B. Bồ Đào Nha

C. Pháp

D. Hà Lan

24. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay diễn ra ở những vùng nào của Ấn Độ?

A. Miền Tây và một phần miền Trung.

B. Miền Nam và một phần miền Bắc.

C. Miền Bắc và một phần miền Trung.

D. Miền Bắc và một phần miền Đông.

25. Đâu là điểm giống nhau giữa phong trào Thái Bình thiên quốc và phong trào nghĩa Hòa đoàn?

A. Đều diễn ra vào đầu thế kỉ XX.

B. Đều giành được thắng lợi.

C. Đều là phong trào nông dân.

D. Đều là phong trào của sĩ phu tư sản hóa.

26. Tháng 9/1905, chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời có tên gọi là:

A. Trung Quốc Liên minh hội

B. Đảng dân chủ tư sản kiểu mới Trung Quốc.

C. Trung Quốc Đồng minh hội

D. Đảng dân chủ tư sản Trung Quốc.

27. Nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống chính sách "chia để trị" của thực dân Anh với xứ Ben-gan vào năm nào?

A. 1903.

B. 1905.

C. 1904.

D. 1906.

28. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến thực dân phương Tây, nhất là Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ?

A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.

B. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua

C. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn

D. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.

29. Cuộc Duy tân Minh trị được thực hiện vào:

A. Tháng 1-1868

B. Tháng 1-1866

C. Tháng 1-1869

D. Tháng 1-1867

30. Lào trở thành thuộc địa của Pháp vào năm nào?

A. 1883.

B. 1890

C. 1885

D. 1893

Đáp án kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 chương 3: Châu Á thế kỉ thứ XVIII

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

A

D

D

B

D

C

B

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

A

C

D

B

C

A

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

A

D

C

C

C

B

A

A

D

............................................

Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 chương 3: Châu Á thế kỉ thứ XVIII. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 8

    Xem thêm