Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề ôn tập ở nhà môn Lịch sử lớp 6 - Nghỉ dịch Corona (Tuần từ 06/4 - 11/4)

Đề ôn tập ở nhà môn Lịch sử lớp 6

Đề ôn tập ở nhà môn Lịch sử lớp 6 - Nghỉ dịch Corona (Tuần từ 06/4 - 11/4) có đáp án hệ thống lại các kiến thức môn Lịch sử học kì 1 và nửa đầu học kì 2 lớp 6 cho các em học sinh tham khảo ôn tập, các thầy cô hướng dẫn các em ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ dịch bệnh.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề ôn tập ở nhà môn Lịch sử lớp 6

HS lựa chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và điền vào ô đáp án trong phần bài làm:

Câu 1. Chính quyền đô hộ sáp nhập đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ của Trung Quốc nhằm mục đích gì?

A. Người Trung Quốc đông có thêm đất đai để ở.

B. Nhằm giúp nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền.

C. Thôn tính nước ta cả về lãnh thổ và chủ quyền.

D. Bắt nhân dân ta phải thần phục nhà Hán.

Câu 2. Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ năm nào?

A. 34

B. 35

C. 36

D. 37

Câu 3. Những vùng đất nào của nước ta hiện nay là vùng đất của ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam trước đây?

A. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Bình.

B. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam.

C. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Trị.

D. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Ngãi.

Câu 4. Nhà Triệu chia nước Âu Lạc thành hai quận và sáp nhập vào:

A. Trung Quốc.

B. Văn Lang.

C. Nam Việt.

D. An Nam.

Câu 5. Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao nhằm mục đích gì?

A. Cai quản cho dễ.

B. Đồng hóa dân tộc.

C. Biến nước ta thành một tỉnh của Trung Quốc.

D. Ép nhân dân ta lao dịch dễ dàng.

Câu 6. Những chính sách cai trị của các triểu đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?

A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng.

B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng.

C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của chúng.

D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.

Câu 7. Nhà Hán bắt nhân dân ta phải cống nộp những sản vật quý hiếm gì?

A. Sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi...

B. Tôm, cá, lương thực...

C. Trâu, bò, lợn, gà...

D. Quả vải, nhãn...

Câu 8. Dưới sự cai trị của chính quyền nhà Hán, chúng đã đưa các tầng lớp nào vào Âu Lạc cũ, cho ở lẫn với người Việt?

A. Quý tộc.

B. Nông dân.

C. Dân nghèo, tội nhân.

D. Địa chủ, quan lại.

Câu 9. Các triều đại phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích:

A. Mở rộng quan hệ giao lưu với Trung Quốc.

B. Thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc ta.

C. Khai phá văn minh cho dân tộc ta.

D. Thống trị, áp bức dân tộc ta.

Câu 10. Thủ phủ của Châu Giao được đặt ở đâu?

A. Luy Lâu

B. Cổ Loa

C. Thăng Long

D. Hoa Lư

Câu 11. Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa vào thời nhà nào?

A. Thời nhà Triệu.

B. Thời nhà Hán.

C. Thời nhà Hán - Đường.

D. Thời nhà Tống - Đường.

Câu 12. "Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này."

4 câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào?

A. Đại Việt sử kí toàn thư.

B. Đại Nam thực lục.

C. Thiên Nam ngữ lục.

D. Đại Việt sử kí tiền biên.

Câu 13. Từ việc sắp đặt quan lại của nhà Hán đối với Âu Lạc có thể rút ra nhận xét:

A. Nhà Hán muốn người Hán cùng người Việt cai quản đất nước.

B. Nhà Hán muốn nhường quyền cai quản cho người Việt.

C. Nhà Hán mới cai quản đến cấp quận, còn huyện xã chúng chưa vươn tới được phải giao cho người Việt.

D. Nhà Hán bố trí người Hán cai quản từ trên quận đến tận làng xã.

Câu 14. Quan hệ bao trùm trong xã hội nước ta dưới trời Bắc thuộc là quan hệ:

A. Quan hệ giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.

B. Quan hệ giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

C. Quan hệ giữa quý tộc; phong kiến Việt Nam với chính quyền đô hộ phương Bắc.

D. Quan hệ giữa nhân dân ta với quý tộc, phong kiến Việt Nam.

Câu 15. Sau khi giành lại được độc lập cho đất nước, Trưng Vương đã làm gì?

A. Xá thuế ba năm cho dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc của chính quyền nhà Hán.

B. Tiếp tục thu thuế để có tiền xây dựng đất nước.

C. Xá thuế hai năm liền cho dân, luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

D. Tiếp tục sử dụng luật pháp nhà Hán đề thống trị nhân dân.

Câu 16. Sau khi lên ngôi, Trưng Vương đóng đô ở đâu?

A. Cổ Loa (Hà Nội)

B. Mê Linh (Vĩnh Phúc)

C. Bạch Hạc (Phú Thọ)

D. Cẩm Khê (Ba Vì - Hà Tây)

Câu 17. Vào năm 42, người đã được vua Hán lựa chọn để chỉ huy đạo quân tấn công chiếm lại nước ta là ai?

A. Tiên Tư

B. Tô Định.

C. Mã Viện.

D. Trần Bá Tiên.

Câu 18. Vào tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt tại:

A. Cấm Khê

B. Cẩm Khê

C. Lãng Bạc

D. Hợp Phố.

Câu 19. Hậu quả của chính sách bóc lột của nhà Hán đối với nhân dân Giao Châu là gì?

A. Thôn xóm tiêu điều

B. Đất nước xơ xác

C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển

D. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng

Câu 20. Mã Viện được vua Hán chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta vì:

A. Mã Viện là viên tướng lão luyện, khét tiếng gian ác.

B. Mã Viện là viên tướng nổi tiếng gian ác, lắm mưu nhiều kế.

C. Mã Viện là viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam.

D. Mã Viện là viên tướng lão luyện, gian ác, lắm mưu nhiều kế, từng chinh chiến ở phương Nam.

Câu 21. Địa danh Lãng Bạc nằm ở đâu?

A. Phía đông Cổ Loa

B. Phía tây Cổ Loa

C. Phía bắc Cổ Loa

D. Phía nam Cổ Loa

Câu 22. Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng nào để nghênh chiến với quân nhà Hán?

A. Hai Bà Trưng kéo quân đến Hợp Phố để nghênh chiến.

B. Hai Bà Trưng kéo quân đến Lục Đầu để nghênh chiến.

C. Hai Bà Trưng kéo quân đến Lãng Bạc để nghênh chiến.

D. Hai Bà Trưng kéo quân đến Quỷ Môn Quan để nghênh chiến.

Câu 23. Quân Trung Quốc sau cuộc xâm lược sang Việt Nam, khi đi mười phần khi về:

A. còn nguyên mười phần

B. còn tám phần.

C. còn bốn, năm phần.

D. còn hai, ba phần.

Câu 24. Thời gian Mã Viện đưa quân tấn công vào nước ta là thời gian nào và nơi chúng tấn công đầu tiên ở đâu?

A. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Hợp Phố.

B. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Giao Chỉ.

C. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Quỷ Môn Quan.

D. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Lục Đầu.

Câu 25. Việc nhân dân lập đền thờ Hai Bà Trưng ở nhiều nơi nói lên điều gì?

A. nhân dân luôn nhớ đến công lao của Hai Bà Trưng trong công cuộc bảo vệ đất nước.

B. nhân dân rất căm ghét quân xâm lược Hán.

C. nhân dân luôn xây đền thờ để thờ những người có công.

D. nhân dân không bao giờ quên những giai đoạn khó khăn của đất nước.

Bài tập ôn ở nhà lớp 6 trong thời gian nghỉ Corona

Ngoài ra, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 6 Kết nối

    Xem thêm