Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10
Mỗi năm cứ vào thời gian này là các bạn học sinh lại tất bật ôn tập để thi giữa học kì. Để các bạn ôn tập dễ dàng. Thư viện đề thi VnDoc giới thiệu: Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 – 2017. Thông qua đề thi, các bạn sẽ làm quen với các dạng đề, biết điều chỉnh thời gian làm bài, rèn luyện và nâng cao trình độ. Chúc các bạn đạt được kết quả cao!
Đề thi giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 10 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 - 2017
SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: VẬT LÝ LỚP 10 Thời gian làm bài: 50 phút |
Câu 1: Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật:
A. Chuyển động với gia tốc không đổi. B. Chuyển động tròn đều.
C. Chuyển động cong đều. D. Chuyển động thẳng đều.
Câu 2: Chọn đáp án đúng. Cánh tay đòn của lực là
A. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.
B. Khoảng cách từ trục quay đến vật.
C. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
D. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
Câu 3: Một con lắc đơn, vật nặng m gắn vào đầu sợi dây nhẹ dài l, đầu kia của sợi dây treo vào điểm cố định. Kéo con lắc lệch góc α0 so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ, biểu thức tính vận tốc cực đại của vật nặng trong quá trình dao động là:
Câu 4: Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao:
A. 0,102 m. B. 1,0 m. C. 32 m. D. 9,8 m.
Câu 5: Một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên,chịu tác dụng của một lực 1,0N trong khoảng thời gian 2,0 giây. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:
A. 1,0m. B. 4,0m. C. 2,0m. D. 0,5m.
Câu 6: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
A. Tác dụng vào cùng một vật.
B. Tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.
D. Không cần phải bằng nhau về độ lớn.
A. P = Fvt. B. P = Fv2. C. P = Ft. D. P = Fv.
Câu 8: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5+ 60t (x: km, t: h) Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.
B. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.
C. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.
D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5km/h.
Câu 9: Theo quan điểm chất khí thì không khí mà chúng ta đang hít thở là:
A. Khí thực. B. Khí ôxi.
C. Khí lý tưởng. D. Gần là khí lý tưởng.
Câu 10: Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:
A. Tốc độ góc không đổi. B. Quỹ đạo là đường tròn.
C. Tốc độ dài không đổi. D. Vectơ gia tốc không đổi.
Câu 11: Các công thức liên hệ giữa vận tốc dài với vận tốc góc, và gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là:
Câu 12: Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
A. Không đẩy gì cả. B. Đẩy lên. C. Đẩy xuống. D. Đẩy sang bên.
Câu 13: Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị giãn 2cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng:
A. 0,04 J. B. 200J. C. 400 J. D. 100 J.
Câu 14: Một viên đạn khối lượng m = 10g bay ngang với vận tốc v1 = 200m/s xuyên vào tấm gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ, đạn có vận tốc v2 = 100m/s. Lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn là:
A. 4.103 N. B. 9.103 N. C. 8.103 N. D. 3.103 N.
Câu 15: Quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn?
A. Ôtô chuyển động tròn.
B. Ôtô giảm tốc.
C. Ôtô tăng tốc.
D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường không có ma sát.
Câu 16: Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là:
A. 500 W. B. 5W. C. 50W. D. 0,5 W.
Câu 17: Tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng độ cao thì
A. Vận tốc của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ.
B. Vận tốc của hai vật không đổi.
C. Hai vật rơi với cùng vận tốc.
D. Vận tốc của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ.
Câu 18: Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 200g và m2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều nhau với các vận tốc tương ứng v1 = 2m/s và v2 = 0,8m/s. Sau khi va chạm hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Bỏ qua sức cản . Độ lớn vận tốc sau va chạm là:
A. 1,24 m/s. B. 0,63 m/s. C. 1,4 m/s. D. 0,54 m/s.
Câu 19: Chọn đáp án sai.
A. Trong chuyển động nhanh dần đều gia tốc cùng dấu với vận tốc v0.
B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.
C. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng chậm dần đều.
D. Tại một vị trí xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.
Câu 20: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. Hợp lực có thể có độ lớn là:
A. 25N. B. 15 N. C. 2N. D. 1N.
Câu 21: Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2.
A. t = 1s. B. t = 4 s. C. t = 3 s. D. t = 2s.
Câu 22: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là:
Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện
Câu 23: Một hòn bi nhỏ khối lượng m = 50g lăn không vận tốc đầu từ điểm A có độ cao h dọc theo một đường rãnh trơn ABCDE có dạng như hình bên. Phần BCDE có dạng một đường tròn bán kính R = 30cm. Bỏ qua ma sát. Tìm giá trị nhỏ nhất của h để hòn bi có thể vượt lên tới được điểm cao nhất D trên máng tròn. Lấy g = 10m/s2
A. hmin = 1m. B. hmin = 0,75m.
C. hmin =0,8m. D. hmin = 0,5m.
Câu 24: Chọn đáp án đúng. Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho
A. Tác dụng uốn của lực. B. Tác dụng làm quay của lực.
C. Tác dụng kéo của lực. D. Tác dụng nén của lực.
Câu 25: Một vật được ném lên từ độ cao 1m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng:
A. 5 J. B. 4J. C. 6 J. D. 7 J.
Câu 26: Một xilanh chứa 100 cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pit tông nén đẳng nhiệt khí trong xilanh xuống còn 50 cm3. Áp suất khí trong xilanh lúc này là
A. 3.105 Pa. B. 4.105 Pa. C. 5.105 Pa. D. 2.105 Pa.
Câu 27: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 giây ( Lấy g = 9,8 m/s2). Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là:
A. 5,0 kg.m/s. B. 10 kg.m/s. C. 4,9 kg. m/s. D. 0,5 kg.m/s.
Câu 28: Một lượng khí xác định, được xác định bởi bộ ba thông số:
A. áp suất, nhiệt độ, khối lượng. B. áp suất, thể tích, khối lượng.
C. áp suất, nhiệt độ, thể tích. D. thể tích, khối lượng, nhiệt độ.
Câu 29: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ở thể khí?
A. Giữa các phân tử có khoảng cách.
B. Chuyển động không ngừng.
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
D. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
Câu 30: Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1,0 J (Lấy g = 10m/s2). Khi đó vận tốc của vật bằng:
A. 0,45m/s. B. 1.4 m/s. C. 4,47 m/s. D. 1,0 m/s.
Câu 31: Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là
A. Cân bằng phiến định. B. Cân bằng không bền.
C. Cân bằng bền. D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.
Câu 32: Một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 180m trong thời gian 45 giây. Động năng của vận động viên đó là:
A. 875J. B. 140J. C. 315J. D. 560J.
Câu 33: Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là:
A. p = 100 kg.m/s. B. p = 360 N.s. C. p = 100 kg.km/h. D. p = 360 kgm/s.
Câu 34: Chọn phát biểu đúng. Vec tơ tổng động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng
A. Bảo toàn. B. Không bảo toàn. C. Không xác định. D. Biến thiên.
Câu 35: Đơn vị của động lượng là:
A. N/s. B. N.m. C. Kg.m/s D. Nm/s.
Câu 36: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100N/m để nó dãn ra được 10 cm? Lấy g = 10m/s2
A. 100N. B. 1000N. C. 10N. D. 1N.
Câu 37: Công thức cộng vận tốc:
Câu 38: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 600. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là:
A. 1500 J. B. 1275 J. C. 750 J. D. 6000 J.
Câu 39: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình:
A. Đẳng áp. B. Đẳng nhiệt. C. Đoạn nhiệt. D. Đẳng tích.
Câu 40: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa:
A. giảm 2 lần. B. tăng gấp 4 lần. C. không đổi. D. tăng gấp 2 lần.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10
1. A 2. D 3. C 4. A 5. A 6. B 7. D 8. B 9. A 10. D | 11. A 12. B 13. A 14. D 15. D 16. B 17. C 18. D 19. C 20. B | 21. D 22. A 23. B 24. B 25. C 26. B 27. C 28. C 29. D 30. C | 31. B 32. D 33. A 34. A 35. C 36. C 37. A 38. C 39. B 40. D |