Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 trường THCS Quang Trung, Quảng Nam năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 trường THCS Quang Trung, Quảng Nam năm học 2016 - 2017. Đề thi gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm chiếm 40% tổng số điểm và 4 câu hỏi tự luận chiếm 60% tổng số điểm. Đề thi được đánh giá vừa sức đối với học sinh, không quá dài, tuy nhiên để đạt được điểm khá trở lên học sinh cần nắm vững kiến thức, biến cách vận dụng linh hoạt các công thức tính toán vào từng bài. Mời các bạn tham khảo.
Trắc nghiệm online: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 trường THCS Quang Trung, Quảng Nam năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Bù Đăng, Bình Phước năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 trường THCS Cự Khê, Hà Nội năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 trường THCS Kỳ Thượng, Quảng Ninh năm học 2016 - 2017
PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NH 2016 - 2017 Môn: VẬT LÍ 9 Thời gian 45 phút |
I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm)
Câu 1. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện năng tiêu thụ?
A . J/s. B. W/s. C. Jun. D. kW/h.
Câu 2. Định luật Jun-Len xơ cho biết điện năng biến đổi thành:
A. Nhiệt năng. B. Quang năng. C. Hoá năng. D. Cơ năng.
Câu 3. Một đèn có ghi 220V - 100W. Điện trở của dây tóc bóng đèn khi nó hoạt động bình thường là:
A. 22 B. 484 C. 5/11 D. 480
Câu 4. Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện qua dây dẫn có cường độ 0,4 A. Nếu tăng hiệu điện thế này thành 9V thì dòng điện qua dây dẫn có cường độ là:
A. 0,6 A. B. 0,7 A. C. 0,8 A. D. 0,9 A.
Câu 5. Lõi của nam châm điện thường làm bằng:
A. Gang. B. Sắt già. C. Thép. D. Sắt non.
Câu 6. Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi:
A. Một vật nhẹ để gần A hút về phía A.
B. Một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.
C. Một thanh nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam - Bắc.
D. Một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên.
Câu 7. Theo quy tắc nắm tay phải thì:
A. Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện
B. Ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
C. Bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây
D. Nắm và đặt bàn tay phải sao cho chiều đường sức từ hướng vào lòng bàn tay
Câu 8. Đoạn mạch gồm hai đèn mắc song song thì:
A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên các đèn.
B. Cường độ dòng điện trên các đèn là bằng nhau.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn là bằng nhau.
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch luôn nhỏ hơn hiệu điện thế của mỗi đèn.
II. Phần tự luận (6,0 điểm)
Câu 9. (1,0 điểm) Cho hai điện trở R1 = 30; R2 = 20. Tính điện trở của đoạn mạch khi mắc song song và mắc nối tiếp?
Câu 10. (2,0 điểm)
a/ Phát biểu quy tắc bàn tay trái?
b/ Hãy xác định chiều của dòng điện hoặc chiều của lực điện từ trong hình vẽ sau.
Câu 11. (2,0 điểm). Một bóng đèn có ghi 220V - 100 W được mắc vào hiệu điện thế 220V.
a/ Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn khi bóng sáng bình thường?
b/ Tính điện năng mà bóng tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày), mỗi ngày dùng trung bình 4 giờ.
Câu 12. (1,0 điểm)
Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện qua chúng có cường độ I = 0,3A. Nếu mắc song song hai điện trở này cũng vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện trong mạch chính có cường độ I' = 1,6A. Hãy tính R1 và R2
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 9
I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đ/án | C | A | B | A | D | C | C | C |
II. Phần tự luận (6,0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
9 | Đoạn mạch gồm R1//R2 nên: Rtđ = (R1.R2)/(R1 + R2). Thay số: Rtđ =(30.20)/(30 + 20) = 12 Đoạn mạch gồm R1 nt R2 Rtđ = R1 + R2 = 30 = 20 = 50 | 0,5 0,5 |
10 | a/ Phát biểu đúng quy tắc bàn tay trái b/ Lực điện từ hướng sang phải. Dòng điện đi sau ra trước. | 1,0 0,5 0,5 |
11 | a/ Cường độ dòng điện qua bóng đèn là: I = P/U = 100/220 = 0,45 A. b/ Điện năng bóng đèn tiêu thụ là: A = P.t = 100(30.4.3600) = 43200000J | 1,0 1,0 |
12 | R1 + R2 = U/I = 40 (R1.R2)/(R1 + R2) = U/I’ =7,5 Giải hệ pt theo R1; R2 ta được R1 = 30; R2 = 10 Hoặc R1 = 10; R2 = 30 | 0,25 0,25 0,25 0,25 |