Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Hóa học - Đề 11

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 9 - Đề 11

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Hóa học - Đề 11 là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình giảng dạy, ôn luyện kiến thức đã học cho các bạn đồng thời cũng giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra Hóa lớp 9 khác nhau. Mời các bạn tham khảo

Đề bài

Câu 1: Đốt cháy 32 gam khí metan (ở đktc), thể tích khí CO2 sinh ra là (C = 12, H = 1)

A.11,2 lít B.22,4 lít

C.33,6 lít D.44, 8 lít

Câu 2: Tổng hệ số cân bằng phương trình hóa học (nguyên và tối giản) của phản ứng điều chế khí clo từ MnO2 và dung dịch HCl là:

A.8 B.9

C.10 D.11

Câu 3: Etilen không tác dụng với chất nào sau đây?

A. CH4 B. Br2

C. H2 C. O2

Câu 4: Thể tích của 14 gam khí (ở đktc) etilen là: (C = 12, H = 1)

A.28 lít B.5,6 lít

C.11,2 lít D.14 lít

Câu 5: Số phương trình phản ứng khi CH3COOH tác dụng lần lượt với: CuO, CaCO3, Ag, C2H5 – OH, Ca(OH)2, Na2SO4

A.4 B.3

C.5 D.6

Câu 6: Phân tử C2H4O2 nếu có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa đỏ thì trong cấu tạo phân tử phải có nhóm

A.- OH B.- COOH

C. – CH=O D.CH3-

Câu 7:Để nhận biết các lọ mất nhãn đựng các chất lỏng: axit axetic, rượu etylic và benzen bằng phương pháp hóa học người ta có thể dùng

A.quỳ tím và Na

B.dung dịch NaOH

C.dung dịch H2SO4

D.nước tinh khiết

Câu 8: Thả từ từ 10,6 gam Na2CO3 vào 300ml dung dịch CH3COOH 1M khí thoát ra hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 (dư). Khối lượng kết tủa thu được là (Na = 23, C = 12, H = 1, Ba = 137)

A.19,7 gam B.29,65 gam

C.35,46 gam D.11,82 gam

Câu 9: Hiện tượng quan sát được khi sục từ từ khí CO2 qua dung dịch nước vôi trong là:

A. Độ vẩn đục tăng, sau một thời gian thì độ vẩn đục giảm dần.

B. Không thấy hiện tượng gì

C. Độ đục tăng dần

D. Có màu đỏ xuất hiện.

Câu 10: Cho 3 gam axit axetic vào 4,6 gam rượu etylic và H2SO4 đặc, đun nóng sau phản ứng thu được 3,3 gam etyl axetat. Hiệu suất phản ứng là (H = 1, C = 12, O = 16)

A.75% B.25%

C.50% D.65%

Câu 11: Khi đốt một chất hữu cơ có công thức CnH2n thì tỉ lệ thể tích khí O2 phản ứng và thể tích khí CO2 tạo thành (cùng nhiệt độ và áp suất) luôn bằng

A. 1,5 B. 2

C.\dfrac{2 }{ 3}\(C.\dfrac{2 }{ 3}\) D.\dfrac{1}{2}\(D.\dfrac{1}{2}\)

Câu 12: Để xác định hàm lượng % tinh bột trong một loại ngũ cốc, người ta thủy phân 65 gam ngũ cốc đó. Đem lượng glucozo tạo ra lên men rượu rồi kiểm tra lượng CO2 sinh ra bằng dung dịch nước vôi (dư), thì thấy có 50 gam CaCO3. Hiệu suất cả quá trình 80%.

Tỉ lệ tinh bột trong loại ngũ cốc đó là: (H = 1, C = 12, O = 16, Ca = 40)

A. 77,88% B. 86,54%

C. 95,50% D. 65,32%

Câu 13: Cách ghép cột (I) và cột (II) nào sau đây là thích hợp (không lặp lại)?

Cột (I)

Cột (II)

1. Glucozo

2. Saccarozo

3. Tinh bột

4. Xenlulozo

a. Thủy phân cho glucozo

b. Gặp iot cho màu xanh

c. Thủy phân cho glucozo và fructozo

d. Có phản ứng tráng gương.

\eqalign{ & A.1 - b;2 - a;3 - d;4 - c \cr & B.1 - d;2 - c;3 - b;4 - a \cr & C.1 - d;2 - a;3 - c;4 - c \cr & D.1 - a;2 - b;3 - c;4 - d \cr}\(\eqalign{ & A.1 - b;2 - a;3 - d;4 - c \cr & B.1 - d;2 - c;3 - b;4 - a \cr & C.1 - d;2 - a;3 - c;4 - c \cr & D.1 - a;2 - b;3 - c;4 - d \cr}\)

Câu 14: Biết nhiệt lượng tỏa ra khi oxi hóa hoàn toàn glucozo là 526,68 kJ/mol. Lượng nhiệt tỏa ra khi oxi hóa hoàn toàn 100 gam glucozo là: (H = 1, C =12, O = 16)

A. 146,3 kJ B. 292,6 kJ

C. 877,8 kJ D. 351,12kJ.

Câu 15: Dung dịch nào trong các dung dịch sau đây có pH lớn nhất?

A.HCl B.NaCl

C.NaOH D.NaHCO3

Câu 16: Biết năng lượng tỏa ra khi cơ thể oxi hóa hoàn toàn một loại chất béo là 38 kJ/gam. Cũng loại chất béo đó, nếu cơ thể oxi hóa hết 50 gam, thì năng lượng tỏa ra sẽ (cho H = 1, C = 12, O = 16) là:

A. 950kJ B. 1900kJ

C. 2850kJ D. 2192,3kJ

Câu 17: Tơ tằm thuộc loại

A. Tơ hóa học

B. Tơ nhân tạo

C. Tơ tổng hợp

D. Tơ thiên nhiên

Câu 18: Ngâm bột sắt thật lâu trong dung dịch CuSO4 thì màu của dung dịch

A. Xanh đậm dần lên.

B. Từ màu xanh chuyển sang màu nâu đỏ

C. Nhạt dần

D. Không đổi

Câu 19: Các cặp khí sau, khí nào tác dụng được với nhau?

A. CH4 và H2 B. CO2 và O2

C. SO2 và O2 D. CO và NO

Câu 20: Hòa tan 75ml dung dịch CH3 – COOH 1M với 25ml dung dịch CH3 – COOH 2M. Nếu sự hòa tan không làm thay đổi thể tích thì nồng độ mol/lít của dung dịch CH3 – COOH tạo ra là:

A. 1,2M B. 1,5M

C. 1,25m D. 1,75M.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 9 môn Hóa học

1. Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

B

A

C

A

B

A

A

A

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

A

B

B

C

C

D

C

C

C

2. Lời giải

Câu 1: (D)

CH4 + 2O2 \to\(\to\) CO2 + H2O (t0)

\eqalign{ & {n_{C{H_4}}} = {{32} \over {16}} = 2mol \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = 2mol \cr & {V_{C{O_2}}} = 2.22,4 = 44,8lit. \cr}\(\eqalign{ & {n_{C{H_4}}} = {{32} \over {16}} = 2mol \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = 2mol \cr & {V_{C{O_2}}} = 2.22,4 = 44,8lit. \cr}\)

Câu 2: (B)

MnO2 + HCl \to\(\to\) MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Câu 3: (A)

Câu 4: (C)

1 mol khí etilen (28 gam) chiếm thể tích 22,4 lít (ở đktc)

Thể tích của 14 gam khí (ở đktc) etilen là: \dfrac{{14}}{{28}}.22,4 = 11,2lit.\(\dfrac{{14}}{{28}}.22,4 = 11,2lit.\)

Câu 5: (A)

CH3COOH tác dụng lần lượt với: CuO, CaCO3, C2H5 – OH, Ca(OH)2.

Câu 6: (B)

Câu 7: (A)

Axit axetic làm quỳ tím hóa đỏ. Rượu etylic tác dụng với Na.

Câu 8: (A)

\eqalign{ & {n_{N{a_2}C{O_3}}} = {{10,6} \over {106}} = 0,1mol;\cr&{n_{C{H_3}COOH}} = 0,3mol \cr & 2C{H_3}COOH + N{a_2}C{O_3} \to 2C{H_3}COONa + C{O_2} + {H_2}O \cr & C{O_2} + Ba{(OH)_2} \to BaC{O_3} + {H_2}O \cr & C{H_3}COO{H_\text{dư}}:{n_{C{O_2}}} = 0,1mol = {n_{BaC{O_3}}} \cr& {m_{BaC{O_3}}} = 197.0,1 = 19,7gam. \cr}\(\eqalign{ & {n_{N{a_2}C{O_3}}} = {{10,6} \over {106}} = 0,1mol;\cr&{n_{C{H_3}COOH}} = 0,3mol \cr & 2C{H_3}COOH + N{a_2}C{O_3} \to 2C{H_3}COONa + C{O_2} + {H_2}O \cr & C{O_2} + Ba{(OH)_2} \to BaC{O_3} + {H_2}O \cr & C{H_3}COO{H_\text{dư}}:{n_{C{O_2}}} = 0,1mol = {n_{BaC{O_3}}} \cr& {m_{BaC{O_3}}} = 197.0,1 = 19,7gam. \cr}\)

Câu 9: (A)

Câu 10: (A)

\eqalign{ & {n_{C{H_3}COOH}} = {3 \over {60}} = 0,05mol,\cr&{n_{{C_2}{H_5}OH}} = {{4,6} \over {46}} = 0,1mol \cr & C{H_3}COOH + {C_2}{H_5}OH \to C{H_3}COO{C_2}{H_5} + {H_2}O({H_2}S{O_4}\text{đặc},{t^0}) \cr}\(\eqalign{ & {n_{C{H_3}COOH}} = {3 \over {60}} = 0,05mol,\cr&{n_{{C_2}{H_5}OH}} = {{4,6} \over {46}} = 0,1mol \cr & C{H_3}COOH + {C_2}{H_5}OH \to C{H_3}COO{C_2}{H_5} + {H_2}O({H_2}S{O_4}\text{đặc},{t^0}) \cr}\)

Rượu etylic dư, nếu phản ứng hoàn toàn thì số gam este = 0,05.88 = 4,4\(= 0,05.88 = 4,4\) gam.

Hiệu suất phản ứng là: \dfrac{{3,3}}{{4,4}}.100\% = 75\%\(\dfrac{{3,3}}{{4,4}}.100\% = 75\%\)

........................................................................

Ngoài Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Hóa học - Đề 11. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Hóa

    Xem thêm