Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 tỉnh Vĩnh Phúc

VnDoc.com xin giới thiệu tới các em học sinh yêu thích môn Lịch sử: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017, với 6 câu hỏi có đáp án sẽ giúp các em hình dung một đề thi học sinh giỏi gồm những loại câu hỏi nào? Qua đó giúp các em nâng cao kiến thức môn Lịch sử lớp 11. Mời các em tham khảo.

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2016 - 2017

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 11 - THPT CHUYÊN

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: (2,0 điểm) Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại nổ ra thường thực hiện những nhiệm vụ cơ bản nào? Nêu biểu hiện của những nhiệm vụ cơ bản ấy? Chứng minh nhận định: “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản triệt để”.

Câu 2: (1,5 điểm) Khái quát nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX. Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về xu thế cải cách trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 3: (2,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thất bại của phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).

Câu 4: (1,5 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh/chị hãy làm sáng tỏ cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1918.

Câu 5: (1,5 điểm) Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX.

Câu 6: (1,5 điểm) Phân tích những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11

CâuĐáp án Điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại nổ ra thường thực hiện những nhiệm vụ cơ bản nào? Nêu biểu hiện của những nhiệm vụ cơ bản ấy? Anh/Chị hãy chứng minh nhận định: “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản triệt để”.
1. Nhiệm vụ cơ bản của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại 0,25
- Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại nổ ra thường thực hiện hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
2. Biểu hiện của nhiệm vụ dân tộc và dân chủ
+ Nhiệm vụ dân tộc: Xoá bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc tư sản, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển0,5
+ Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản có quốc hội và hiến pháp; mỗi người dân có quyền tự do chính trị, kinh doanh và có quyền tư hữu.0,5
3. Chứng minh nhận định: “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản triệt để”.

- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản:

+ Lật đổ tận gốc chế độ phong kiến chuyên chế, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân; tuyên bố xác lập chế độ tư bản cùng các quyền tự do dân chủ.

0,25
+ Xóa bỏ những cản trở đối với sự phát triển của công thương nghiệp, thống nhất thị trường dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp.0,25
- Làm lung lay chế độ phong kiến ở Châu Âu; mở ra thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.0,25

2

(1,5 điểm)

Khái quát nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX. Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về xu thế cải cách trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
1. Khái quát nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX
- Từ những năm 60 của thế kỉ XIX, trước vận nước nguy nan, nhiều quan lại sĩ phu tiến bộ thức thời ở Việt Nam đã đưa ra các đề nghị duy tân về nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội quốc phòng mong cho nước nhà cường thịnh, có thể đương đầu với sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây.0,25
- Về nội trị, ngoại giao: chấn chỉnh bộ máy quan lại, ngoại giao…0,25
- Về kinh tế: mở mang việc khai mỏ, đóng tàu, phát triển công thương, tài chính, khai thông việc buôn bán…0,25
- Quân đội: học tập binh thư, binh pháp, huấn luyện quân đội theo lối mới…0,25
2. Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về xu thế cải cách trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Thí sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau về xu thế cải cách trong lịch sử dân tộc Việt Nam song phải đề cập được những ý sau:
+ Cải cách là một xu thế tất yếu của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử dân tộc đã diễn ra nhiều cuộc cải cách như: cải cách của Khúc Hạo, của Hồ Quý Ly, của Lê Thánh Tông, của Quang Trung, xu thế cải cách đầu thế kỉ XX, đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986.0,25
+ Cải cách mở ra xu hướng tiến bộ để xây dựng và phát triển một đất nước Việt Nam tiến bộ, vững mạnh…
0
0,25
3 (2 điểm)Phân tích nguyên nhân thất bại của phong trào nông dân Yên Thế (18841913).

Cần phân tích được các ý sau:

- Do tương quan lực lượng chênh lệch giữa nghĩa quân và thực dân Pháp; Pháp sử dụng nhiều thủ đoạn để đàn áp phong trào…

0,5
- Phong trào nông dân Yên Thế thiếu sự lãnh đạo của một lực lượng xã hội tiên tiến và hệ tư tưởng tiến bộ dẫn đường…
0
0,5
- Phong trào có những hạn chế về mục tiêu và chiến thuật… 0,50,5
- Phong trào mang tính địa phương nhỏ hẹp…
4 (1,5 điểm)Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh/chị hãy làm sáng tỏ cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1918.
- Cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng: các phong trào đấu tranh của nhân dân ta không xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ, lực lượng, phương pháp đấu tranh để giải quyết những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam lúc đó...
0,25
- Cuối thế kỷ XIX: Phong trào Cần vương chống Pháp theo hệ tư tưởng phong kiến... hạn chế trong việc xác định mục tiêu đấu tranh chống Pháp lập lại chế độ phong kiến, phương pháp đấu tranh bạo động vũ trang mang tính thủ hiểm, các phong trào thiếu sự phối hợp thống nhất... phong trào thất bại chấm dứt hoàn toàn con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.0,25
- Phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913): Phong trào tự phát của nông dân chống chính sách bình định của Pháp để bảo vệ cuộc sống của mình. Phong trào còn hạn chế trong xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh.. sau 30 năm phong trào thất bại.0,25
- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các sỹ phu yêu nước có tư tưởng tiến bộ khởi xướng: Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân... chống Pháp dưới nhiều hình thức khác nhau cải cách, bạo động, hạn chế trong xác định kẻ thù, mục tiêu đấu tranh, tập hợp lực lượng..... phong trào thất bại.
0,25
- Phong trào trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra: Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên, Hội kín ở Nam kỳ... của binh lính, của nông dân thể hiện sự bế tắc trong đường lối đấu tranh... đã nhanh chóng thất bại.0,25
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tất cả các phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta diễn ra liên tục nhưng đều thất bại. Nguyên nhân chính là thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn .. do đó phong trào yêu nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng về đường lối cách mạng và giai cấp lãnh đạo cách mạng.0,25
5 (1,5 điểm)Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX.
- Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc dẫn đến sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc tư bản. Nền kinh tế tư bản càng phát triển thì yêu cầu về thị trường càng cao. Thị trường thế giới là có hạn, không thể đáp ứng yêu cầu của tất cả các cường quốc, dẫn đến cuộc đấu tranh để chia lại.
0
0,5
- Từ đó làm xuất hiện mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc: giữa Anh, Pháp, Nga với Đức, Áo-Hung trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918); giữa Anh, Pháp, Mĩ với Đức, Italia, Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).0,5
- Như vậy, các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX đều do chủ nghĩa đế quốc gây ra.0,5
6 (1,5 điểm)Phân tích những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).

Với điều kiện lịch sử mới… phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) có những điểm mới: - Về mục tiêu;

+ Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc, phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt: Nếu như trước đó, hoạt động chính trị của giai cấp tư sản dân tộc chỉ nhằm mục đích “khai trí để trấn hưng quốc gia”, thì đến nay mục tiêu giành độc lập dân tộc được đề rõ ràng: đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh, quyền được dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục…

+ Giai cấp vô sản ngày càng trưởng thành trong quá trình đấu tranh. Từ thập niên 20 của thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào đòi độc lập diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926- 1927), ở Việt Nam (1930-1931)…

0, 25

0, 25

0, 25

- Về lãnh đạo.

+ Một số chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập và có ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng dân tộc ở Inđônêxia, tổ chức phong trào Thakin (phong trào của những người làm chủ đất nước) ở Miến Điện…

+ Từ thập niên 20, cùng với sự trưởng thành của giai cấp vô sản và việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào các nước Đông Nam Á, một số đảng cộng sản được thành lập, đầu tiên là Đảng Cộng sản Inđônêxia (5-1920), tiếp theo trong năm 1930, các đảng cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, Mã Lai…

0, 25

0, 25

- Quy mô đấu tranh, các phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp, liên tục…0, 25
Đánh giá bài viết
4 12.494
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 11

    Xem thêm