Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn Ngữ văn trường ĐHQGHN
Đề thi thử tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 môn Ngữ văn trường ĐHQGHN
Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn Ngữ văn trường ĐHQGHN vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đề thi được biên soạn giống với đề thi THPT Quốc gia các năm trước. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
- Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn Ngữ văn trường THPT Trường Chinh, Đắk Nông lần 4
- Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn Ngữ văn trường THPT Lý Thường Kiệt, Bắc Ninh lần 2
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn Ngữ văn trường ĐHQGHN để bạn đọc cùng tham khảo. Đề thi gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn, thí sinh làm bài trong thời gian 120 phút. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM KHẢO THÍ ĐHQGHN (Đề thi gồm 02 trang) | KỲ THI KIỂM TRA KIẾN THỨC NĂM 2020 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây:
Năm nay đào lại nở
Chật đường chợ hàng hoa
Từ đáy sâu quá khứ
Ông đồ lại hiện ra.
Sáng nay mưa chớm lạnh
Nắng nằm trên giấy hồng
Một đám người ngồi cạnh
Có nhà thơ ngồi cùng.
Tôi xin đôi câu đối
Cụ rọc tờ giấy điều
Bàn tay xưa viết nối
Những nét chữ thân yêu
Bài thơ “Ông Đồ” mới
Dưới bút cụ nở ra
Tôi chân thành chép lại
Đánh dấu một mùa hoa.
Chỉ thêm lời ghi chú
Vần thơ xưa, thơ nay
Thủy chung một lòng cũ
Dù vui buồn đổi thay.
(1974)
(Trích theo thivien.net, Thủy chung - Vũ Đình Liên)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Năm nay đào lại nở
Chật đường chợ hàng hoa
Từ đáy sâu quá khứ
Ông đồ lại hiện ra.
Câu 3. Dựa vào văn bản, hãy giải thích ý nghĩa hình ảnh “Bài thơ “Ông Đồ” mới”?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: Vần thơ xưa, thơ nay/ Thủy chung một lòng cũ/ Dù vui buồn đổi thay? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giữ gìn vẻ đẹp trong sáng tiếng Việt là bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì đất nước hội nhập hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm). Trong bài tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết:
… Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệnh qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít của hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thẳng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, của ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác…
(Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 189 và 190)
Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về hình ảnh người lái đò vượt thác và nghệ thuật ngôn từ của nhà văn Nguyễn Tuân trong đoạn trích trên.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn Ngữ văn trường ĐHQGHN. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, Ngữ văn 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12, Ôn thi khối C để có thêm tài liệu học tập nhé