Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Văn có đáp án số 26

Đề thi thử Văn THPT Quốc gia 2021 có đáp án

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Văn có đáp án số 26 với cấu trúc 2 phần: đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm đề trong thời gian 120 phút. Mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Nhằm giúp các em học sinh ôn thi THPT Quốc gia 2021, VnDoc giới thiệu bộ đề ôn thi THPT Quốc gia. Đây là bộ tài liệu hay cho các em tham khảo, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Tham khảo thêm: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Ngữ văn

Đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn văn số 26

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

(1) Theo thống kê gần đây, bình quân mỗi người Việt Nam đọc 2,8 cuốn sách và đọc 7,07 tờ báo trong một năm. Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra con số: Tỷ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26% tỷ lệ người thỉnh thoảng mới cầm sách để đọc 44%, đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chiếm khoảng 8% đến 10% dân số. So với các nước trong Asean, tỷ lệ này là quá thấp, rất đáng báo động. Một người Thái Lan đọc khoảng 5 cuốn sách 1 năm, một người Malaysia đọc 20 cuốn sách/năm.

(2) Bàn về văn hóa đọc hiện nay của người Việt, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân, nhà nghiên cứu Dân Tộc, bày tỏ quan điểm: “Không nên máy móc cho rằng đọc sách in mới là văn hóa đọc. Khoa học kỹ thuật phát triển giúp con người có nhiều phương thức tiếp thu tinh hoa, trí tuệ, kiến thức của nhân loại. Tư duy hệ thống là phương pháp tư duy hướng đến mở rộng tầm nhìn, xem xét, đánh giá đối tượng trong mối tương quan tổng thể với môi trường.”Đọc cái gì, bằng phương pháp nào là do mỗi người tự quyết định nhưng không nên chỉ đọc 1 loại sách vì tư duy hiện nay là tư duy hệ thống và con người là “công dân toàn cầu”. Ngoài ra, theo PGS, bên cạnh những quyển sách giúp người đọc kỹ năng làm giàu, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp… vẫn rất cần những quyển sách bàn về đạo đức, trí tuệ cảm xúc cho mỗi con người Việt Nam, có như vậy thì chúng ta mới hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững.

(3) Mới đây, trong bài phát biểu trước sinh viên Việt Nam tại Hà Nội, Tổng thống Obama đã trích dẫn những câu thơ “thần” của Lý Thường Kiệt:“Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời” nhằm khẳng định chủ quyền của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Hay những ca từ rất đẹp, rất ý nghĩa trong ca khúc Mùa xuân đầu tiên của cố nhạc sĩ Văn Cao: “Từ nay người biết yêu người/từ nay người biết thương người…” để khẳng định mối quan hệ bằng hữu khắng khít giữa hai nước trong thời kỳ mới. Và những câu thơ Kiều (Nguyễn Du) cũng được ngài Tổng thống Hoa Kỳ trích dẫn khá nhuần nhuyễn trước khi kết thúc bài phát biểu với những ẩn ý sâu sắc: “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi”. Nếu không đọc, tìm hiểu về văn hóa, không hiểu biết về lịch sử liệu có làm nên 1 hiệu ứng đầy năng lượng của Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ đến với Việt Nam hay không? Bởi vậy, để nâng tầm tri thức của cá nhân, mỗi người chúng ta nên bổ sung kiến thức của mình thông qua việc đọc, đọc để hiểu biết, đọc để mình không bị lạc hậu, lỗi thời, đọc để “sánh vai” cùng bè bạn.

Dẫn theo Thanh Vy - baobaovephapluat.vn 25-5-2016

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Trong đoạn (2), tại sao PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân đưa ra quan điểm: không nên chỉ đọc 1 loại sách?

Câu 3. Trong đoạn (3), những câu trích dẫn của Tổng thống Obama khi phát biểu trước sinh viên Việt Nam tại Hà Nội có hàm ý gì?

Câu 4. Theo anh/chị, người viết gửi gắm thông điệp gì qua toàn bộ văn bản trên?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ đoạn văn (1) trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn hóa đọc của giới trẻ hôm nay.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn trích sau:

Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

Thường khi đến gà gáy, Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu, các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm.Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay...", rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất.

A Phủ chợt hiểu.

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.

A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

Đáp án đề thi thử văn thpt quốc gia 2021 số 26

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận

Câu 2. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản: Điệp ngữ, liệt kê, đối

Tác dụng của các biện pháp tu từ :

- Từ những điều tất yếu trong cuộc sống, nhà thơ khẳng định: cho dù điều kiện trái ngược nhau nhưng mọi sự vật vẫn đi theo quy luật của nó

- Câu thơ có nhịp điệu, sinh động hơn

Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.

- Đường đời trơn láng: cuộc sống thuận lợi, may mắn

- Ta nhận ra ta: hiểu được bản thân mình

=> Ý Cả câu: nếu trong cuộc đời, ta gặp nhiều thuận lợi, không hề gặp bất cứ khó khăn nào thì con người không thể biết được những khả năng và giá trị thực của bản thân minh

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

Câu 4. Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?

Học sinh chọn 1 hoặc vài câu thơ. Giải thích cách lựa chọn của mình

II. Làm văn (7,0 điếm)

Câu 1. (2,0 điếm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về cách viết đoạn văn nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Đoạn văn phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm)

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)

c) Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm( trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh); biết kết hợp giữa nêu lý lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm)

Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

- Giải thích:

+ “Bầu trời”: thực thể rộng lớn, là nơi ta sống và sinh hoạt hàng ngày, là của chung cho tất cả mọi người

+ “Hạnh phúc cứ như bầu trời” hạnh phúc là cảm giác bình an, hài lòng trong cuộc sống

+ Đồng cảm và chia sẻ đề là biểu hiện của tình người, của ý thức vì người khác.

-> Ý cả câu: nhà thơ muốn nhấn mạnh hạnh phúc là của chung nhân loại, của vạn vật trên thế giới này, nghĩa là không ai ôm trọn hạnh phúc trong lòng mình. Hạnh phúc luôn ở bên cạnh. Càng nhiều người hạnh phúc bầu trời càng rộng lớn

- Bình luận:

+ Trong cuộc sống, con người luôn nghĩ hạnh phúc phải đi liền với sự sở hữu: Có tiền bạc, có nhà cửa, có công việc…nhưng những điều đó chưa chắc đảm bảo cho họ cảm giác hạnh phúc.

+ Hạnh phúc thực sự là những người biết cân bằng và chia sẻ. Hạnh phúc đến từ trong tâm của họ.

+ Thực tế trong cuộc sống, càng có nhiều người ta càng khao khát có nhiều hơn nữa, càng phải cố gắng gìn giữ, không có thời gian để tận hưởng cuộc sống đúng nghĩa. Chỉ khi biết sẻ chia, hạnh phúc mới thực sự đong đầy

+ Phê phán lối sống ích kỉ, cá nhân, chỉ biết đến bản thân

- Bài học

+ Nhận thức: Hạnh phúc là chia sẻ,

+ Hành động: Làm nhiều việc tốt, quan tâm đến nhiều người quanh mình hơn

d) Sáng tạo (0,25 điểm)

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

Câu 2. (5,0 điếm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thế:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): tính cách hung bạo của hình tượng sông Đà

c) Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khia các luận điểm( trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh); biết kết hợp giữa nêu lý lẽ và dẫn chứng(3 điểm)

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;

+ Phân tích nội dung và nghệ thuật

- Câu đề từ

- Cảnh đá hai bên bờ sông:

- Mặt ghềnh sông:

- Hút nước:

- Thác nước:

- Đá:

- Phong cách nghệ thuật khi xây dựng SĐ hung bạo.

Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

-/-

........................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Văn có đáp án số 26. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy, học tập và thi cử các môn học lớp 12 cũng như thi THPT Quốc gia, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 100
Sắp xếp theo

    Thi THPT Quốc gia môn Văn

    Xem thêm