Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2018 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc (Lần 4)

Trang 1/6 - Mã đề thi 136
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
KÌ THI KSCĐ LỚP 12 LẦN IV. NĂM HỌC 2017 - 2018
Đề thi môn: Lịch sử
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi: 136
SBD: ………………… Họ và tên thí sinh: ………………………………………………………………..
Câu 1: Để chiếm lại Đông Khê, Pháp đã thực hiện "cuộc hành quân kép". Đó là những cuộc hành quân
A. lên Thái Nguyên và cuộc hành quân từ Cao Bằng về Đông Khê.
B. từ Thất Khê lên đón quân ở Cao Bằng về chiếm lại Đông Khê và cuộc hành quân lên Thái Nguyên.
C. lên Thái Nguyên và cuộc hành quân từ Thất Khê lên Cao Đằng.
D. từ Cao Bằng về Đông Khê và cuộc hành quân từ Thất Khê lên Đông Khê.
Câu 2: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
là:
A. Ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
B. Tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh.
C. Giải phóng dải biên giới Việt - Trung với chiều dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập.
D. Bộ đội ta đã phát triển với lực lượng ba thứ quân.
Câu 3: Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp Việt Nam (1919 - 1929) điểm gì khác so với cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)?
A. Pháp chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ.
B. Pháp không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp năng.
C. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất - nhập khẩu.
D. Pháp không đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sờ hạ tầng.
Câu 4: Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Là sự kiện đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ.
B. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
C. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 -
1947.
D. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc.
Câu 5: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng
Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?
A. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.
B. Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù.
C. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.
D. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.
Câu 6: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 có ý nghĩa quan
trọng là
A. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. đặt nhiệm vụ chống phát xít Nhật lên hàng đầu.
C. đặt nhiệm vụ cách mạng ruộng đất lên hàng đầu.
D. chủ trương thành lập mặt trận riêng ở mỗi nước Đông Dương.
Câu 7: Nguyên nhân nào mang tính chất giáo điều đưa đến sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội Liên
Đông Âu?
A. Rời bỏ những nguyên lý đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
B. Sự tha hoá về phẩm chất chính trị và đạo đức của nhiều người lãnh đạo.
C. Xâỵ dựng một mô hình về Chủ nghĩa xã hội không phù hợp với sự biến đổi của thế giới và thực tế
khách quan.
D. Sự chống phá của các thể lực thù địch với trong và ngoài nước.
Câu 8: So với chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên giới thu đông (1950) khác vkết quả
nghĩa lịch sử?
A. Quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
Trang 2/6 - Mã đề thi 136
B. Bộ đội chủ lực trưởng thành thêm một bước.
C. Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
D. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
Câu 9: Đặc điểm nổi bật trong phong trào kháng chiến của ba tỉnh miền Tây Nam kì là:
A. phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú.
B. phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh đạo.
C. phong trào lôi cuốn nhiều sĩ phu, văn thân tham gia.
D. có sự kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến tay sai.
Câu 10: Đặc điểm của giai cấp tư sản Việt Nam là :
A. Giai cấp tư sản Việt Nam có quyền lợi kinh tế - chính trị gắn bó với thế lực thực dân.
B. Giai cấp tư sản Việt Nam từ khi mới ra đời đã là chỗ dựa cho chính quyền thuộc địa.
C. Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau giai cấp vô sản.
D. Đây là giai cấp rất nhạy cảm chính trị, hăng hái với công cuộc canh tân đất nước.
Câu 11: Âm mưu thâm độc nhất của "Chiến tranh đặc biệt" là gì?
A. Tiến hành dồn dân, lập "ấp chiến lược".
B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và "cô vấn Mĩ.
C. Dùng người Việt đánh người Việt.
D. Phá hoại cách mạng miền Bắc.
Câu 12: Phong trào 1930 1931 diễn ra trong bối cảnh là:
A. Nhân dân thế giới đang tích cực đấu tranh chống Chủ nghĩa phát xít.
B. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng, tuy nhiên chính trị khá ổn định.
C. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã kết thúc, tuy nhiên tác động của nó đối với kinh tế Việt Nam là rất
lớn.
D. Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp chính trị. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.
Câu 13: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam (1930-1975) do Đảng đề ra thực hiện thành
công là
A. Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
B. Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
C. Tự do và CNXH.
D. Cải cách ruộng đất và CNXH
Câu 14: Đánh giá như thế nào về hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở thế kỉ XX ?
A. Chủ nghĩa xã hội là một lực lượng hùng hậu về kinh tế - quân sự, chính trị.
B. Là lực lượng hùng hậu về kinh tế - quân sự, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật.
C. Trong nhiều thập niên hệ thống Xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị -
quân sự, kinh tế.
D. Trong thập niên 70, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một lực lượng kinh tế - chính trị hùng hậu, có ảnh
hưởng tích cực đến đời sống chính trị quốc tế.
Câu 15: Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX góp phần xóa bỏ chủ nghĩa thực dân trên
thế giới?
A. Cách mạng tháng Tám (1945) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
C. Cách mạng tháng Tám (1945) và kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
D. Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
Câu 16: Nguyên nhân của mâu thuẫn Đông – Tây là do
A. Mĩ phát động "Chiến tranh lạnh" chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
B. Mĩ độc quyền vũ khí nguyên tử, có sức mạnh về kinh tế
C. các nước phương Tây suy yếu sau chiến tranh, Liên xô muốn mở rộng ảnh hưởng ở khu vực này.
D. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa 2 cường quốc là Liên Xô và Mĩ.
Câu 17: Một trong những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên trong những
năm 1921-1941 là chưa thực hiện tốt nguyên tắc
A. dân chủ trong đời sống nhân dân B. tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp
C. tập trung trong công nghiệp hóa D. bình đẳng trong phân phối sản phẩm
Câu 18: Điểm nổi bật của tình hình Mĩ Latinh ở đầu thế kỉ XX là :
Trang 3/6 - Mã đề thi 136
A. Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.
B. rất nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập.
C. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Mĩ Latinh bước vào giai đoạn ác liệt nhất.
D. vẫn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Câu 19: Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là
A. công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân
B. thành lập Trung Hoa Dân quốc
C. đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo
D. buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí
Câu 20: Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối cảnh
lịch sử như thế nào ?
A. Sự trỗi dậy của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế.
B. Cuộc các mạng khoa học - kĩ thuật lần hai đã bắt đầu.
C. "Chiến tranh lạnh" kết thúc, trật tự Ianta hoàn toàn tan rã.
D. Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
Câu 21: An Nam Cộng sản Đảng được ra đời từ tổ chức nào?
A. Các hội viên tiên tiến Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Bắc kì.
B. Các hội viên tiên tiến trong Tổng bộ và kì bộ Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Nam Kì.
C. Các hội viên tiên tiến trong Tân Việt cách mạng đảng.
D. Số còn lại của Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 22: Điểm mới cũng là tiến bộ trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
trước chiến tranh thế giới thứ nhất là quan niệm về
A. cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ.
B. cuộc vận động cứu nước đã thay đổi: Cầu viện bên ngoài giúp đỡ.
C. muốn giành độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang.
D. tập hợp lực lượng đã thay đổi: gắn với thành lập hội, tổ chức chính trị.
Câu 23: Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học chủ yếu nào từ thất bại của việc gửi bản Yêu sách đến Hội
nghị Véc-xai (1919)?
A. Phân biệt rõ bạn-thù của dân tộc.
B. Nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc.
C. Quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản.
D. Phải dựa vào sức mình để tự giải phóng.
Câu 24: Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế?
A. Trật tự thế giới ―một cực‖ hình thành.
B. Phong trào cách mạng thế giới mất chỗ dựa.
C. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành.
D. Hình thành trật tự thế giới ―đa cực‖.
Câu 25: Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật về vấn đề quốc tế để làm gì?
A. Giúp đỡ các thế lực thù địch ở bên ngoài nước Mĩ.
B. Ủng hộ các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.
C. Can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ.
D. Giữ vai trò trung lập giữa các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.
Câu 26: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Pháp có chủ trương gì đối với Đông Dương ?
A. Thiết lập chế độ thực dân mới ở Đông Dương.
B. Thiết lập Liên bang Đông Dương tự trị trong khối Liên hiệp Pháp.
C. Thiết lập trở lại chế độ trực trị của Pháp ở Đông Dương.
D. Công nhận nền độc lập hoàn toàn của các nước Đông Dương.
Câu 27: nh thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là
A. biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
B. bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
C. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
D. tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.

Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2018

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2018 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc (Lần 4), tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút, đề thi có đáp án. Mời các bạn học sinh thử sức.

----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2018 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc (Lần 4). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Lịch sử

    Xem thêm