Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2018 Sở GD&ĐT Kiên Giang

Trang 1/4 - Mã đề 136
SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gi
an phát đề
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 4 trang)
Họ tên: ............................................................... Số báo danh: ...................
Câu 1: Âm mưu chủ yếu của các thế lực phản động trong ngoài nước đối với nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. giúp thực dân Pháp xâm lược trở lại Việt Nam. B. mở đường cho đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam.
C. chống phá chính quyền cách mạng. D. bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
Câu 2: Biện pháp chủ yếu nhằm tăng ngân sách Đông Dương của Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. tăng thuế. B. đẩy mạnh khai mỏ.
C. chiếm đất lập đồn điền. D. ban hành nhiều loại thuế mới.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng về chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn đối với các nước
phương Tây vào giữa thế kỷ XIX?
A. Tàn sát giáo sĩ truyền giáo. B. Mở cửa giao lưu kinh tế, văn hóa.
C. Đóng cửa, không giao lưu. D. Cấm truyền bá đạo Ki-tô.
Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên bắt tay vào khôi phục kinh tế xây dựng chủ nghĩa
hội trong hoàn cảnh
A. là nước thắng trận, thu nhiều lợi nhuận từ thành quả của Hội nghị Ianta.
B. Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp vẫn là đồng minh, giúp đỡ lẫn nhau.
C. đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn về nhiều mặt.
D. được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân trong nước và thế giới.
Câu 5: Biểu hiện không phải của xu thế toàn cầu hóa là
A. sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU). B. việc duy trì liên minh giữa Mỹ và Nhật Bản.
C. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế. D. sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
Câu 6: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), chiến thắng nào đã làm phá sản chiến lược “chiến
tranh chớp nhoáng” của phát xít Đức?
A. Chiến thắng Mát-xcơ-va. B. Chiến thắng En A-la-men.
C. Chiến thắng Gu-a-đan-ca-nan. D. Chiến thắng Xta-lin-grat.
Câu 7: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) xác định nhiệm vụ
chiến lược của cách mạng Đông Dương thời kì 1936 - 1939 là
A. chống phát xít, chống chiến tranh.
B. chống đế quốc và chống phong kiến.
C. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phong kiến tay sai.
D. chống phát xít, chống chiến tranh, đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Câu 8: Cục diện chính trị độc đáo xuất hiện ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. giai cấp tư sản và phong kiến cùng nắm chính quyền.
B. chính quyền liên hiệp được thành lập.
C. chính quyền của tư sản và của công - nông song song tồn tại.
D. chính quyền phong kiến vẫn còn tồn tại.
Câu 9: Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1975) đã đề ra nhiệm
vụ gì?
A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. Hoàn thành khôi phục, phát triển kinh tế sau chiến tranh.
C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Nam - Bắc.
D. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
Câu 10: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân tấn công xâm lược Bắc kì lần thứ nhất vào năm 1873?
A. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công.
B. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.
C. Giải quyết vụ Giăng Đuy-puy.
D. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.
Mã đề 136
Trang 2/4 - Mã đề 136
Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ thực hiện kế hoạch Massan giúp các nước Tây Âu khôi phục
kinh tế nhằm
A. buộc các nước Tây Âu lệ thuộc về kinh tế. B. nô dịch, khống chế về kinh tế, chính trị, quân sự.
C. biến Tây Âu thành thị trường của Mỹ. D. ép buộc các nước Tây Âu gia nhập khối NATO.
Câu 12: Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc nước ta sau năm 1954 là
A. thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
B. đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ.
C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế.
Câu 13: Dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897-1914), nền kinh tế Việt Nam
có những chuyển biến về
A. sản lượng và cơ cấu. B. tính chất và cơ cấu.
C. tính chất và năng suất. D. cơ cấu và thị trường.
Câu 14: Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của phong trào nông dân Yên Thế cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX?
A. Chống chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của nông dân.
B. Chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp.
C. Tự đứng lên bảo vệ cuộc sống của nông dân.
D. Chống Pháp, khôi phục chính quyền quân chủ chuyên chế.
Câu 15: Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đưa đến hệ
quả
A. trật tự thế giới mới hình thành, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.
B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
C. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
D. hình thành hai hệ thống đối lập nhau xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
Câu 16: Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản Việt Nam năm 1929 ý nghĩa như thế nào đối với sự thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Là sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.
B. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
C. Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
D. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 17: Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, tổ chức ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang
lĩnh vực nào?
A. Hợp tác về du lịch. B. Hợp tác về quân sự.
C. Hợp tác về kinh tế. D. Hợp tác về giáo dục.
Câu 18: Việc Mỹ tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến
lược chiến tranh nào?
A. Chiến tranh đặc biệt. B. Đông Dương hóa chiến tranh.
C. Chiến tranh cục bộ. D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 19: Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia trên thế giới đều phải điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh
tế làm trọng tâm vì
A. xu thế toàn cầu hóa như vũ bão đòi hỏi phải hội nhập về kinh tế.
B. thế giới hiện nay không còn bị đe dọa bởi nguy cơ chiến tranh.
C. kinh tế phát triển sẽ tạo nên sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
D. xu thế của thế giới hiện nay là hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
Câu 20: Yếu tố nào dưới đây tác động làm cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam nổ ra và giành
được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu?
A. Do điều kiện chủ quan thuận lợi.
B. Do lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị sẵn sàng.
C. Do thời cơ khách quan thuận lợi.
D. Do nhân dân ta vùng lên đấu tranh đồng loạt ở khắp các địa phương.
Câu 21: Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ - Tĩnh với phong trào đấu tranh trong cả
nước năm 1930 là
A. Nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.
Trang 3/4 - Mã đề 136
B. Những cuộc biểu tình đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.
C. Nông dân chưa có khẩu hiệu cụ thể.
D. Những cuộc đấu tranh có vũ trang tự vệ.
Câu 22: Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 do Pháp tiến
hành trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954) là
A. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh. B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.
C. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh. D. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 23: Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, quan hệ giữa các nước lớn diễn ra theo chiều hướng
A. hợp tác, giải quyết các xung đột bằng biện pháp hòa bình.
B. hợp tác, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. hợp tác, hòa bình cùng phát triển.
D. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.
Câu 24: tưởng nào ngày càng mất vai trò chi phối trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ
XX?
A. Độc lập, tự do. B. Vì nước, vì dân.
C. Dân chủ, dân quyền. D. Trung quân, ái quốc.
Câu 25: Đâu yếu tố quyết định để năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước
mới cho dân tộc Việt Nam?
A. Xuất phát từ yếu tố dân tộc: đất nước đang bị khủng hoảng về con đường cứu nước.
B. Xuất phát từ yếu tố cá nhân: sớm có chí "đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào".
C. Xuất phát từ yếu tố quê hương: nơi có truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất.
D. Xuất phát từ yếu tố thời đại: thế giới đang thay đổi trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Câu 26: Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới chủ yếu
do
A. có tiềm lực kinh tế - tài chính lớn mạnh. B. Mỹ cắt giảm dần sự bảo trợ về an ninh.
C. tác động của cục diện Chiến tranh lạnh. D. có tiềm lực kinh tế - quốc phòng vượt trội.
Câu 27: Những thành tựu bước đầu đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 1990) chứng tỏ điều
gì ?
A. Đường lối đổi mới phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân.
B. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
C. Phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị có một số đổi mới.
D. Quan hệ đối ngoại của Việt Nam được mở rộng, phá thế bị bao vây.
Câu 28: Nhận định nào dưới đây không đúng vhiệu quả của việc thực hiện phương hướng chiến lược
Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra trong Đông - Xuân 1953 - 1954?
A. Làm cho kế hoạch Nava không thể thực hiện như dự kiến.
B. Buộc Nava phải bị động điều chỉnh kế hoạch so với ban đầu.
C. Khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của Pháp.
D. Quyết định thắng lợi của ta trên mặt trận đấu tranh ngoại giao.
Câu 29: Nghệ thuật kết thúc chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt
Nam (1945 - 1954) thể hiện rõ mối quan hệ giữa
A. đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao. B. đấu tranh quân sự và đấu tranh kinh tế.
C. đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao. D. đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị.
Câu 30: Việc thực dân Anh đưa ra "phương án Maobáttơn", chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị: Ấn Độ
Pakixtan chứng tỏ
A. thực dân Anh không thể cai trị Ấn Độ như trước.
B. cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi.
C. thực dân Anh đã hoàn thành việc cai trị và bóc lột Ấn Độ.
D. thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa.
Câu 31: So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về cách đánh?
A. Chia cắt địch, từng bước đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
B. Thọc sâu vào trung tâm thành phố đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
C. Bao vây, chia cắt, tổng công kích đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
D. Đánh từng bước, tiêu diệt từng cứ điểm của địch.
Câu 32: Trong giai đoạn 1951-1952 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng Chính

Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2018

VnDoc mời bạn đọc tham khảo Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2018 Sở GD&ĐT Kiên Giang, tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút, đề thi có đáp án. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2018 Sở GD&ĐT Kiên Giang. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Lịch sử

    Xem thêm