Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2021 - Đề 2

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2021 - Đề 2 do VnDoc ra đề, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi đại học luyện thêm đề thi thử môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2021 môn Ngữ Văn do Đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản gồm 4 câu hỏi được chọn lọc bám sát chương trình học, theo đúng 4 cấp độ Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng thấp - Vận dụng cao.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội 200 chữ và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn đại học năm nay.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12.

Bản quyền đề thi thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

1. Đề thi thử THPT môn Ngữ Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò… sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)

Câu 1 (0,5 điểm): Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào?

Câu 2 (0,75 điểm): Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ?

Câu 3 (0,75 điểm): Chỉ ra hiệu quả biểu đạt của chất liệu ca dao được sử dụng trong văn bản?

Câu 4 (1,0 điểm): Hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” gợi suy nghĩ gì về lời ru của mẹ đối với những đứa con?

II. Làm văn (7đ)

Câu 1: ''Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc'' trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. (2đ)

Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ trong tác phẩm "Vợ nhặt" (5đ)

2. Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5 điểm):

Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết: “không có yếm đào”, “Nón mê thay nón quai thao đội đầu”, “Rối ren tay bí tay bầu” “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”.

Câu 2 (0,75 điểm):

Trước sự vất vả, khổ cực của mẹ, tác giả thể hiện nỗi nhớ, lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu thương to lớn dành cho người mẹ.

Câu 3 (0, 75 điểm):

Tác giả đã vận hình ảnh cánh cò vào đời mẹ như một niềm tri ân thành kính trong nỗi xót xa, thương cảm vô bờ. Nhờ đó hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ hiện lên càng thấm thía và cảm động hơn.

Câu 4 (1 điểm):

Lời ru của mẹ sẽ theo con lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn con, cùng con đi đến hết cuộc đời. Những lời ru đó là kết tinh văn hóa dân gian mà bao thế hệ đi trước dày công gây dựng. Lời ru và tình mẹ là những giá trị tinh thần lớn lao không có thiên nhiên hay không gian nào sánh kịp. Dù con có đi bốn bể năm châu thì những giá trị đó vẫn sẽ theo con đi, là động lực trên con đường đời của con.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1: (2đ)

Dàn ý: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc”.

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc”.

- Giải thích: Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người.

- Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó sẽ làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

- Chứng minh: Học sinh lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

- Phản đề: Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,…

- Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2: (5đ)

Dàn ý Cảm nhận về vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt và nhân vật bà cụ Tứ.

2. Thân bài

a. Sự ngạc nhiên của cụ khi anh Tràng dắt vợ về

Khi làm về, thấy một người phụ nữ ngồi trong nhà mà còn thưa u. Bà cụ ngạc nhiên vì con mình xấu xí, nghèo mà vẫn có vợ trong thời khó khăn.

Bà cụ vẫn không tin vào những gì con trai mình nói “Kìa nhà tôi nó chào u”… “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”. Bà vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra

b. Tâm trạng vừa mừng vừa tủi của bà cụ

Khi biết rằng con bà “ nhặt” được vợ: bà vui vì con đã an bề gia thất, buồn phận làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con và bà nghĩ đến chồng, đến con gái lại càng trở nên buồn hơn.

Cái tủi, cái buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn: Bà không biết lấy gì để cúng tổ tiên, để trình làng con đã có vợ. Bà khóc vì thương con không biết làm sao vượt qua nổi khó khăn này.

c. Nỗi lo của bà cụ Tứ

Bà lo cho con trai, con dâu, cái gia đình nhỏ của mình không biết phải qua những ngày khó khăn này như thế nào. → Khuyên con, khuyên dâu thương nhau, cố gắng vươn lên.

→ Nỗi lo, nỗi thương của người mẹ từng trải, hiểu đời.

d. Niềm tin vào tương lai, vào cuộc sống của cụ Tứ

Bà suy nghĩ vui trong những điều tốt đẹp tương lai “Rồi ra may mà ông giời cho khá…”

Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa. Vui trong bữa cơm đạm bạc đầu tiên có con dâu.

Bà vẫn luôn tạo một không khí ấm cúng cho bữa ăn để con đâu đỡ tủi.

→ Người mẹ nghèo từng trải đời, hết mực yêu thương con, luôn lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.

→ Là đại diện cho người mẹ Việt Nam cần mẫn, mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương và đức hi sinh

3. Kết bài

Khái quát lại những phẩm chất tốt đẹp của bà cụ Tứ, đánh giá về ý nghĩa của truyện ngắn và liên hệ thực tiễn.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2021 - Đề 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Trắc nghiệm Toán 12, Giải bài tập Tiếng Anh lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Đánh giá bài viết
1 3.551
Sắp xếp theo

Thi THPT Quốc gia môn Văn

Xem thêm