Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Toán trường THPT Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Toán trường THPT Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh là tài liệu luyện thi đại học môn Toán hay, giúp các bạn tự kiểm tra trình độ bản thân, hệ thống kiến thức, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi đại học cũng như kì thi tốt nghiệp môn Toán sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2015 trường THPT Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Toán trường THPT Bạch Đằng, Hải Phòng

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến

SỞ GD&ĐT HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: TOÁN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (2 điểm). Cho hàm số y = f(x) = -2x3 + 3x2 + 1 (C)

a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số.

b) Viết phương trình tiếp tuyến của (C), biết hoành độ tiếp điểm là nghiệm của phương trình f'' (x) = 0.

Câu 2

a) Cho cosα = 4/5, (-π/2 < α < 0). Tính giá trị biểu thức A = sin(α - π/4)cos(α + π/4).

b) Cho số phức z = 3 - 2i. Tìm phần thực và phần ảo của số phức

Câu 3 (0.5 điểm). Giải phương trình 2ex + 2e-x - 5 = 0, x ϵ R.

Câu 4 (1 điểm). Tính tích phân

Câu 5 (0.5 điểm). Trong cuộc thi “Rung chuông vàng”, đội Thủ Đức có 20 bạn lọt vào vòng chung kết, trong đó có 5 bạn nữ và 15 bạn nam. Để sắp xếp vị trí chơi, ban tổ chức chia các bạn thành 4 nhóm A, B, C, D, mỗi nhóm có 5 bạn. Việc chia nhóm được thực hiện bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên. Tính xác suất để bạn nữ thuộc cùng một nhóm.

Câu 6 (1 điểm). Trong không gian cho hình chóp S.ABCD, tứ giác ABCD là hình thang cân, hai đáy là BC và AD. Biết SA = a√2, AD = 2a, AB = BC = CD = a. Hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng ABCD trùng với trung điểm cạnh AD. Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng SB và AD.

Câu 7 (1 điểm). Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác ABC có tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là I(-2;1) và thỏa mãn điều kiện góc AIB = 900. Chân đường cao kẻ từ A đến BC là D(-1; -1). Đường thẳng AC qua M(-1; 4). Tìm tọa độ các đỉnh A, B biết đỉnh A có hoành độ dương.

Câu 8 (1 điểm). Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho hai điểm A(1; -1; 2), B(3; 0; -4) và mặt phẳng (P): x - 2y +2z - 5 = 0. Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng AB và mặt phẳng (P). Viết phương trình mặt phẳng chứa đường thẳng AB và vuông góc với mặt phẳng (P).

Câu 9 (1 điểm). Giải hệ phương trình

Câu 10 (1 điểm). Cho a, b, c là các số dương và a + b + c = 3. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán

Câu 1 (2 điểm)

a. Tập xác định D = R

y' = -6x2 + 6x

y' = 0 ↔ x = 0 hoặc x = 1

lim y= +∞lim y= -∞
x→-∞x→+∞

Hàm số đồng biến trên khoảng (0;1).

Hàm số nghịch biến trên khoảng (-∞; 0); (1; +∞).

Hàm số đạt cực đại tại x = 1, yCD = 2.

Hàm số đạt cực tiểu tại x = 0, yCT = 1.

Bảng giá trị

b. Gọi M(x0; y0) là tiếp điểm của tiếp tuyến và (C)

f'' (x) = -12x + 6

f'' (x0) = 0 ↔ -12x0 + 6 = 0 ↔ x0 = 1/2 → y0 = 3/2

f' (x0) = f' (1/2) = 3/2

Phương trình tiếp tuyến tại M có dạng y = 3/2(x - 1/2) + 3/2 = 3/2x + 3/4

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Toán khối D

    Xem thêm