Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Hóa lần 3 trường Kim Sơn A, Ninh Bình
Thi THPT Quốc gia 2023
Đề thi thử Hóa THPT Quốc gia 2023 Kim Sơn A lần 3
Câu 1. Cho phản ứng hóa học: Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Zn2+ và sự oxi hóa Ag.
B. sự oxi hóa Zn và sự oxi hóa Ag.
C. Zn bị oxi hóa và Ag+ bị khử.
D. Zn bị khử và Ag+ bị oxi hóa.
Câu 2. Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 6,72 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 8,1
B. 5,4.
C. 2,7.
D. 1,35.
Câu 3. Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl axetat.
B. metyl fomat.
C. metyl axetat.
D. etyl fomat.
Câu 4. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al2O3.
B. Al.
C. NaAlO2.
D. AlCl3.
Câu 5. Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm Zn, Al, Mg và Fe trong bình chứa 0,1 mol O2, thu được
hỗn hợp Y. Hòa tan toàn bộ Y trong dung dịch HCl dư, thu được 0,15 mol H2 và dung dịch chứa
38,05 gam muối. Giá trị của m là
A. 7,15.
B. 10,70
C. 13,20
D. 17,80
Câu 6. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol?
A. Glucozơ.
B. Triolein.
C. Metyl axetat. D. Saccarozơ
Câu 7. Hoà tan a gam FeSO4.7H2O trong nước thu được 300 ml dung dịch X. Thêm H2SO4
loãng dư vào 20 ml dung dịch X, dung dịch hỗn hợp này làm mất màu 30 ml dung dịch KMnO4
0,1M. Giá trị của a là
A. 59,8 gam.
B. 62,55 gam.
C. 69,5 gam.
D. 55,6 gam.
Câu 8. Khi đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ cần vừa đủ 0,3 mol O2,
thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 5,04.
B. 4,14.
C. 7,20.
D. 3,60.
Câu 9. Đốt cháy kim loại X trong oxi, thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch H2SO4 loãng
dư, thu được dung dịch Z chứa hai muối. Kim loại X là
A. Zn.
B. Mg.
C. Al.
D. Fe.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Anilin là một bazơ mạnh, làm quỳ tím hóa xanh.
B. Thành phần chính của bột ngọt là axit glutamic.
C. Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.
D. Dung dịch etylamin làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 11. Cho các phát biểu sau:
(a) Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(b) Ở điều kiện thường, alanin là chất rắn.
(c) Ở điều kiện thích hợp, tripanmitin tham gia phản ứng cộng H2.
(d) Thủy phân saccarozơ trong môi trường kiềm thu được glucozơ và fructozơ.
(e) Thủy tinh hữu cơ khi vỡ tạo ra các hạt tròn không có cạnh sắc.
(g) Lưu hóa cao su buna bằng lưu huỳnh, thu được cao su buna-S.
Số phát biểu sai là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12. α-aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu
được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CH2CH(NH2)COOH.
B. H2NCH2COOH.
C. CH3CH(NH2)COOH.
D. H2NCH2CH2COOH.
Câu 13. Cho các phát biểu sau
(a) Điện phân dung dịch CaCl2, thu được Ca ở catot.
(b) Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế.
(c) Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 sinh ra kết tủa và khí.
(d) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 xảy ra ăn mòn điện hóa.
(e) Để phân biệt khí CO2 và SO2 có thể dùng dung dịch nước vôi trong.
(f) Có thể dùng dung dịch NaOH để làm mềm nước cứng tạm thời.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 14. Các núi đá dọc bờ sông hay ở dưới biển thì có hiện tượng chân núi đá bị ăn mòn lõm vào
tạo hốc sâu, hang động… Ngoài tác động mài mòn của nước thì có nguyên nhân chính là có phản
ứng hóa học xảy ra trong thời gian dài. Phản ứng đó là
Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Hóa lần 3 trường Kim Sơn A, Ninh Bình
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Hóa lần 3 trường Kim Sơn A, Ninh Bình để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2023. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Đề thi được tổng hợp gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Thí sinh làm bài trong thời gian 50 phút. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Thi THPT Quốc gia môn Hóa học.