Giải SBT Hóa 9 bài 9

Giải SBT Hóa 9 bài 9: Tính chất hóa học của muối được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Bài 9.1 SBT Hóa 9 trang 11

Thuốc thử dùng để phân biệt hai dung dịch natri sunfat và natri sunfit là

A. Dung dịch bari clorua.

B. Dung dịch axit clohiđric.

C. Dung dịch chì nitrat.

D. Dung dịch natri hiđroxit.

Hướng dẫn giải bài tập 

Đáp án B. Dung dịch axit clohiđric.

Bài 9.2 SBT Hóa 9 trang 11

a) Hãy cho biết những phản ứng hoá học nào trong bảng có thể dùng để điều chế các muối sau (Bằng cách ghi dấu x (có) và dấu o (không) vào những ô tương ứng):

Natri clorua.

Đồng clorua.

Viết các phương trình hoá học.

b) Vì sao có một số phản ứng hoá học trong bảng là không thích hợp cho sự điều chế những muối trên?

Hướng dẫn giải bài tập

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng từ (1) đến (10) .

PHẢN ỨNG HÓA HỌCAxit + BazơAxit + Oxit bazơAxit + Kim loạiAxit + MuốiMuối + MuốiKim loại + Phi kim
NaClx(l)x(2)0x(3)x(4)x(5)
CuCl2x(6)x(7)0x(8)x(9)x(10)

(1) HCl + NaOH → NaCl + H2O

(2) HCl + Na2O → NaCl + H2O

(3) 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

(4) BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO

(5) 2Na + Cl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2NaCl

(6) 2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + H2O

(7) 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

(8) 2HCl + CuCO3 → CuCl2 + H2O + CO

(9) BaCl2 + CuSO4 → CuCl2 + BaSO

(10) Cu + Cl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CuCl2

b)

Một số phản ứng hoá học không thích hợp để điều chế muối NaCl và CuCl2:

Kim loại Na có phản ứng với axit HCl tạo muối NaCl. Nhưng người ta không dùng phản ứng này vì phản ứng gây nổ, nguy hiểm.

Kim loại Cu không tác dụng với axit HCl.

Bài 9.3 SBT Hóa 9 trang 11

Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không?

a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3.

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4.

c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2.

Giải thích và viết phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải bài tập

Dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được 2 muối trong những cặp chất:

a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu đỏ nâu, là muối Fe2(SO4)3:

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4 .Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu xanh, là muối CuSO4:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4

c) Dung dich Na2SO4 và dung dịch BaCl2: không dùng NaOH để nhận biết 2 dung dịch trên vì sau phản ứng các cặp chất không tồn tại.

Bài 9.4 SBT Hóa 9 trang 11

Có thể dùng những phản ứng hoá học nào để chứng minh rằng thành phần của muối đồng (II) sunfat có nguyên tố đồng và gốc sunfat?

Hướng dẫn giải bài tập

Chọn những thuốc thử để nhận biết trong thành phần của muối đổng (II) sunfat có chứa nguyên tố đồng và gốc sunfat:

  • Nhận biết nguyên tố đồng. Dùng thuốc thử là kim loại hoạt động, thí dụ Fe, Zn...

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓

  • Nhận biết gốc sunfat: Dùng thuốc thử là dung dịch muối bari, như BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(OH)2:

BaCl2 + CuSO4 → CuCl2 + BaSO4

Bài 9.5 SBT Hóa 9 trang 11

Có những muối sau: CaCO3, CuSO4, MgCl2. Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phương pháp sau:

a) Axit tác dụng với bazơ.

b) Axit tác dụng với kim loại.

c) Muối tác dụng với muối.

d) Oxit bazơ tác dụng với oxit axit.

Viết các phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải bài tập

Hướng dẫn:

a) Axit tác dụng với bazơ: CaCO3, CuSO4, MgCl2.

H2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

b) Axit tác dụng với kim loại: MgCl2, CuSO4 (dùng H2SO4 đặc).

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 + SO2 + H2O

c) Muối tác dụng với muối: CaCO3, CuSO4, MgCl2. Thí dụ:

CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl

CuCl2 + Ag2SO4 → CuSO4 + 2AgCl

BaCl2 + MgSO4 → BaSO4 + MgCl2

d) Oxit bazơ tác dụng với oxit axit: CaCO3.

CaO + CO2 → CaCO3

Bài 9.6 SBT Hóa 9 trang 12

Trên bàn thí nghiệm có những chất rắn màu trắng là:

Na2SO3, K2CO3, CaCO3, NaHCO3, Na2CO3, CaSO4.

Bạn em đã lấy một trong những chất trên bàn để làm thí nghiệm và có kết quả như sau:

Thí nghiệm 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl, thấy giải phóng khí cacbon đioxit.

Thí nghiệm 2: Khi nung nóng cũng thấy giải phóng khí cacbon đioxit.

Thí nghiệm 3: Chất rắn còn lại sau khi nung ở thí nghiệm 2 tác dụng với dung dịch HCl cũng thấy giải phóng khí cacbon đioxit.

Em hãy cho biết bạn em đã lấy chất nào trên bàn để làm thí nghiệm. Viết các phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải bài tập

Hướng dẫn:

TN1 cho biết chất đem làm thí nghiệm là muối cacbonat hoặc hiđrocacbonat (K2CO3, CaCO3, NaHCO3, Na2CO3).

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

TN2 cho biết muối đem làm thí nghiệm là CaCO3 hoặc NaHCO3, là những muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.

CaCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CaO + CO2

2NaHCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Na2CO3 + CO2 + H2O

TN3 cho biết sản phẩm thu được ở thí nghiệm 2 phải là muối cacbonat, không thể là canxi oxit CaO.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

Kết luận: Bạn em đã lấy muối NaHCO3 làm thí nghiệm.

Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong ba thí nghiệm trên.

Bài 9.7 SBT Hóa 9 trang 12

Biết 5 gam hỗn hợp hai muối là CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, sinh ra được 448 ml khí (đktc).

a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.

b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

Hướng dẫn giải bài tập

a) Nồng độ mol của dung dịch HCl:

Chỉ có CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Số mol HCl có trong dung dịch:

nHCl = 2n_{CO_2} = 448/22400 x 2 = 0,04 mol

Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng:

CM = 1000 x 0,04/200 = 0,2 (mol/l)

b) Thành phần của hỗn hợp muối:

Theo phương trình hoá học, số mol CaCO3 có trong hỗn hợp là

n_{CaCO_3}=n_{CO_2} = 0,02 mol

Khối lượng CaCO3 có trong hỗn hợp là:

m_{CaCO_3} = 0,02 x 100 = 2 gam

Thành phần các chất trong hỗn hợp:

%m_{CaCO_3} = 2x100%/5 = 40%

%m_{CaCO_4} = 100% - 40% = 60%

Bài 9.8 SBT Hóa 9 trang 12

Cho m gam hỗn hợp gồm CaCO3 và CaSO3 tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thấy thoát ra 4,48 lít hỗn hợp hai khí ở đktc. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp khí trên hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo ra (m + a) gam kết tủa. Hãy tính a.

Hướng dẫn giải bài tập

Phương trình hóa học: 

Theo các phương trình hóa học ta có:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O  (1)

x                                            x

CaSO3 + 2HCl → CaCl2 + SO2 + H2O (2)

x                                        y

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O (3)

x                               x

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (4)

y                              y

Theo đề bài ta có số mol hôn hợp khí sinh ra: 0,2 mol

Dựa vào phương trình (1), (2) ta có

x + y = 0,2 mol

Khối lượng hỗn hợp ban đầu bằng: 40(x + y) + 60x + 80y = m

=> 60x + 80y = m - 8

Theo phương trình (3), (4)

Khối lượng kết tủa  bằng:

137(x+y) + 60x + 80y = 27.4 + m - 8 = m+a (gam)
=> a = 19.4 g

...................................................

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Giải SBT Hóa 9 bài 9: Tính chất hóa học của muối. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Hóa học lớp 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9, Đề thi giữa kì 1 lớp 9, Đề thi học kì 1 lớp 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
5 2.055
Sắp xếp theo

    Giải sách bài tập Hóa 9

    Xem thêm