Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 46

Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Bài 46.1 trang 56 Sách bài tập Hóa học 9: A, B, C là ba chất hữu cơ có các tính chất sau.

- Khi đốt cháy A, B đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

- B lầm mất màu dung dịch brom.

- C tắc dụng được với Na.

- A tác dụng được với Na và NaOH.

Hỏi A, B, C là những chất nào trong số các chất sau?

C4H8; C2H4O2; C3H8O.

Hãy viết công thức cấu tạo của các chất trên.

Lời giải:

A tác dụng được với Na và NaOH. Vậy theo đề bài A là axit và có công thức phân tử là C2H4O2. Công thức cấu tạo là CH3COOH.

C tác dụng được với Na, vậy C có công thức phân tử là C3H8O và có công thức cấu tạo là

Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

B làm mất màu dung dịch brom: B là C4H8 và có công thức cấu tạo là CH2 = CH - CH2 - CH3 hoặc CH3 - CH = CH - CH3.

Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Bài 46.2 trang 56 Sách bài tập Hóa học 9: Từ etilen, viết các phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện) điều chế các chất sau: axit axetic, etyl axetat.

Lời giải:

Tiến hành điều chế các chất theo sơ đồ chuyển đổi sau:

C2H4 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5.

C2H4 + H2O → C2H5OH

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O

Bài 46.3 trang 56 Sách bài tập Hóa học 9: Chỉ dùng H2O và một hoá chất, hãy phân biệt các chất sau:

a) Rượu etylic, axit axetic, etyl axetat.

b) Rượu etylic, axit axetic, benzen.

Lời giải:

a) TN 1. Dùng quỳ tím nhận ra CH3COOH. Mẫu nào làm quỳ tím chuyển đỏ là axit axetic, còn lại là rượu etylic và etylaxetat

TN 2. Dùng H2O nhận ra rượu etylic (tan trong nước), chất còn lại không tan trong nước là etyl axetat.

b) - Cho quỳ tím vào từng mẫu thử, mẫu làm quỳ tím chuyển đỏ là axit axetic, còn lại là hai chất kia.

- Dùng nước nhận biết hai chất còn lại, chất nào tan vô hạn trong nước là C2H5OH

Bài 46.4 trang 56 Sách bài tập Hóa học 9: Hỗn hợp X gồm axit axetic và một axit hữu cơ có công thức CnH2n+1COOH. Tỉ lệ số mol tương ứng của hai axit là 1 : 2. Cho a gam hỗn hợp hai axit tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thì thu được 27,4 gam hỗn hợp hai muối khan.

a) Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Xác định công thức phân tử của axit.

c) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp.

Lời giải:

Gọi số mol của axit axetịc trong hỗn hợp là x.

Số mol của axit CnH2n+1COOH trong hỗn hợp là 2x.

Phương trình hoá học của phản ứng giữa X với NaOH

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

x mol x mol

CnH2n+1COOH + NaOH → CnH2n+1COONa + H2O

2x mol 2x mol

Theo đầu bài ta có:

nNaOH = 300/1000 x 1 = 0,3 mol

Theo phương trình: x + 2x = 0,3 → x = 0,1 (mol)

Khối lượng của CH3COONa là: 0,1(15 + 44+ 23) = 8,2 (gam).

Khối lượng của CnH2n + 1COONa là: 0,2(14n + 68) = (2,8n + 13,6).

Theo đề bài: 8,2 + 2,8n + 13,6 = 27,4

Vậy: 2,8n = 27,4 - 21,8 = 5,6.

→ n = 2. Công thức của axit là C2H5COOH.

Ta có khối lượng axit axetic là: 60 x 0,1 = 6 (gam).

Khối lượng C2H5COOH là: 74 x 0,2 = 14,8 (gam).

Vậy mhh: (6 + 14,8) = 20,8 (gam).

→ % khối lượng axit axetic: 6/20,8 x 100% = 28,85%

% khối lượng C2H5COOH: 100 - 28,85 = 71,15 (%).

Bài 46.5 trang 56 Sách bài tập Hóa học 9: Giấm ăn được điều chế bằng cách lên men dung dịch rượu etylic ở nồng độ thấp. Hãy tính khối lượng giấm ăn 5% thu được khi lên men 50 lít rượu etylic 4°. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%.

Lời giải:

V_{C_2H_5OH} = 50.4/100 = 2l

m_{C_2H_5OH} = 2.1000.0,8 = 1600g

Phương trình hóa học:

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

46 gam 60 gam

1600gam x

x = 1600 x 60/46

Vì hiệu suất đạt 80% → m_{CH_3COOH} = 1600.60.80/(46.100) = 1669,6g

→ mgiấm = 1669,6/5 x 100 = 33392 (gam) = 33,392 kg

Mời các bạn tham khảo tài liệu sau: Hóa học lớp 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9, Đề thi giữa kì 1 lớp 9, Đề thi học kì 1 lớp 9

Đánh giá bài viết
2 521
Sắp xếp theo

Giải sách bài tập Hóa 9

Xem thêm