Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán 9 Cánh diều Bài 1: Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Giải Toán 9 Cánh diều Bài 1: Tỉ số lượng giác của góc nhọn hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 9 Cánh diều tập 1 trang 78, 79, 80, 81.

Giải Toán 9 trang 78

Luyện tập 2 trang 78 Toán 9 Tập 1 Cánh diều

Tính:

a) sin61° – cos29°;

b) cos15° – sin75°;

c) tan28° – cot62°;

d) cot47° – tan43°.

Hướng dẫn giải:

a) Vì 61° và 29° là hai góc phụ nhau nên ta có:

sin61° – cos29° = sin61° – sin(90° – 29°) = sin61° – sin61° = 0.

b) Vì 15° và 75° là hai góc phụ nhau nên ta có:

cos15° – sin75° = cos15° – sin(90° – 15°) = cos15° – cos15° = 0.

c) Vì 28° và 62° là hai góc phụ nhau nên ta có:

tan28° – cot62° = tan28° – cot(90° – 28°) = tan28° – tan28° = 0.

d) Vì 47° và 43° là hai góc phụ nhau nên ta có:

cot47° – tan43° = cot47° – tan(90° – 47°) = cot47° – cot47° = 0.

Giải Toán 9 trang 79

Hoạt động 3 trang 79 Toán 9 Tập 1 Cánh diều

Cùng với đơn vị đo góc là độ (kí hiệu: ° ), người ta còn sừ dụng những đơn vị đo góc khác là: phút (kí hiệu: ’), giây (kí hiệu: ”), với quy ước: 1° = 60’ ; 1’ = 60’’.

Ta có thể tính giá trị lượng giác (đúng hoặc gần đúng) của một góc nhọn bằng cách sử dụng các phím: Hoạt động 3 trang 79 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9 trên máy tính cầm tay. Trước hết, ta đưa máy tính về chế độ “độ”. Để nhập độ, phút giây, ta sử dụng phím Hoạt động 3 trang 79 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9.

Chẳng hạn, để tính sin35° và tan70°25’43’’, ta làm như sau:

Hoạt động 3 trang 79 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Hướng dẫn giải:

HS thực hiện hoạt động theo hướng dẫn của GV và SGK.

Hoạt động 4 trang 79 Toán 9 Tập 1 Cánh diều

Sử dụng tính chất cotα = tan(90° – α), ta có thể tính được côtang của một góc nhọn. Chẳng hạn ta tính cot56° như sau:

Hoạt động 4 trang 79 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Hướng dẫn giải:

HS thực hiện hoạt động theo hướng dẫn của GV và SGK.

Luyện tập 4 trang 79 Toán 9 Tập 1 Cánh diều

Sử dụng máy tính cầm tay để tính (gần đúng) các giá trị lượng giác sau:

sin71°; cos48°; tan59°; cot23°.

Hướng dẫn giải:

Luyện tập 4 trang 79 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Giải Toán 9 trang 81

Bài 1 trang 81 Toán 9 Tập 1 Cánh diều

Cho tam giác ABC vuông tại A có AC = 4 cm, BC = 6 cm. Tính các tỉ số lượng giác của góc B.

Bài 2 trang 81 Toán 9 Tập 1 Cánh diều

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 2 cm, AC = 3 cm. Tính các tỉ số lượng giác của góc C.

Bài 3 trang 81 Toán 9 Tập 1 Cánh diều

Cho tam giác MNP có MN = 5 cm, MP = 12 cm, NP = 13 cm. Chứng minh tam giác MNP vuông tại M. Từ đó, tính các tỉ số lượng giác của góc N.

Hướng dẫn giải:

Bài 3 trang 81 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Xét ∆MNP, ta có: NP2 = 132 = 169 và MN2 + MP2 = 52 + 122 = 169.

Suy ra NP2 = MN2 + MP2.

Do đó ∆MNP vuông tại M (định lí Pythagore đảo).

Khi đó:

Bài 4 trang 81 Toán 9 Tập 1 Cánh diều

Mỗi tỉ số lượng giác sau đây bằng tỉ số lượng giác nào của góc 63°? Vì sao?

a) sin27°;

b) cos27°;

c) tan27°;

d) cot27°.

Hướng dẫn giải:

Vì 27° và 63° là hai góc phụ nhau nên ta có:

a) sin27° = cos63°;

b) cos27° = sin63°;

c) tan27° = cot63°;

d) cot27° = tan63°.

Bài 5 trang 81 Toán 9 Tập 1 Cánh diều

Sử dụng máy tính cầm tay để tính các tỉ số lượng giác của mỗi góc sau (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm):

a) 41°;

b) 28°35’;

c) 70°27’46’’.

Hướng dẫn giải:

Bài 5 trang 81 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

b)

Bài 5 trang 81 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

c)

Bài 5 trang 81 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Bài 6 trang 81 Toán 9 Tập 1 Cánh diều

Sử dụng tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau, tính giác trị biểu thức:

A = sin25° + cos25° – sin65° – cos65°.

Hướng dẫn giải:

Vì25° và 65° là hai góc phụ nhau nên ta có sin25° = cos65° và sin65° = cos25°.

Do đó:

A = sin25° + cos25° – sin65° – cos65°

= cos65° + cos25° – cos25° – cos65°

= 0.

Bài 8 trang 81 Toán 9 Tập 1 Cánh diều

Hình 10 mô tả tia nắng mặt trời dọc theo AB tạo với phương nằm ngang trên mặt đất một góc α = \widehat {ABH}\(\widehat {ABH}\). Sử dụng máy tính cầm tay, tính số đo góc α (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ) biết AH = 2 m, BH = 5 m.

Bài 8 trang 81 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Hướng dẫn giải:

Xét ∆ABH vuông tại H, ta có tanα = tanB = \frac{AH}{BH}\(\frac{AH}{BH}\) = \frac{2}{5}\(\frac{2}{5}\)

Suy ra α ≈ 22°.

Bài tiếp theo: Toán 9 Cánh diều Bài 2: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 9 Cánh diều

    Xem thêm