Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 27

Chúng tôi xin giới thiệu bài Khoa học tự nhiên 9 bài 27: Glucose và saccharose có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả

Mở đầu trang 117 Bài 27 KHTN 9: Các loại ngũ cốc, mật ong, mía, nho, ... đều có thành phần chủ yếu là carbohydrate.

Carbohydrate là gì? Hợp chất này gồm những nguyên tố nào, công thức hoá học là gì? Tính chất và ứng dụng của nó trong đời sống?

Trả lời:

- Carbohydrate là hợp chất hữu cơ mà thành phần nguyên tố chỉ gồm C, H và O; có công thức chung là Cn(H2O)m.

- Tính chất và ứng dụng của một số chất phổ biến của nhóm carbohydrate là:

Glucose

Saccharose

Tinh bột

Cellulose

Tính chất vật lí

Chất rắn, dạng tinh thể không màu, không mùi, vị ngọt, tan tốt trong nước.

Là chất rắn, dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng thành hồ tinh bột.

Là chất rắn, màu trắng, dạng sợi, không tan trong nước.

Tính chất hóa học

Glucose tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng lên men rượu.

Saccharose có phản ứng thủy phân trong môi trường acid/enzyme.

- Có phản ứng thủy phân trong môi trường acid/enzyme

- Tác dụng với iodine cho màu xanh tím đặc trưng.

- Có phản ứng thủy phân trong môi trường acid

Ứng dụng

Pha chế dịch truyền, tráng bạc, sản xuất vitamin C, …

Chế biến thực phẩm, dược phẩm, pha chế thuốc, …

- Cung cấp lương thực chính cho con người và nhiều loài động vật.

- Sản xuất ethylic alcohol, …

- Sản xuất giấy, vật liệu xây dựng (gỗ), sản xuất vải sợi, …

1. Thành phần nguyên tố, công thức chung, công thức phân tử của Carbohydrate

Câu hỏi thảo luận 1 trang 117 KHTN 9: Hãy nêu nhận xét về công thức phân tử của các hợp chất phổ biến trong nhóm carbohydrate (glucose, saccharose, tinh bột, ...).

Trả lời:

Công thức phân tử của glucose, saccharose, tinh bột lần lượt là C6H12O6, C12H22O11, (C6H10O5)n.

→ Nhận thấy các công thức phân tử này đều có dạng Cn(H2O)m

2. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của Glucose và saccharose

Câu hỏi thảo luận 2 trang 118 KHTN 9: Vì sao đường tinh luyện được sản xuất từ nước ép của củ cải, cây mía?

Trả lời:

Saccharose có nhiều trong củ cải, cây mía nên được dùng để sản xuất đường tinh luyện.

Câu hỏi củng cố trang 118 KHTN 9: Hãy liệt kê một số loại củ, quả có chứa nhiều glucose hoặc saccharose.

Trả lời:

- Glucose có nhiều trong trái cây chín (nho chín, …) và hầu hết các bộ phận của cây như hoa, lá, rễ, …

- Saccharose trong tự nhiên có nhiều trong củ cải đường, cây thốt nốt, cây mía, …

Câu hỏi thảo luận 3 trang 118 KHTN 9: Chỉ dựa vào tính chất vật lí, em có phân biệt được glucose và saccharose không? Giải thích

Trả lời:

Nếu chỉ dựa vào tính chất vật lí thì không phân biệt được glucose và saccharose vì hai chất có tính chất vật lí tương tự nhau. Cả hai đều là chất rắn, dạng tinh thể không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước.

Vận dụng trang 119 KHTN 9: Glucose có nhiều trong các loại trái cây chín ngọt. Theo em, người mắc bệnh tiểu đường có nên ăn nhiều trái cây chín ngọt không? Giải thích.

Trả lời:

Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều trái cây chín ngọt vì như thế sẽ làm tăng lượng đường huyết trong máu.

3. Tính chất hóa học của Glucose và saccharose

Câu hỏi thảo luận 4 trang 119 KHTN 9: Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra ở Thí nghiệm bên.

Thí nghiệm: Phản ứng tráng bạc

Dụng cụ và hoá chất: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, dung dịch glucose 10%, dung dịch silver nitrate 1%, dung dịch amoniac 5%.

Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Cho khoảng 1 mL dung dịch silver nitrate vào ống nghiệm sạch, thêm tiếp từ từ từng giọt dung dịch amoniac và lắc nhẹ cho đến khi kết tủa tan hết.

Bước 2: Thêm tiếp khoảng 2 mL dung dịch glucose vào ống nghiệm, lắc đều.

Bước 3: Ngâm ống nghiệm sau bước 2 vào cốc nước nóng khoảng 60 – 70 °C, để yên trong vài phút.

Trả lời:

Hiện tượng:

- Bước 1. Ban đầu xuất hiện kết tủa, sau kết tủa tan hoàn toàn.

- Sau bước 3. Xuất hiện lớp kim loại màu trắng xám bám vào thành ống nghiệm.

Phương trình hóa học:

Câu hỏi thảo luận 5 trang 119 KHTN 9: Viết phương trình hóa học xảy ra quá trình lên men glucose tạo thành ethylic alcohol.

Trả lời:

Phương trình hóa học:

Câu hỏi thảo luận 6 trang 120 KHTN 9: Viết phương trình hoá học của phản ứng thuỷ phân saccharose. Theo em, có thể dùng thêm phản ứng hoá học nào để xác định được phản ứng thuỷ phân saccharose đã xảy ra?

Trả lời:

Phương trình hóa học:

Có thể dùng thêm phản ứng tráng gương để xác định xem phản ứng thủy phân saccharose đã xảy ra chưa. Nếu phản ứng thủy phân đã xảy ra thì sẽ thu được kết tủa Ag.

4. Vai trò, ứng dụng của Glucose và saccharose

Câu hỏi thảo luận 7 trang 120 KHTN 9: Em hãy cho biết vai trò của glucose đối với con người và động vật.

Trả lời:

Glucose cung cấp năng lượng cho con người và động vật. Hầu hết các tế bào trong cơ thể (thần kinh, máu,...) đều cần có glucose để hoạt động. Với người trưởng thành, trước khi ăn, nếu lượng glucose trong máu nhỏ hơn 70 mg/dL thì người này đang có thể bị hạ đường huyết, lớn hơn 125 mg/dL thì người này có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Câu hỏi củng cố trang 120 KHTN 9: Hãy cho biết một số ứng dụng của glucose trong đời sống.

Trả lời:

Glucose có nhiều ứng dụng trong đời sống như pha chế dịch truyền, tráng bạc, sản xuất vitamin C, …

Câu hỏi thảo luận 8 trang 120 KHTN 9: Em hãy cho biết thêm một số ứng dụng của saccharose.

Trả lời:

Saccharose có nhiều ứng dụng trong đời sống như chế biến thực phẩm, dược phẩm, pha chế thuốc, …

Câu hỏi thảo luận 9 trang 120 KHTN 9: Hãy nêu một số tác hại của việc sử dụng quá nhiều đường. Theo em, bổ sung đường cho cơ thể như thế nào là hợp lí?

Trả lời:

- Khi sử dụng quá nhiều đường có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra khuyến cáo chỉ cần bổ sung thêm lượng đường cho cơ thể bằng 5% tổng lượng calo hay khoảng 25 gam mỗi ngày.

Vận dụng trang 120 KHTN 9: Con người và một số động vật luôn cần một lượng đường nhất định để duy trì hoạt động của cơ thể. Nhưng nếu chúng ta đưa vào cơ thể quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh.

Em hãy cho biết một số bệnh do sử dụng đường không hợp lí gây ra.

Trả lời:

Một số bệnh do sử dụng đường không hợp lí gây ra như:

- Dễ tăng cân

- Mắc bệnh tiểu đường

- Tăng nguy cơ bị bệnh về tim mạch

- Nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ

>>>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 28

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 27: Glucose và saccharose sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Toán 9 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 11:30 10/06
    • Gấu chó
      Gấu chó

      😄😄😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 11:30 10/06
      • Ỉn
        Ỉn

        👌👌👌👌👌👌👌

        Thích Phản hồi 11:31 10/06

        KHTN 9 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm