Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 Bài 18: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Bài 18: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Khoa học tự nhiên 9 Bài 18: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh học tốt môn Khoa học tự nhiên lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo

A. Hoạt động khởi động

Em có biết tại sao hiện nay ở một số nước châu Á có tình trạng nhiều người đàn ông không tìm được người phụ nữ để kết hôn? Tại sao nhà nước ta có quy định cấm việc lựa chọn giới tính trước khi sinh? cơ sở khoa học của việc này là gì?

Bài làm:

- vì hiện tượng mất cân bằng giới tính: tỉ lệ nam giới nhiều hơn rất nhiều so với nữ giới

- Trong tự nhiên, nếu không có tác động gì đến quá trình tạo giao tử, thụ tinh, thụ thai thì tỉ lệ giới tính 1 đực: 1 cái. Nhưng nếu có tác động thì sẽ làm mất cân bằng giới tính. Điển hình là việc đàn ông châu Á khó kết hôn như hiện nay.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. NST giới tính

Hình 18.1 thể hiện bộ NST ở người.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 18: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Quan sát và trả lời câu hỏi:

- So sánh hình thái và số lượng các cặp NST ở nam và nữ

- Hãy cho biết các cặp NST nào tương đồng và cặp nào không tương đồng?

- Hãy xác định cặp NST nào có vai trò quyết định giới tính ở người?

- Hãy mô tả khái quát về cặp NST thường và cặp NST giới tính ở sinh vật.

- Hãy quan sát hình 18.2 và cho biết, NST X và Y khác nhau như thế nào?

Khoa học tự nhiên 9 Bài 18: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

- Quan sát hình 18.3 và cho biết, giới tính ở sinh vật được xác định theo các kiểu nào?

Khoa học tự nhiên 9 Bài 18: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Bài làm:

- Hình 18.1:

+ về số lượng là giống nhau. Về hình thái: cặp số 1 đến cặp số 22 giống nhau ở nam và nữ; cặp số 23 khác nhau ở 2 giới.

+ các cặp NST ở nữ đều tương đồng. Ở nam, chỉ có cặp số 23 không tương đồng

=> Cặp NST số 23 quyết định giới tính ở người

+ NST thường tồn tại thành cặp tương đồng, giống nhau ở 2 giới.

+ NST giới tính có thể tương đồng hoặc không tương đồng, khác nhau ở 2 giới, có vai trò quyết định giới tính sinh vật

- Hình 18.2: NST X có kích thước lớ hơn NST Y

- Hình 18.3, một số kiểu xác định giới tính ở sinh vật:

+ Châu chấu: XX là con cái, XO là con đực

+ Ruồi: XX là con cái, XY là con đực

+ Gà: ZW là con cái, ZZ là con đực

II. Cơ chế xác định giới tính

- Giao tử đực vào giao tử cái ở người khác nhau như thế nào về NST giới tính?

- Điền cặp NST giới tính của hợp tử vào bảng sau:

giao tửgiao tử đực Xgiao tử đực Y
giao tử cái X

- Hãy cho biết tỉ lệ giới tính ở đời con là bao nhiêu.

Bài làm:

- Nữ chỉ tạo ra 1 trứng là X, nam tạo ra 2 loại tinh trùng là X và Y

- Bảng:

giao tử đực Xgiao tử đực Y
giao tử cái XXXXY

- tỉ lệ theo lý thuyết là 1 nam: 1 nữ

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính

Hãy cho biết, giới tính của sinh vật phụ thuộc vào những yếu tố nào.

Bài làm:

- các yếu tố ảnh hưởng đến giới tính của sinh vật: nhiệt độ, NST giới tính, hoocmon sinh dục, ánh sáng, ....

C. Hoạt động luyện tập

1. Hãy viết công thức bộ NST của ruồi giấm lưỡng bội bình thường ở con đực và con cái.

2. Hãy quan sát hình 18.3 và cho biết ở châu chấu, ruồi giấm, gà, giới tính nào là giới đồng giao tử, giới nào là giới dị giao tử? Viết công thức bộ NST lưỡng bội là đơn bội của các loài đó biết châu chấu cái 2n = 24, châu chấu đực có 2n= 23, gà =78.

Bài làm:

1. Ruồi giấm: đực (6AA + XY), cái (6AA+ XX)

2. - ở châu chấu và ruồi giấm thì giới cái đồng giao tử, giới đực dị giao tử. Ở gà thì ngược lại.

- Châu chấu:

+ Lưỡng bội: đực (22AA + X), cái (22AA + XX)

+ đơn bội: đực (11A hoặc 11A + X) cái (11A + X)

- Gà:

+ Lưỡng bội: đực (76AA + ZZ), cái (76AA + ZW)

+ đơn bội: đực (38A + Z), cái (38A + Z hoặc 38A + W)

D. Hoạt động vận dụng

1. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ ở người thường xấp xỉ 1:1? Nếu chủ động điều chỉnh để thay đổi tỉ lệ giới tính này thì hậu quả đối với dân số và xã hội sẽ là gì?

2. Trong chăn nuôi, việc điều chỉnh tỉ lệ đực: cái có ý nghĩa gì?

Bài làm:

1. Vì theo lí thuyết cơ chế xác định giới tính ở trên thì tỉ lệ nam: nữ luôn xấp xỉ 1:1 nêu xét trên số lượng lớn và quá trình thụ tinh, thụ thai diễn ra bình thường.

Nếu điều chỉnh sẽ gây mất cân bằng giới tính như hiện nay, có thể làm giảm sút dân số, ngăn cản sự phát triển của xã hội

2. trong chăn nuôi, việc điều chỉnh tỉ lệ giới tính giúp tăng năng suất, giá trị kinh tế.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Tìm hiểu về kĩ thuật điều chỉnh tỉ lệ đực: cái và ý nghĩa của từng trường hợp trong chăn nuôi.

2. Tìm hiểu về sự phân hóa giới tính ở thực vật.

Bài làm:

các em có thể tìm hiểu qua nhiều phương tiện khác nhau như: truyền hình, báo, đài, hoặc qua internet, ....

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học sinh trả lời các câu hỏi Bài 18: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 95". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học. Mời các bạn tham khảo

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 Bài 18: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học tự nhiên 9

    Xem thêm