Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 37

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 37: Nucleic acid và ứng dụng chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9

Mở đầu trang 157 Bài 37 KHTN 9: Tại sao để xác định một người có phải là con đẻ của một cặp vợ chồng, người ta cần tiến hành xét nghiệm để đối sánh DNA của người đó với cả người vợ và người chồng?

Trả lời:

Do con người sinh ra mang trong mình bộ gene đặc trưng, trong đó một nửa số DNA được nhận từ mẹ, một nửa số DNA được nhận từ bố. Vì thế, nếu phân tích trình tự nucleotide trên DNA của người con rồi so sánh với mẫu DNA của bố và mẹ có thể xác định được quan hệ huyết thống.

1. Deoxyribonucleic acid (DNA)

Hình thành kiến thức mới 1 trang 157 KHTN 9: Quan sát Hình 37.1, hãy mô tả cấu trúc của phân tử DNA.

Trả lời:

Cấu trúc của phân tử DNA:

- DNA được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nucleotide gồm 4 loại A, T, G, C.

- DNA có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch polynucleotide song song, ngược chiều, xoắn quanh một trục tưởng tượng từ trái qua phải (xoắn phải). Các nucleotide trên cùng một mạch liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị (liên kết phosphodiester). Các nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng hai liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng ba liên kết hydrogen).

- DNA xoắn có tính chu kì, mỗi chu kì xoắn dài 34 Å tương ứng với 10 cặp nucleotide, đường kính vòng xoắn là 20 Å.

Hình thành kiến thức mới 2 trang 157 KHTN 9: Hãy giải thích tại sao chỉ từ bốn loại nucleotide nhưng lại tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA.

Trả lời:

Chỉ từ bốn loại nucleotide nhưng lại tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA vì: DNA được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, từ bốn loại nucleotide liên kết theo chiều dọc và sắp xếp theo nhiều cách khác nhau đã tạo ra vô số phân tử DNA khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotide.

Luyện tập trang 158 KHTN 9: Một đoạn phân tử DNA có trình tự các nucleotide trên một mạch như sau: ACCAAACCGAGT. Dựa trên nguyên tắc bổ sung, hãy xác định trình tự các nucleotide của mạch còn lại.

Trả lời:

Các nucleotide giữa hai mạch của DNA liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng hai liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng ba liên kết hydrogen.

Trình tự các nucleotide của mạch đã cho: ACCAAACCGAGT

→ Trình tự các nucleotide của mạch còn lại là: TGGTTTGGCTCA

Hình thành kiến thức mới 3 trang 158 KHTN 9: Đọc thông tin trong bài và nêu chức năng của phân tử DNA.

Trả lời:

Chức năng của phân tử DNA là lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

2. Gene

Hình thành kiến thức mới 4 trang 159 KHTN 9: Người ta thường xác định danh tính tội phạm dựa trên dấu vết ở hiện trường vụ án bằng cách nào?

Trả lời:

Mỗi người có một tỉ lệ nhất định trình tự nucleotide trên DNA, do đó, người ta có thể tiến hành phân tích trình tự nucleotide trên DNA được thu nhận từ các mẫu da, tóc, máu,.. ở hiện trường vụ án và so sánh với trình tự nucleotide trên DNA của các đối tượng tình nghi để xác định danh tính tội phạm.

Vận dụng trang 159 KHTN 9: Tại sao cùng là loài người nhưng những nhóm cư dân ở các khu vực địa lí khác nhau như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi lại có những đặc điểm đặc trưng khác biệt?

Trả lời:

Gene quy định tính trạng. Bên cạnh khả năng bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền giúp các nhóm cư dân ở các khu vực địa lí khác nhau đều được thừa hưởng một vốn gene đặc trưng cho loài người, gene còn có khả năng tạo ra những tổ hợp biến dị phong phú nhờ quá trình đột biến hay sinh sản. Do sống ở những khu vực địa lí khác nhau nên điều kiện tự nhiên tác động chọn lọc và giữ lại những tổ hợp biến dị thích nghi theo các hướng khác nhau (phù hợp với từng môi trường sống). Kết quả dẫn đến mặc dù cùng là loài người nhưng những nhóm cư dân ở các khu vực địa lí khác nhau như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi lại có những đặc điểm đặc trưng khác biệt.

3. Ribonucleic acid (RNA)

Hình thành kiến thức mới 5 trang 159 KHTN 9: Phân biệt chức năng các loại phân tử RNA

Trả lời:

Các loại RNA

Chức năng

mRNA

Chứa thông tin di truyền tổng hợp protein

tRNA

Vận chuyển amino acid đến ribosome và thực hiện quá trình tổng hợp protein

rRNA

Tham gia cấu tạo nên ribosome

>>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 38

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 37: Nucleic acid và ứng dụng sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Toán 9 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chanaries
    Chanaries

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 22:31 10/06
    • Haraku Mio
      Haraku Mio

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 22:31 10/06
      • Mỡ
        Mỡ

        🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

        Thích Phản hồi 22:31 10/06

        KHTN 9 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm