Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 bài 55: Máy ảnh, mắt và kính lúp

Bài 55: Máy ảnh, mắt và kính lúp

Khoa học tự nhiên 9 bài 55: Máy ảnh, mắt và kính lúp được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm hướng dẫn các bạn giải bài tập cũng như ôn lại kiến thức đã học. Sau đây là nội dung bài học mời các bạn cùng tham khảo

A. Hoạt động khởi động

2. Trả lời câu hỏi

Chỉ ra tên các bộ phận chính của máy ảnh và mắt giúp máy ảnh và mắt thu được ảnh A’ của vật A. So sánh sự tạo ảnh của máy ảnh và mắt.

Để thu được ảnh rõ nét ở các cự li khác nhau thì phải điều chỉnh bộ phận nào của máy ảnh ? Muốn nhìn rõ vật ở các cự li khác nhau thì mắt hoạt động như thế nào ?

Bài làm:
  • Bộ phận chính của máy ảnh: vật kính và buồng tối.
  • Bộ phận chính của mắt là: Thể thủy tinh và màng lưới.

Ảnh A’ của vật A là ảnh thật ngược chiều, nhỏ hơn vật.

  • Để thu được ảnh rõ nét ở các cự li khác nhau khi chụp ảnh thì phải điều chỉnh bộ phận ống kính (khoảng cách từ vật kính đến phim).
  • Muốn nhìn rõ vật ở các cự li khác nhau thì mắt phải thay đổi độ cong của thể thuỷ tinh (phồng lên hoặc dẹt xuống).

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Máy ảnh và mắt

1. Cấu tạo của máy ảnh và mắt

Thực hiện yêu cầu

Hãy vẽ ảnh của một vật có dạng mũi tên đặt trước máy ảnh và mắt

Bài làm:

Vật kính của máy ảnh và thể thủy tinh được coi là thấu kính hội tụ.

Khoa học tự nhiên 9 bài 55: Máy ảnh, mắt và kính lúp

2. Sự tương tự giữa máy ảnh và mắt

Hãy so sánh cấu tạo và hoạt động ảnh của máy ảnh và mắt.

Bài làm:
Máy ảnhMắt
Cấu tạo

2 bộ phận chính:

  • Vật kính
  • Buồng tối

2 bộ phận chính:

  • Thể thủy tinh
  • Màng lưới
ẢnhẢnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật, hứng được trên màng lưới hoặc phim.

3. Sự tạo ảnh qua máy ảnh và mắt

Hãy cho biết thể thủy tinh phải phồng lên hay dẹt xuống khi quan sát vật ở gần hoặc xa mắt. Quan sát vật ở đâu thì mắt không phải điều tiết (thể thủy tinh ở trạng thái bình thường, dẹt nhất); mắt điều tiết cực đại (thể thủy tinh phồng nhất)?

Hãy so sánh ảnh của một vật qua máy ảnh và mắt.

Bài làm:

Thể thuỷ tinh phải phồng lên khi quan sát vật ở gần mắt và dẹt đi khi quan sát các vật xa mắt. Quan sát vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết (thể thuỷ tinh ở trạng thái bình thường, dẹt nhất); quan sát các vật ở gần mắt thì mắt điều tiết cực đại (thể thuỷ tinh phồng nhất).

Máy ảnh và mắt đều thu được ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

II. Mắt cận, mắt lão và cách khắc phục

2. Trả lời câu hỏi

Tại sao để mắt cận quan sát được các vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì người ta phải đeo kính cận (thấu kính phân kì)? Vẽ hình minh hoạ.

Tại sao để mắt lão đọc sách như mắt bình thường thì người ta phải đeo kính lão (thấu kính hội tụ)? Vẽ hình minh hoạ.

Bài làm:

Để mắt cận quan sát được các vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì người ta phải đeo kính cận (thấu kính phân kì): giúp mắt khi không điều tiết thu được ảnh rõ nét trên màng lưới.

Để mắt lão đọc sách như mắt bình thường thì người ta phải đeo kính lão (thấu kính hội tụ): giúp mắt khi đọc sách (ở cự li nhất định) thu được ảnh rõ nét trên màng lưới.

III. Kính lúp

Làm thế nào để xác định được tiêu cự của một kính lúp?

Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự của nó càng dài hay ngắn?

Một kính lúp có số ghi 1,5×. Tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là bao nhiêu?

Tại sao khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải điều chỉnh kính sao cho vật nằm trong khoảng tiêu cự của kính và ảnh ảo nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt?

Bài làm:
  • Để xác định được tiêu cự của một kính lúp: Chiếu chùm tia sáng song song tới kính lúp ; tiêu cự có giá trị bằng khoảng cách đo được từ thấu kính đến tiêu điểm hội tụ.
  • Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự của nó càng ngắn.
  • Một kính lúp có số ghi 1,5x. Tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là \frac{25}{1,5} = 16,7 cm.\(\frac{25}{1,5} = 16,7 cm.\)
  • Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải điều chỉnh kính sao cho vật nằm trong khoảng tiêu cự của kính và ảnh ảo nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt vì khi đó mắt sẽ quan sát được ảnh ảo có kích thước lớn hơn vật.

2. Một người đứng cách một cột điện 20 m. Cột điện cao 8 m. Nếu coi khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2 cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới cao bao nhiêu cm?

Bài làm:

Tỉ lệ khoảng cách từ màng lưới đến thể thuỷ tinh và khoảng cách từ cột điện đến thể thuỷ tinh là 2:2000=1:1000.\(2:2000=1:1000.\)

Do đó cột điện có kích thước là 8000:1000=8mm.\(8000:1000=8mm.\)

3. Tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài hay ngắn nhất khi nhìn một vật ở : a) điểm cực viễn ; b) điểm cực cận?

Bài làm:

Tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài nhất khi nhìn một vật ở điểm cực viễn và ngắn nhất khi nhìn vật ở điểm cực cận.

4. Vẽ hình giải thích: Tại sao kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt?

Bài làm:

Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt để khi mắt cận nhìn các vật ở xa không phải điều tiết (mắt đỡ mỏi nhất).

5. Hòa bị cận thị có điểm cực viễn cách mắt 40 cm. Bình cũng bị cận thị có điểm cực viễn cách mắt 60 cm. Ai cận thị nặng hơn? Nếu đeo kính để sửa cận thị thì kính của ai có tiêu cự ngắn hơn?

Bài làm:

Hoà cận nặng hơn Bình vì khoảng cách từ điểm cực viễn của Hòa tới mắt ngắn hơn khoảng cách từ điểm cực viễn của Bình tới mắt.

Hoà đeo kính có tiêu cự ngắn hơn Bình.

6. Hãy kể một số trường hợp trong thực tế đời sống sản xuất phải dùng đến kính lúp. Thực hành đo tiêu cự của một kính lúp có số bội giác đã biết và nghiệm lại hệ thức giữa G và f.

Bài làm:

Một số trường hợp trong thực tế đời sống sản xuất phải dùng đến kính lúp: thợ sửa chữa đồng hồ, người tra cứu sách vở, người quan sát tiêu bản côn trùng,...

D-E Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng

1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của một máy ảnh kĩ thuật số và so sánh với máy ảnh đã học.

Bài làm:

Máy ảnh kĩ thuật số dùng để thu và lưu giữ hình ảnh một cách tự động thay vì phải dùng phim ảnh

2. Hãy xác định xem điểm cực cận của mắt em cách mắt là bao nhiêu cm.

Bài làm:

Điểm cực cận của mắt em cách mắt khoảng 12,5 cm

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học sinh bài Soạn bài 55: Máy ảnh, mắt và kính lúp - sách VNEN khoa học tự nhiên 9 trang 139. Với tài liệu này các bạn học sinh có thêm tài liệu để ôn tập, củng cố kiến thức trong bài. Mời các bạn cùng tham khảo

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 55: Máy ảnh, mắt và kính lúp. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học tự nhiên 9

    Xem thêm