Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 bài 66: Luyện tập sinh vật với môi trường

Bài 66: Luyện tập sinh vật với môi trường

Khoa học tự nhiên 9 bài 66: Luyện tập sinh vật với môi trường được VnDoc sưu tầm và đăng tải, đây là tài liệu hữu ích cho các bạn học sinh làm bài và soạn bài sẵn trước khi đến lớp. Sau đây là tài liệu mời các bạn học sinh tham khảo

A. Hoạt động khởi động

Em/nhóm em đề xuất sơ đồ quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật trên có thể như thế nào? con người có những biện pháp gì để bảo tồn sự đa dạng sinh học của vùng biển nói trên?

Bài làm:

- sơ đồ: các em có thể tham khảo 1 số sơ đồ sau:

thực vật phù du --> động vật phù du --> chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi --> con người (đánh bắt cá voi)

thực vật phù du --> động vật chân kiếm --> tôm biển

thực vật phù du --> động vật phù du --> mực ống --> cá voi --> con người

- Để bảo tồn sự đa dạng sinh hoc cả vùng biển, con người cần:

+ tránh ô nhiễm môi trường biển

+ không đánh bắt bừa bãi

+ không buôn bán trái phép các sinh vật quý hiếm

...

B-C. Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập

I. Môi trường và các nhân tố sinh thái

Quan sát trong tự nhiên, hãy điền tiếp nội dung phù hợp vào các ô trống trong bảng 66.1.

STT

Tên sinh vật

Môi trường sống

1

Cây hoa hồng

Đất – không khí (môi trường trên cạn)

2

Cá chép

3

Sán lá gan

4

5

Khoa học tự nhiên 9 bài 66: Luyện tập sinh vật với môi trường

Em hãy điền các nhân tố sih thái tác động lên đời sống của thỏ vào bảng sau:

Nhân tố vô sinh

Nhân tố hữu sinh

Nhân tố con người

Nhân tố các sinh vật khác

Bài làm:

Bảng 66.1

STT

Tên sinh vật

Môi trường sống

1

Cây hoa hồng

Đất – không khí (môi trường trên cạn)

2

Cá chép

môi trường nước

3

Sán lá gan

môi trường sinh vật

4

giun đất

môi trường trong đất

5

con ếch

môi trường đất - không khí

Bảng 66.2

Nhân tố vô sinh

Nhân tố hữu sinh

Nhân tố con người

Nhân tố các sinh vật khác

ánh sáng

con người

cây cỏ

nhiệt độ

động vật ăn cỏ

độ ẩm

động vật ăn thịt

đấtđộng vật cộng sinh
nướcđộng vật kí sinh

Bảng 66.1

STT

Tên sinh vật

Môi trường sống

1

Cây hoa hồng

Đất – không khí (môi trường trên cạn)

2

Cá chép

môi trường nước

3

Sán lá gan

môi trường sinh vật

4

giun đất

môi trường trong đất

5

con ếch

môi trường đất - không khí

Bảng 66.2

Nhân tố vô sinh

Nhân tố hữu sinh

Nhân tố con người

Nhân tố các sinh vật khác

ánh sáng

con người

cây cỏ

nhiệt độ

động vật ăn cỏ

độ ẩm

động vật ăn thịt

đấtđộng vật cộng sinh
nướcđộng vật kí sinh

II. Hệ sinh thái

1. Quần thể sinh vật

Em hãy đánh dấu x vào ô trống trong bảng 66.3 những ví dụ về quần thể sinh vật và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật.

Ví dụquần thểkhông phải quần thể
1. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.
2. Rừng cây thông nhựa phân bố ở vùng núi Đông Bắc Việt Nam
3. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.
4. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
5. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và chuột cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con.

2. Quần xã sinh vật

- Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào?

- Điền vào chỗ chấm, sử dụng các từ gợi ý: mật độ cá thể, quan trọng, có ở nhiều hơn hẳn, mức độ phong phú, địa điểm bắt gặp.

Đặc điểm

Các chỉ số

Thể hiện

Số lượng các loài trong quần xã

Độ đa dạng

…………………..về số lượng loài trong quần xã

Độ nhiều

………………của từng loài trong quần xã

Độ thường gặp

Tỉ lệ % số ………..một loài trong tổng số địa điểm quan sát

Thành phần loài trong quần xã

Loài ưu thế

Loài đóng vai trò ……………trong quần xã

Loài đặc trưng

Loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc ………….các loài khác

Bài làm:

Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật

- Gồm các các thể cùng loài

- Gồm các cá thể thuộc các quần thể của các loài khác nhau

- Có các quan hệ cùng loài: hỗ trợ và cạnh tranh

- Có các quan hệ cùng loài (hỗ trợ và cạnh tranh) và quan hệ khác loài (cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh, kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác)

- Các sinh vật trong quần thể có khả năng sinh sản với nhau

- Các sinh vật trong quần xã có thể sinh sản với nhau (cùng loài) hoặc không thể sinh sản với nhau (khác loài)

Ví dụ:

Ví dụ:

- Bảng 66.4

1. mức độ phong phú

2. mật độ cá thể

3. địa điểm bắt gặp

4. quan trọng

5. có ở nhiều hơn hẳn

3. Chuỗi thức ăn

Quan sát hình 66.2 và thực hiện bài tập sau

Khoa học tự nhiên 9 bài 66: Luyện tập sinh vật với môi trường

- Chuột ăn thức ăn gì? Động vật nào ăn thịt chuột? Hãy điển nội dung phù hợp vào chỗ trống trong chuỗi thức ăn sau:

(thức ăn của chuột) (động vật ăn thịt chuột)

............................--> chuột --> .....................

- Tương tự hãy điền nội dung phù hợp cào chỗ trống của các chuỗi thức ăn sau:

............................--> bọ ngựa --> .....................

............................--> Sâu --> .....................

............................--> ...... --> .....................

- Em có nhận xét gì về mối quan hệ dinh dưỡng giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn?

Bài làm:

Sâu, cây gỗ, cây cỏ --> chuột --> rắn

sâu --> bọ ngựa --> rắn

cây gỗ --> Sâu --> bọ ngựa, chuột

cây gỗ --> hươu --> hổ

- Trong chuỗi thức ăn, một mắt xích là thức ăn cho mắt xích đứng sau những cũng chính là sinh vật ăn mắt xích đứng trước.

4. Lưới thức ăn

Quan sát hình 66.2, trả lời câu hỏi:

- Sâu ăn lá tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?

- Hãy xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.

Bài làm:

- Sâu tham gia vào các chuỗi thức ăn:

cây cỏ --> sâu --> cầy --> đại bàng

cây cỏ --> sâu --> cầy --> hổ

cây cỏ --> sâu --> bọ ngựa --> rắn

cây cỏ --> sâu --> chuột --> rắn

cây cỏ --> sâu --> chuột --> cầy --> hổ

cây cỏ --> sâu --> chuột --> cầy --> đại bàng

cây gỗ --> sâu --> cầy --> đại bàng

cây gỗ--> sâu --> cầy --> hổ

cây gỗ --> sâu --> bọ ngựa --> rắn

cây gỗ --> sâu --> chuột --> rắn

cây gỗ --> sâu --> chuột --> cầy --> hổ

cây gỗ --> sâu --> chuột --> cầy --> đại bàng

- Thành phần hệ sinh thái

+ sinh vật sản xuất: cây gỗ, cây cỏ

+ sinh vật tiêu thụ: sâu, chuột, bọ ngựa, cầy, hươu, đại bàng, hổ, rắn

+ sinh vật phân giải: nấm, vi sinh vật, giun đất

III. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các hệ sinh thái

Câu hỏi thảo luận:

- Những hành động nào hiện nay đang vi phạm Luật Bảo vệ môi trường? Hiện nay nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như Luật Bảo vệ môi trường quy định chưa?

- Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường?

- Những khó khăn trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là gì? Có cách nào khắc phục?

- Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là gì?

Bài làm:

- Những hành động vi phạm Luật Bảo vệ môi trường là:

+ Khai thác rừng bừa bãi

+ săn bắt động vật hoang dã

+ đổ chất thải công nghiệp và rác sin hoạt ra môi trường không qua sử lí

+ sử dụng các chất độc có hại như chất phóng xạ,..

=> tuy nhiên, các vấn đề này chưa được nhận thức đúng đắn nên vẫn có hiện tượng vi phạm xảy ra.

- Chính quyền và nhân dân cần thực hiện nghiêm túc và tuyên truyền để mọi người nhận thức đúng về Luật Bảo vệ môi trường.

- Khó khăn khi thực hiện:

+ nhiều người ở vùng sâu vùng xa chưa biết đến Luật.

+ chi phí cho việc sử lí rác thải quá cao

+ ....

- Để thực hiện và động viên những người khác cùng thực hiện Luật Bảo vệ môi trường chúng ta cần phải tuyên truyền cho họ hậu quả của việc tàn phá môi trường, từ đó nâng cao ý thức người khác bằng việc động viên họ thực hiện tốt các điều luật.

IV. Trả lời các câu hỏi/bài tập sau

1. Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, gỗ mục, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng nước. Hãy sắp xếp các nhóm nhân tố đó vào các nhóm nhân tố sinh thái.

2. Các sinh vật khác loài thường có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch, em hãy cho biết trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ và đối địch.

Bảng 66.5

STTVí dụHỗ trợĐối địch
1

- Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.

2

- Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

3- Hươu, nai và hổ cùng sống trên một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.
4- Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò.
5- Địa y sống bám trên cành cây.
6- Cá ép bám trên rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
7- Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.
8- Giun đũa sống trong ruột người.
9

- Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu

10- Cây nắp ấm bắt côn trùng.

3. Trong những đặc điểm dưới đây, đánh dấu x vào những đặc điểm nào ở quần thể người, những đặc điểm nào có ở quần thể sinh vật khác.

Bảng 66.6

Đặc điểmQuần thể ngườiQuần thể sinh vật khác
Giới tính
Lứa tuổi
Mật độ
Sinh sản
Tử vong
Pháp luật
Kinh tế
Hôn nhân
Giáo dục
Văn hóa

4. Trong một mẻ lưới đánh cá, thống kê được tỉ lệ cá ở các nhóm tuổi khác nhau như sau:

- nhóm tuổi trước sinh sản: 300 con

- nhóm tuổi sinh sản: 150 con

- nhóm tuổi sau sinh sản: 50 con

a, Hãy vẽ biểu đồ biểu diễn tháp tuổi của quần thể cá nói trên.

b, có nên tiếp tục đánh bắt loại cá này với cường độ như trước đây không? Vì sao?

5. Cho biết đặc điểm sinh thái của một số loài cá nuôi ở ao, hồ nước ngọt như sau:

- Mè trắng: ăn thực vật nổi, sống ở tầng nước mặt

- Mè hoa; ăn động vật nổi, sống ở tầng nước mặt

- trắm cỏ: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng nước mặn và nước giữa

- Trôi: ăn vụ hữu cơ, sống ở tầng đáy

Về nguyên tắc có thể nuôi tất cả các loài này trong 1 ao được không? Vì sao?

6. Hãy vẽ lưới thức ăn trong đó có các sinh vật:

- Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu.

- Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu.

- Rắn ăn ếch nhái, châu chấu.

- Cáo ăn thịt gà.

(dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy đưa ra thêm về quan hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn).

Bài làm:

1. - nhân tố vô sinh: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng nước

- nhân tố hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, sâu ăn lá cây

2.

- quan hệ hỗ trợ: 1, 5, 6, 9

- quan hệ đối địch: 2,3,4,7,8,10

3. Ngoài các đặc điểm chung của quần thể, đặc điểm ở quần thể người như pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa mà các quần thể sinh vật khác không có.

4.

a, tháp tuổi

Khoa học tự nhiên 9 bài 66: Luyện tập sinh vật với môi trường

b, Nên giảm đánh bắt lại vì số lượng cá tuổi sinh sản đang không nhiều. cần có thời gian để quần thể cá ổn định hơn.

5. Về mặt nguyên tắc thì nên nuôi tất cả các loài cá trên trong 1 ao. Vì

+ các loài cá sống ở các tầng nước khác nhau

+ có các thức ăn khác nhau

6.

Khoa học tự nhiên 9 bài 66: Luyện tập sinh vật với môi trường

D. Hoạt động vận dụng

- Em và các bạn trong nhóm hãy vẽ tranh tuyên truyền và đề xuất các biện pháp về việc cần bảo vệ sự cân bằng sinh thái.

- Em cùng nhóm bạn tìm hiểu thành phần của một hệ sinh thái nơi em và các bạn ở.

Bài làm:

Hướng dẫn

- để vẽ tranh em hãy liệt kê các biện pháp và nôi dung tuyên truyền sau đó thiết kế poster khổ A0.

- Em hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái theo các thành phần:

+ nhân tố vô sinh

+ nhân tố hữu sinh

  • sinh vật sản xuất
  • sinh vật tiêu thụ
  • sinh vật phân giải

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Tập thuyết trình về tác động của con người tới các hệ sinh thái tự nhiên. Làm thế nào để giữ được sự ổn định của hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững?

- Em hãy tìm đọc trong sách báo, internet về "Dấu chân sinh thái" và viết bài báo cáo, chia sẻ với thầy cô cùng các bạn.

Bài làm:

- để giữ được sự ổn định của hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững cần đảm bảo cân bằng đa dạng các hệ sinh thái.

- Hãy chuẩn bị nội dung thật kĩ về các tác động của con người (tác động tốt và không tốt).

Sau đây, VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 66: Luyện tập sinh vật với môi trường - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 199". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 66: Luyện tập sinh vật với môi trường. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học tự nhiên 9

    Xem thêm