Giống nhau: Đều là một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt cong một mặt phẳng.
Khác nhau:
- Thấu kính lồi có phần giữa dày hơn phần rìa.
- Thấu kính lõm có phần giữa mỏng hơn phần rìa.
VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh bài Khoa học tự nhiên 9 bài 54: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính. Đây là tài liệu nằm trong sách VNEN khoa học tự nhiên 9 trang 127. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây
Hãy quan sát một số thấu kính và chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau giữa chúng.
Giống nhau: Đều là một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt cong một mặt phẳng.
Khác nhau:
3. Trả lời câu hỏi
a) Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Thấu kính là ............. giới hạn bởi .............
Thấu kính lồi có phần giữa .............hơn phần rìa.
Thấu kính lõm có phần giữa ............. hơn phần rìa.
b) Đặt thấu kính trong không khí, chiếu một chùm sáng song song hẹp tới nó thì khi gặp thấu kính, ánh sáng sẽ phản xạ hay khúc xạ? Chùm sáng ló ra sau hai loại thấu kính giống nhau hay khác nhau?
a) Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.
Thấu kính lồi có phần giữa dày hơn phần rìa.
Thấu kính lõm có phần giữa mỏng hơn phần rìa.
b) Ánh sáng sẽ bị khúc xạ khi qua thấu kính. Chùm ló ra sau hai loại thấu kính là khác nhau, một loại cho chum ló loe rộng ra, một loại cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm.
I. Khái niệm thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì
2. Dựa vào kết quả thí nghiệm, hoàn thành kết luận
Trong không khí, khi chiếu chùm ánh sáng song song tới thấu kính thì chùm ló ra ở thấu kính lồi là chùm ....... và ở thấu kính lõm là chùm .........
Trong không khí, khi chiếu chùm ánh sáng song song tới thấu kính thì chùm ló ra ở thấu kính lồi là chùm hội tụ và ở thấu kính lõm là chùm phân kì.
Điền các thông tin của thấu kính vào hình 54.3
O: Quang tâm
F, Fn: Tiêu điểm vật chính, tiêu điểm vật phụ
F', F'n: Tiêu điểm ảnh chính, tiêu điểm ảnh phụ
1. Dựa vào kiến thức thu thập được từ việc đọc thông tin trong khung trên, vẽ tiếp đường đi của tia sáng qua thấu kính ở các trường hợp trong hình 54.4
a) Đối với TKHT:
b) Đối với TKPK:
a) Đối với TKHT:
b) Đối với TKPK:
1. Thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm: sgk trang 131
Bảng: Kết quả thí nghiệm nghiên cứu sự tạo ảnh của vật qua TKHT
Lần thí nghiệm | Khoảng cách từ vật tới thấu kính (d) | Đặc điểm của ảnh | ||
Thật hay ảo | Chiều của ảnh so với chiểu của vật | Độ lớn của ảnh so với vật | ||
1 | d < f | |||
2 | d = f | |||
3 | f < d < 2f | |||
4 | d = 2f | |||
5 | d > 2f | |||
6 | Vật ở rất xa thấu kính (chùm tia tới là chùm song song) |
Bảng: Kết quả thí nghiệm nghiên cứu sự tạo ảnh của vật qua TKPK
Lần thí nghiệm | Khoảng cách từ vật tới thấu kính (d) | Đặc điểm của ảnh | ||
Thật hay ảo | Chiều của ảnh so với chiểu của vật | Độ lớn của ảnh so với vật | ||
1 | d < f | |||
2 | d = f | |||
3 | f < d < 2f | |||
4 | d = 2f | |||
5 | d > 2f | |||
6 | Vật ở rất xa thấu kính (chùm tia tới là chùm song song) |
Bảng: Kết quả thí nghiệm nghiên cứu sự tạo ảnh của vật qua TKHT
Lần thí nghiệm | Khoảng cách từ vật tới thấu kính (d) | Đặc điểm của ảnh | ||
Thật hay ảo | Chiều của ảnh so với chiểu của vật | Độ lớn của ảnh so với vật | ||
1 | d < f | Ảo | Cùng chiều | Lớn hơn |
2 | d = f | Tạo ảnh ở vô cùng | ||
3 | f < d < 2f | Thật | Ngược chiều | Lớn hơn |
4 | d = 2f | Thật | Ngược chiều | Bằng vật |
5 | d > 2f | Thật | Ngược chiều | Nhỏ hơn |
6 | Vật ở rất xa thấu kính (chùm tia tới là chùm song song) | Thật | Ngược chiều | Nhỏ hơn |
Bảng: Kết quả thí nghiệm nghiên cứu sự tạo ảnh của vật qua TKPK
Lần thí nghiệm | Khoảng cách từ vật tới thấu kính (d) | Đặc điểm của ảnh | ||
Thật hay ảo | Chiều của ảnh so với chiểu của vật | Độ lớn của ảnh so với vật | ||
1 | d < f | Ảo | Cùng chiều | Nhỏ hơn |
2 | d = f | Ảo | Cùng chiều | Nhỏ hơn |
3 | f < d < 2f | Ảo | Cùng chiều | Nhỏ hơn |
4 | d = 2f | Ảo | Cùng chiều | Nhỏ hơn |
5 | d > 2f | Ảo | Cùng chiều | Nhỏ hơn |
6 | Vật ở rất xa thấu kính (chùm tia tới là chùm song song) | Ảo | Cùng chiều | Nhỏ hơn |
2. Trả lời câu hỏi
a) Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. Ta nhìn thấy ảnh của một vật qua thấu kính vì
A. Ánh sáng từ vật truyền tới mắt ta
B. Ánh sáng từ ảnh truyền tới mắt ta
C. Ánh sáng từ vật chiếu tới thấu kính
D. Ánh sáng từ vật chiếu tới thấu kính rồi khúc xạ và truyền tới mắt ta
b) Ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính là giao điểm của
A. chùm phản xạ từ thấu kính
B. chùm tia ló ra từ thấu kính
C. chùm tia ló ra từ thấu kính hoặc đường kéo dài về phía trước thấu kính của chùm ló.
D. Chùm tia sáng tới thấu kính.
c) Nêu các vẽ ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương
d) Đề xuất cách vẽ ảnh của một điểm sáng S đặt trước thấu kính.
e) Vẽ ảnh của S trong các trường hợp sau
Bài làm:
a) D
b) C
c) Áp dụng định luật phản xạ để vẽ ảnh của một điểm sáng qua gương.
d) Vẽ ảnh của một điểm sáng S đặt trước thấu kính
Bước 1: Từ điểm sáng S vẽ hai tia tới bất kì tới thấu kính (thường là một tia song song với trục chính, một tia đi qua quang tâm trong trường hợp điểm sáng nằm ngoài trục chính)
Bước 2: Vẽ các tia ló tương ứng theo tính chất của thấu kính. Giao điểm của các tia ló hoặc đường kéo dài của các tia ló là ảnh của điểm sáng cần tìm.
e)
3. Vẽ ảnh và nhận xét về đặc điểm ảnh của vật AB
Đối với thấu kính mỏng, để ảnh đồng dạng với vật (ảnh rõ nét) thì vật phải có dạng phẳng, nhỏ, đặt vuông góc với trục chính và được biểu diễn tượng trưng bởi một mũi tên AB liền nét cho vật thật và đứt nét cho vật ảo. Do đó, trong trường hợp này, ảnh A'B' của vật cũng vuông góc với trục chính. Mũi tên A'B' liền nét cho ảnh thật và đứt nét cho ảnh ảo. Điểm sáng nằm trên trục chính của thấu kính thì điểm ảnh cũng nằm trên trục chính.
Vẽ ảnh của một vật AB trong các trường hợp sau:
4. Đối chiếu kết quả thu được từ thí nghiệm và phép vẽ ảnh, hoàn thiện kết luận về đặc điểm ảnh của vật tạo bởi thấu kính, ghi vào bảng 54.3
Hội tụ | Phân kì | |
Tính chất (thât, ảo) | ||
Độ lớn (so với vật) | ||
Chiều (so với vật) |
Hội tụ | Phân kì | |
Tính chất (thât, ảo) |
Vật nằm trong khoảng d < f: ảnh ảo Vật nằm trong khoảng d > f: ảnh thật |
Luôn là ảnh ảo |
Độ lớn (so với vật) |
Vật nằm trong khoảng d < 2f: Ảnh lớn hơn vật Vật nằm ở d = 2f: Ảnh bằng vật Vật nằm trong khoảng d > 2f: Ảnh nhỏ hơn vật |
Luôn nhỏ hơn vật |
Chiều (so với vật) | Vật nằm trong khoảng d < f: ảnh cùng chiều với vật
Vật nằm trong khoảng d > f: ảnh ngược chiều với vật |
Luôn cùng chiều với vật |
V. Một số ứng dụng của thấu kính
Nêu các ứng dụng của từng loại thấu kính, ghi vào bàng 54.4
Thấu kính hội tụ | Thấu kính phân kì |
............... | ............... |
Thấu kính hội tụ | Thấu kính phân kì |
|
|
1: Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải
|
a) 1f b) vị trí của các tiêu điểm ảnh và tiêu điểm vật đổi chỗ cho nhau c) đều truyền thẳng d) ảnh của điểm sáng ở vô cực e) đối xứng nhau qua quang tâm của thấu kính |
A. Ảnh của vật qua thấu kính luôn có độ lớn khác vật
B. Thấu kính hội tụ luôn tạo ra chùm tia ló hội tụ
C. Thấu kính phân kì luôn tạo ra ảnh ảo nhỏ hơn vật thật
D. Ảnh thật của vật thật qua thấu kính cùng chiều với vật
Đáp án: C
3. Tìm loại thấu kính được dùng ở các trường hợp sau và nêu rõ tại sao dùng loại thấu kính đó (hình 54.8)
Quan sát vật - ảnh của từng trường hợp và dựa vào tính chất tạo ảnh của từng loại thấu kính để đưa ra kết luận như sau:
a) TKHT vì: Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật
b) TKPK vì ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
c) TKHT vì ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
d) TKHT vì ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
Dựa vào tính chất vật - ảnh của các loại thấu kính, ta có thể suy đoán loại thấu kính đã được sử dụng trong từng trường hợp như sau:
a) TKHT vì ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật
b) TKPK vì ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
c) TKHT vì ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
a) Chứng minh rằng độ phóng đại ảnh \(k = \frac{A'B'}{AB} = \frac{h'}{h} = \frac{d'}{d}.\)
b) Chứng minh rằng mối liên hệ giữa tiêu cự của thấu kính, khoảng cách từ vật đến thấu kính, và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính tuân theo biểu thức: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{d'}\)
a) Xét \(\bigtriangleup\) \(ABO\) và \(\bigtriangleup A'B'O\) có:
\(\widehat{ABO} = \widehat{A'B'O} = 90^0\)
\(\widehat{BOA} = \widehat{B'OA'}\) (hai góc đối đỉnh)
\(\Rightarrow\) Hai tam giác ABO và A'B'O là hai tam giác đồng dạng
\(\Rightarrow \frac{A'B'}{AB} = \frac{B'O}{BO}\)
\(\Rightarrow\) Độ phóng đại ảnh \(k = \frac{A'B'}{AB} = \frac{h'}{h} = \frac{d'}{d}.\)
b) Tương tự: Hai tam giác A'B'F' và IOF' là hai tam giác đồng dạng
\(\Rightarrow \frac{B'F'}{OF'} = \frac{A'B'}{IO} = \frac{d'}{d}\)
Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức: \(\frac{B'F' + OF'}{OF'} = \frac{d' + d}{d} hay \frac{d'}{f} = \frac{d' + d}{d}\)
\(\Rightarrow \frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{d'}\)
a) Vẽ ảnh A'B' của AB theo tỉ lệ xích tùy chọn.
b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh A'B'
c) Nếu dịch chuyển vật AB ra xa thấu kính thêm 10 cm thì chiều cao của ảnh A'B' thay đổi như thế nào? Ảnh A'B' có hứng được trên màn không?
d) Nếu dịch chuyển vật AB lại gần thấu kính thêm 10 cm thì chiều cao của ảnh thay đổi như thế nào? Ảnh A'B' có hứng được trên màn không?
Áp dụng bài 5:
a) b)
c) Nếu dịch chuyển vật AB ra xa thấu kính thêm 10 cm thì \(d=15+10=25cm>2f=20cm\), nên ảnh nhỏ hơn vật, tức là chiều cao của ảnh giảm đi. Ảnh hứng được trên màn.
d) Nếu dịch chuyển vật AB lại gần thấu kính thêm 10 cm thì d = 5cm < f = 10cm nên tạo ảnh ảo, không hứng được trên màn.
Dễ thấy hai tam giác B'BI và B'OF' là hai tam giác đồng dạng, do đó:
\(\frac{B'O}{B'B} = \frac{OF'}{BI} = 2 \Rightarrow \frac{B'O}{BO} = 2\)Lại có hai tam giác A'B'O và ABO đồng dạng:
\(A'B' = \frac{BO}{B'O}\times AB = 2\times 2 = 4 (cm)\)
a) Chứng minh rằng độ phóng đại ảnh \(k = \frac{A'B'}{AB} = \frac{h'}{h} = \frac{d'}{d}.\)
b) Chứng minh rằng mối liên hệ giữa tiêu cự của thấu kính, khoảng cách từ vật đến thấu kính, và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính tuân theo biểu thức: \(-\frac{1}{f} = \frac{1}{d} - \frac{1}{d'}\)
a) Tam giác ABO đồng dạng với tam giác A’B’O nên: \(\frac{A'B'}{AB} = \frac{A'O}{AO} = \frac{d'}{d} hay k = \frac{A'B'}{AB} = \frac{h'}{h} =\frac{d'}{d}\)
b) Tam giác IOF’ đồng dạng với tam giác B'A’F’ nên: \(\frac{F'A'}{F'O} = \frac{A'B'}{OI} = \frac{A'B'}{AB} = \frac{d'}{d}\)
\(\Rightarrow \frac{F'O - A'O}{F'O} = \frac{d'}{d} hay \frac{f - d'}{f} = \frac{d'}{d}\)
a) Vẽ ảnh A'B' của AB theo tỉ lệ xích tùy chọn.
b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh A'B'
c) Nếu dịch chuyển vật AB ra xa thấu kính thêm 10 cm thì chiều cao của ảnh A'B' thay đổi như thế nào? Ảnh A'B' có hứng được trên màn không?
Áp dụng bài 7:
a) b)
c) Nếu dịch chuyển vật AB ra xa thấu kính thêm 10 cm thì ảnh vẫn không hứng được trên màn và chiều cao ảnh giảm đi.
d) Nếu dịch chuyển vật AB lại gần thấu kính thêm 10 cm thì ảnh vẫn không hứng được trên màn và chiều cao ảnh tăng lên.
a) Thấu kính sử dụng là loại thấu kính nào? Tại sao?
b) Ảnh A'B' hiện cách thấu kính 12 cm. Tính tiêu cự của thấu kính?
c) Dịch chuyển vật AB theo phương vuông góc với trục chính, lại gần thấu kính thì ảnh thật AB của thấu kính dịch chuyển như thế nào? Độ cao của ảnh thay đổi như thế nào?
a) Thấu kính sử dụng là TKHT, vì chỉ có thấu kính hội tụ mới cho ảnh ngược chiều với vật.
b) Khoảng cách từ vật đến thấu kính là: \(\frac{d'}{d} = \frac{1}{2} \Rightarrow d = 2\times d' = 2\times 12 = 24\)
\(\Rightarrow \frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{d'} = \frac{1}{24} + \frac{1}{12} = \frac{1}{8} \Rightarrow f = 8 cm\)
a) Thấu kính sử dụng là loại thấu kính nào? Tại sao?
b) Ảnh A'B' hiện cách thấu kính 12 cm. Tính tiêu cự của thấu kính?
c) Dịch chuyển vật AB theo phương vuông góc với trục chính, lại gần thấu kính thì ảnh thật AB của thấu kính dịch chuyển như thế nào? Độ cao của ảnh thay đổi như thế nào?
a) Vì ảnh tạo được cùng chiều, nhỏ hơn vật nên là ảnh ảo, do đó, thấu kính sử dụng là thấu kính phân kì.
b) Khoảng cách từ vật đến thấu kính là: \(\frac{d'}{d} = \frac{1}{2} \Rightarrow d = 2\times d' = 2\times 12 = 24\)
\(\Rightarrow -\frac{1}{f} = \frac{1}{d} - \frac{1}{d'} = \frac{1}{24} - \frac{1}{12} = -\frac{1}{24} \Rightarrow f = 24 cm\)
c) Dịch chuyển vật AB theo phương vuông góc với trục chính, lại gần thấu kính thì ảnh ảo của AB qua thấu kính dịch chuyển lại gần thấu kính và độ cao của ảnh tăng lên.
1. Có các thấu kính mà không thể xác định được bề dày của phần giữa và phần rìa của nó. Làm thế nào để biết được mỗi thấu kính đó là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì?
Dùng đèn pin chiếu một chùm sáng song song tới thấu kính, quan sát chùm tia ló và kết luận về loại thấu kính.
2. Tìm hiểu xem kính của người già đeo khi đọc sách, kính của một số bạn trong lớp đeo là loại thấu kính nào?
Kính mà người già đeo khi đọc sách là thấu kính hội tụ. Kính mà một số bạn cùng lớp đeo là thấu kính phân kì.
3. Tìm hiểu xem thấu kính được sử dụng ở lỗ nhìn (M) trên cánh cửa ra vào nhà là thấu kính hội tụ hay phân kì?
Thấu kính được sử dụng là thấu kính phân kì.
4. Một hôm trời nắng, bạn Nam đã dùng một thấu kính hứng các tia nắng lên tờ giấy đặt ở sân nhà, ít phút sau tờ giấy bốc cháy.
Bạn Nam đã dùng loại thấu kính nào?
Tại sao Nam chọn loại thấu kính đó?
Bạn Nam đã dùng thấu kính hội tụ, vì tia sáng mặt trời chiếu từ rất xa được coi là chùm tia song song, do đó khi chiếu đến thấu kính hội tụ thì sẽ hội tụ tại một điểm. Điểm này chính là vị trí của tờ giấy, sau khi nhận đủ nhiệt, tờ giấy có thể bốc cháy.
5. Đặt một ngọn nến trước thấu kính hội tụ, đặt một tấm bìa phía sau thấu kính để hứng được ảnh của ngọn nến rõ nét. Nếu dùng một miếng giấy che kín nửa thấu kính thì tại vị trí đặt tấm bìa kích thước ảnh ngọn nến có thay đổi không? Tại sao?
Dùng một miếng giấy che kín nửa thấu kính thì vị trí và kích thước ảnh không thay đổi nhưng độ sáng yếu đi.
1. Sử dụng quy ước dấu: vật thật d > 0, vật ảo d < 0, ảnh thật d' > 0, ảnh ảo d' < 0. TKHT có tiêu cự f > 0, TKPK có tiêu cự f < 0.
a) Chứng minh biểu thức: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{d'}\) (*) áp dụng được cho cả hai loại thấu kính.
b) Từ biểu thức (*) tìm biểu thức tính d và biểu thức tính d'
c) Dựa vào bài 5 và bài 7 phần C
\(-\frac{1}{f} = \frac{1}{d} - \frac{1}{d'} (f, d, d' > 0)\) hay \(\frac{1}{-f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{-d'}\) hay \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{d'}\)(f, d, d' tuân theo quy ước)
Vậy (*) áp dụng cho cả thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
b) Từ (*), ta có: \(d = \frac{d'f}{d'-f} và d' = \frac{df}{d-f}\)
2. Các bọt khí trong môi trường nước, trong lòng các chất trong như thủy tinh, ... là thấu kính lồi nhưng không phải thấu kính hội tụ mà là thấu kính phân kì. Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng để giải thích điểu này.
Xem lại định luật khúc xạ ánh sáng để biết được góc khúc xạ của tia sáng khi truyền từ không khí vào nước nhỏ hơn góc tới.
Xem hình dưới đây để hiểu vì sao các bọt khí là thấu kính phân kì (Chùm tia ló loe rộng ra)
3. Đọc thông tin trong sách Hướng dẫn học, quan sát hình 55.2 để tìm hiểu hoạt động của mắt.
Dự đoán xem, ở các cự li quan sát vật khác nhau như vậy bộ phận nào của mắt phải làm việc để mắt vẫn nhìn thấy các vật?
Do khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến võng mạc là không đổi nên ở các cự li quan sát vật khác nhau thì thể thuỷ tinh của mắt phải làm việc (phồng hoặc dẹt) thay đổi tiêu cự để mắt nhìn thấy các vật.
1. Một người cao 1,6 m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3 m. Phim đặt cách vật kính 6 cm. Hỏi ảnh người ấy trên phim cao bao nhiêu cm?
Tỉ lệ khoảng cách từ ảnh đến vật kính và khoảng cách từ vật đến vật kính là: \(6:300=1:50.\)
Do đó ảnh người đó trên phim có kích thước là: \(160cm:50=3,2 cm.\)
I. Tác dụng nhiệt của ánh sáng
Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng
Nhiệt độ |
Lúc đầu |
Sau 1 phút |
Sau 2 phút |
Sau 3 phút |
Ống màu trắng |
|
|
|
|
Ống màu đen |
|
|
|
|
Độ tăng nhiệt độ của ống màu tối so với độ tăng nhiệt độ của ống màu sáng là
[ ] lớn hơn. [ ] nhỏ hơn. [ ] bằng nhau.
Với cùng một điều kiện chiếu sáng như nhau thì khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng của vật có màu tối là
[ ] lớn hơn vật màu sáng. [ ] nhỏ hơn vật màu sáng. [ ] bằng vật màu sáng.
Nhiệt độ |
Lúc đầu |
Sau 1 phút |
Sau 2 phút |
Sau 3 phút |
Ống màu trắng |
35 |
40 |
47 |
55 |
Ống màu đen |
35 |
38 |
42 |
48 |
Độ tăng nhiệt độ của ống màu tối so với độ tăng nhiệt độ của ống màu sáng là lớn hơn.
Với cùng một điều kiện chiếu sáng như nhau thì khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng của vật có màu tối là lớn hơn vật màu sáng.
Soạn bài 54: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính - sách VNEN khoa học tự nhiên 9 trang 127. trên đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học
............................................
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 54: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt