Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 41

Với nội dung bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9.

Mở đầu trang 170 Bài 41 KHTN 9: Hiện nay, các nhà khoa học đã tạo được nhiều giống cây ăn quả không hạt có hàm lượng dinh dưỡng và giá trị thương mại cao. Các giống cây ăn quả không hạt có thể được tạo ra bằng phương pháp nào?

Trả lời:

Các giống cây ăn quả không hạt có thể được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến số lượng NST ở dạng thể đa bội lẻ 3n, 5n,… Các loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 3n, 5n,… hầu như bất thụ do mất cân bằng trong quá trình phân li nhiễm sắc thể ở giảm phân tạo giao tử, do vậy các giống cây này có thể tạo quả không hạt như dưa hấu 3n không hạt, nho 3n không hạt,…

1. Bộ nhiễm sắc thể ở sinh vật

Hình thành kiến thức mới 1 trang 170 KHTN 9: Quan sát Hình 41.1 và 41.2, hãy nhận xét về hình dạng và số lượng nhiễm sắc thể ở các loài sinh vật.

Trả lời:

Trong tế bào của mỗi loài sinh vật chứa bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng và hình dạng.

Hình thành kiến thức mới 2 trang 171 KHTN 9: Quan sát Hình 41.3, hãy cho biết đặc điểm của cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Trả lời:

Đặc điểm của cặp nhiễm sắc thể tương đồng:

- Gồm 2 chiếc nhiễm sắc thể giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự phân bố của các gene.

- Trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ.

Hình thành kiến thức mới 3 trang 171 KHTN 9: Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Từ đó, xác định bộ nhiễm sắc thể trong tế bào soma và giao tử của một số loài ở Bảng 41.1.

Bảng 41.1. Số lượng nhiễm sắc thể ở một số loài

Loài

Số lượng nhiễm sắc thể

Loài

Số lượng nhiễm sắc thể

2n

n

2n

n

Người

46

?

Nấm men

?

17

Ruồi giấm

?

4

Đậu Hà Lan

?

7

Tinh tinh

48

?

Ngô

?

10

78

?

Cỏ tháp bút

216

?

Chuột nhắt

?

20

Cải bắp

18

?

Trả lời:

- Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội:

Bộ NST đơn bội (Kí hiệu: n)

Bộ NST lưỡng bội (Kí hiệu: 2n)

- Tồn tại trong nhân của tế bào giao tử.

- Tồn tại trong nhân tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

- Có số lượng NST giảm đi một nửa so với bộ NST lưỡng bội (chứa n NST).

- Có số lượng NST gấp đôi bộ NST đơn bội (chứa 2n NST).

- NST tồn tại thành từng chiếc và chỉ xuất phát từ 1 nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ.

- NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (chứa 2 chiếc của mỗi cặp NST tương đồng).

- Gene tồn tại thành từng chiếc alen.

- Gene tồn tại thành từng cặp alen.

- Hoàn thành bảng 41.1:

Bảng 41.1. Số lượng nhiễm sắc thể ở một số loài

Loài

Số lượng nhiễm sắc thể

Loài

Số lượng nhiễm sắc thể

2n

n

2n

n

Người

46

23

Nấm men

34

17

Ruồi giấm

8

4

Đậu Hà Lan

14

7

Tinh tinh

48

24

Ngô

20

10

78

39

Cỏ tháp bút

216

108

Chuột nhắt

40

20

Cải bắp

18

9

2. Hình dạng và cấu trúc của nhiễm sắc thể

Hình thành kiến thức mới 4 trang 172 KHTN 9: Quan sát Hình 41.4, hãy xác định hình dạng của các nhiễm sắc thể.

Trả lời:

- Nhiễm sắc thể có nhiều hình dạng đặc trưng như hình que, hình chữ X, hình chữ V, hình hạt,…

- Dựa vào vị trí tâm động, hình dạng của các nhiễm sắc thể có thể được phân chia thành:

+ Nhiễm sắc thể tâm cân: Tâm động nằm ở giữa chia nhiễm sắc thể thành 2 cánh dài bằng nhau.

+ Nhiễm sắc thể tâm lệch: Tâm động nằm lệch về một phía chia nhiễm sắc thể thành một cánh dài và một cánh ngắn.

+ Nhiễm sắc thể tâm mút: Tâm động nằm ở đầu mút của nhiễm sắc thể.

Hình thành kiến thức mới 5 trang 172 KHTN 9: Quan sát Hình 41.5, hãy mô tả cấu trúc của nhiễm sắc thể.

Trả lời:

Cấu trúc của nhiễm sắc thể:

- NST được cấu tạo bởi DNA và protein (chủ yếu là protein histon). Phân tử DNA quấn quanh các phân tử protein histone tạo nên chuỗi nucleosome, chuỗi nucleosome được xếp cuộn qua nhiều cấp độ khác nhau làm nhiễm sắc thể co ngắn cực đại, thuận lợi cho quá trình phân bào.

- Trong quá trình phân bào, NST có thể tồn tại ở trạng thái đơn hoặc trạng thái kép. Mỗi NST đơn gồm một phân tử DNA liên kết với nhiều phân tử protein histon tạo thành sợi nhiễm sắc. NST kép được hình thành sau khi NST đơn nhân đôi, mỗi NST kép gồm hai chromatid (nhiễm sắc tử) chị em, gắn với nhau ở tâm động (mỗi chromatid chứa 1 phân tử DNA).

- Mỗi nhiễm sắc thể có một tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.

- NST là cấu trúc mang gene, các gene sắp xếp theo chiều dọc trên NST tại những vị trí (locus) nhất định.

Luyện tập trang 172 KHTN 9: Tại sao nói nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene của tế bào?

Trả lời:

Nói nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene của tế bào vì: NST được cấu tạo từ DNA liên kết với nhiều phân tử protein histon mà trên một phân tử DNA có chứa nhiều gene. Do đó, trên NST, các gene sắp xếp theo chiều dọc tại những vị trí (locus) nhất định.

3. Đột biến nhiễm sắc thể

Hình thành kiến thức mới 6 trang 173 KHTN 9: Quan sát Hình 41.6 và 41.7, em hãy nhận xét về những biến đổi của nhiễm sắc thể đột biến so với nhiễm sắc thể bình thường.

Trả lời:

Những biến đổi của nhiễm sắc thể đột biến so với nhiễm sắc thể bình thường:

Hình 41.6 a) mất 1 đoạn B.

Hình 41.6 b) thêm 1 đoạn BC.

Hình 41.6 c) đoạn I.KL bị đảo ngược 180o và gắn vào vị trí cũ.

Hình 41.6 d) một nhiễm sắc thể bị mất đoạn A, một nhiễm sắc thể được thêm đoạn A.

Hình 41.7 a) mất 1 chiếc nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể số 3.

Hình 41.7 b) thêm 1 chiếc nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể số 3.

Hình 41.7 c) mỗi cặp đều có thêm 1 chiếc nhiễm sắc thể.

Luyện tập trang 173 KHTN 9: Tại sao đột biến cấu trúc có thể làm thay đổi hình dạng của nhiễm sắc thể?

Trả lời:

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi hình dạng của nhiễm sắc thể vì: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi số lượng, trình tự các đoạn gene trên nhiễm sắc thể, từ đó làm cho nhiễm sắc thể có thể bị dài ra, ngắn đi hoặc thay đổi vị trí của tâm động trên nhiễm sắc thể.

Hình thành kiến thức mới 7 trang 174 KHTN 9: Cho thêm ví dụ về hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể ở người.

Trả lời:

Một số ví dụ về hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể ở người là:

- Thể ba nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 13 gây hội chứng Patau dẫn đến các dị tật tim và thần kinh nặng,…

- Hội chứng Klinefelter (XXY) làm cho tay và chân dài không cân đối với cơ thể; tinh hoàn kém phát triển, vô sinh; khó khăn khi học tập, chậm phát triển ngôn ngữ;…

- Hội chứng siêu nữ (XXX) dẫn đến chậm phát triển, suy buồng trứng sớm,...

Hình thành kiến thức mới 8 trang 174 KHTN 9: Quan sát Hình 41. 8, hãy cho biết sự khác nhau giữa hai giống chuối 2n và 3n.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa hai giống chuối 2n và 3n là:

- Về hình dạng bên ngoài: chuối 2n nhỏ hơn so với chuối 3n; chuối 2n có hạt còn chuối 3n không hạt.

- Về đặc điểm di truyền: ở giống chuối 2n có 22 nhiễm sắc thể, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng; ở giống chuối 3n có 33 nhiễm sắc thể, mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thêm một chiếc.

Luyện tập trang 174 KHTN 9: Trong công nghiệp sản xuất bia, tại sao người ta có thể làm tăng hiệu quả của quá trình chuyển hóa nhờ các enzyme bằng việc sử dụng chủng nấm men mang đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể?

Trả lời:

Người ta có thể sử dụng chủng nấm men mang đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể trong công nghiệp sản xuất bia để tăng hiệu quả của quá trình chuyển hoá nhờ các enzyme vì: Nấm men mang đột biến lặp đoạn đối với gene mã hóa enzyme chuyển hóa sẽ có số lượng bản sao của gene mã hóa enzyme chuyển hóa trong hệ gene tăng lên. Điều đó đồng nghĩa với việc nấm men mang đột biến lặp đoạn này có khả năng sản sinh ra lượng enzyme chuyển hóa cao hơn nhiều so với chủng nấm men bình thường, từ đó giúp tăng tốc độ của quá trình chuyển hóa trong công nghiệp sản xuất bia.

Vận dụng trang 174 KHTN 9: Trong nông nghiệp, con người đã khai thác những đặc điểm có lợi gì ở các giống thực vật đa bội? Cho ví dụ.

Trả lời:

Trong nông nghiệp, con người đã khai thác những đặc điểm có lợi ở các giống thực vật đa bội như:

- Tế bào đa bội có hàm lượng DNA tăng theo bội số n, quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ nên thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng nhanh và chống chịu tốt với những điều kiện bất lợi của môi trường → Đặc điểm này được ứng dụng trong chọn giống tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng có kích thước lớn, năng suất cao như lúa mì lục bội (6n), nho tam bội (3n), bông tứ bội (4n), tôm sú tam bội (3n),…

- Một số loài thực vật có bộ NST 3n, 5n,… hầu như bất thụ do mất sự cân bằng trong quá trình phân li nhiễm sắc thể ở giảm phân tạo giao tử, được ứng dụng để tạo quả không hạt như nho 3n không hạt, cam 3n không hạt, chuối 3n không hạt,…

>>>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 42

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Toán 9 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • BuriBuriBiBi play mo ...
    BuriBuriBiBi play mo ...

    🤙🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 10:09 11/06
    • Sunny
      Sunny

      😊😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 10:09 11/06
      • Sư Tử
        Sư Tử

        🤘🤘🤘🤘🤘🤘🤘

        Thích Phản hồi 10:09 11/06
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 9 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm