Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 28
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 28: Protein chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9.
Bài: Protein
Mở đầu trang 136 Bài 28 KHTN 9: Quan sát hình 28.1 và cho biết những thực phẩm nào chứa nhiều protein.
Protein là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của con người. Vậy protein có cấu tạo và tính chất hóa học như thế nào?
Trả lời:
- Thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, thịt, cá, sữa.
- Protein có khối lượng phân tử rất lớn, thường từ vài vạn đến vài triệu amu và có cấu tạo rất phức tạp.
- Tính chất hóa học: Protein bị đông tụ khi đun nóng hoặc khi có mặt acid, base và bị phân hủy tạo ra mùi khét khi đốt nóng; protein bị thủy phân khi có xúc tác acid, base hoặc enzyme, …
Câu hỏi 1 trang 136 KHTN 9: Nêu nhận xét về khối lượng phân tử của protein.
Trả lời:
Protein có khối lượng phân tử rất lớn, thường từ vài vạn đến vài triệu amu.
Câu hỏi 2 trang 137 KHTN 9: Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử protein.
Trả lời:
Protein gồm nhiều đơn vị amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide.
Luyện tập trang 137 KHTN 9: Trong phân tử protein có một hay nhiều liên kết peptide?
Trả lời:
Trong phân tử protein có nhiều liên kết peptide.
Thực hành trang 137 KHTN 9: Thí nghiệm 1
Chuẩn bị
• Dụng cụ: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt.
• Hoá chất: dung dịch lòng trắng trứng, dung dịch HCl 10%.
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
• Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml dung dịch lòng trắng trứng.
• Nhỏ từng giọt (khoảng 5 - 6 giọt) dung dịch HCl 10% vào ống nghiệm thứ nhất.
• Đun nóng ống nghiệm thứ hai.
• Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích các hiện tượng xảy ra.
Trả lời:
Hiện tượng: Cả hai ống nghiệm đều thấy lòng trắng trứng đông tụ lại.
Giải thích: Trong lòng trắng trứng có chứa albumin là một loại protein. Khi đun nóng hoặc có mặt acid, protein có trong lòng trắng trứng đông tụ lại.
Vận dụng 1 trang 137 KHTN 9: Trong quá trình nấu canh cua, thấy xuất hiện các tảng "gạch cua" nổi lên. Giải thích hiện tượng trên và cho biết thành phần chính của "gạch cua".
Trả lời:
Trong quá trình nấu canh cua, thấy xuất hiện các tảng “gạch cua” nổi lên do thành phần chính của “gạch cua” là protein, khi đun nóng thì protein bị đông tụ.
Vận dụng 1 trang 138 KHTN 9: Có hai tấm vải, một tấm dệt từ lụa tơ tằm, một tấm dệt từ sợi nylon. Nêu cách phân biệt hai tấm vải trên.
Trả lời:
Cách để phân biệt hai tấm vải trên là: lấy 1 mẩu vải từ mỗi tấm vải rồi đem đốt.
- Tơ tằm có mùi khét đặc trưng giống mùi tóc cháy, khi cháy tạo thành tàn tro.
- Tơ nylon khi cháy thì vón cục lại.
Thực hành trang 138 KHTN 9: Thí nghiệm 2
Chuẩn bị
- Dụng cụ: đèn cồn, kẹp sắt.
- Hóa chất: sử dụng nguyên liệu lông gà, lông vịt, …
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
- Dùng kẹp sắt kẹp lông gà rồi đưa vào ngọn lửa đèn cồn và quan sát.
- Mô tả và giải thích các hiện tượng xảy ra.
Trả lời:
Hiện tượng: Lông gà cháy, có mùi khét.
Giải thích: Do thành phần của lông gà có chứa protein nên khi đốt cháy sẽ có mùi khét.
Tìm hiểu thêm trang 138 KHTN 9: Phomai là thực phẩm giàu protein được nhiều người ưa thích. Tìm hiểu cách làm phomai từ sữa.
Trả lời:
* Nguyên liệu làm phô mai tươi
- 1 lít sữa tươi không đường
- 1 hộp sữa chua không đường (để làm men)
- Khăn xô 5 lớp
* Cách làm phô mai tươi
Bước 1:
- Sữa chua không đường để ở nhiệt độ phòng, khi sữa chua hết lạnh thì khuấy đều cho sữa chua thật lỏng.
- Đun sữa nóng đến khoảng 80 độ (thấy sữa sôi lăn tăn ở mép nồi là được, không nên để sữa sôi quá lâu sẽ làm sữa bị biến chất), để nguội còn 50 độ, sau đó các bạn cho sữa chua không đường đã được làm lỏng trước đó vào và khuấy đều. Đổ hỗn hợp vào bát.
Bước 2:
- Cho bát sữa vào xoong hoặc nồi cơm điện nhưng không cắm điện hoặc vào cặp lồng đậy kín. Đổ nước sôi ngập 2/3 bát sữa, tiếp theo phủ khăn dày lên trên nồi và ủ trong vòng 6 tiếng.
Lưu ý: Nếu là mùa đông, khoảng 4 tiếng bạn đun lại nước 1 lần cho nước ấm, thì sữa mới đông được nhé.
Bước 3:
- Sau quá trình ủ các bạn sẽ thấy sữa đông (nhìn rất giống tào phớ) thì lấy bát sữa ra. Dùng dao/thìa/đũa khía thành nhiều rãnh nhỏ.
- Sau đó, ngâm cả bát sữa vào nước sôi (ngập khoảng 2/3) trong 20p để thúc đẩy quá trình tách nước.
Lưu ý: Các bạn không phải bật bếp đun nấu gì đâu nhé.
Bước 4:
- Khăn xô gấp làm 4, sau đó đổ hỗn hợp lên khăn xô, túm 4 mép khăn buộc lại rồi treo túi sữa lên cao rồi để một bát con ở dưới để hứng nước.
- Sau 3-5 tiếng là chúng ta đã thu được phô mai tươi. Tùy vào phô mai khô hay ướt mà các bạn để thời gian nước chảy nhiều hay ít nhé.
Câu hỏi 3 trang 138 KHTN 9: Protein có vai trò như thế nào đối với cơ thể người?
Trả lời:
Protein có trong mọi bộ phận của cơ thể người và đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động sống.
- Chức năng sinh học của protein rất đa dạng. Một số protein có tính chất của hormone (như insulin), một số có vai trò xúc tác (như các enzyme), một số có vai trò vận chuyển các chất trong cơ thể (như hemoglobin), …
- Protein trong thức ăn đóng vai trò cung cấp các amino acid để cơ thể tổng hợp nên các loại protein đặc trưng của người.
Câu hỏi 3 trang 138 KHTN 9: Protein có vai trò như thế nào đối với cơ thể người?
Trả lời:
Protein có trong mọi bộ phận của cơ thể người và đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động sống.
- Chức năng sinh học của protein rất đa dạng. Một số protein có tính chất của hormone (như insulin), một số có vai trò xúc tác (như các enzyme), một số có vai trò vận chuyển các chất trong cơ thể (như hemoglobin), …
- Protein trong thức ăn đóng vai trò cung cấp các amino acid để cơ thể tổng hợp nên các loại protein đặc trưng của người.
>>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 29
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 28: Protein sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 9 Cánh diều và Toán 9 Cánh diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.
- Bài 29: Polymer
- Bài 29: Polymer
- Bài: Ôn tập chủ đề 9
- Bài: Ôn tập chủ đề 9
- Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 1: Tính chất của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại
- Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 2: Nhôm
- Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 3: Sắt, hợp kim của sắt: gang thép
- Khoa học tự nhiên 9 bài 4: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
- Khoa học tự nhiên 9 bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Khoa học tự nhiên 9 bài 6: Ôn tập hóa học vô cơ
- Khoa học tự nhiên 9 bài 7: Các đại lượng cơ bản của dòng điện một chiều trong đoạn mạch
- Khoa học tự nhiên 9 bài 8: Định luật Ôm, xác định điện trở dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
- Khoa học tự nhiên 9 bài 9: Đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song
- Khoa học tự nhiên 9 bài 10: Các yếu tố ảnh hưởng tới điện trở
- Khoa học tự nhiên 9 bài 11: Điện năng, công, công suất điện
- Khoa học tự nhiên 9 bài 12: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
- Khoa học tự nhiên 9 bài 13: Tổng kết phần dòng điện một chiều
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Giới thiệu về di truyền học
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Nhiễm sắc thể
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 17: Giảm phân và thụ tinh
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 18: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 19: ADN và gen
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 20: ARN, mối quan hệ giữa gen và ARN
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 21: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 22: Đột biến gen
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 25: Di truyền học Menđen - Lai một cặp tính trạng
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 26: Di truyền học Menđen - Lai hai cặp tính trạng
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 27: Di truyền liên kết và liên kết với giới tính
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Mối quan hệ giữa kiểu gen - Môi trường - Kiểu hình
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 29: Di truyền học người
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 30: Di truyền y học tư vấn
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 31: Ôn tập phần Di truyền và biến dị
- Khoa học Tự nhiên 9 bài 32: Đại cương về hóa học hữu cơ
- Khoa học tự nhiên 9 bài 33: Metan
- Khoa học tự nhiên 9 bài 34: Etilen - Axetilen
- Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Benzen
- Khoa học tự nhiên 9 bài 36: Dầu mỏ và khí thiên nhiên - Nhiên liệu
- Khoa học tự nhiên 9 bài 37: Ôn tập chủ để 8: Hidrocacbon - Nhiên liệu
- Khoa học tự nhiên 9 bài 38: Rượu etylic
- Khoa học tự nhiên 9 bài 39: Axit axetic
- Khoa học tự nhiên 9 bài 40: Mối liên hệ giữa etylen, rượu etylic và axit axetic
- Khoa học tự nhiên 9 bài 41: Chất béo
- Khoa học tự nhiên 9 bài 42: Cacbonhidrat
- Khoa học tự nhiên 9 bài 43: Protein
- Khoa học tự nhiên 9 bài 44: Polime
- Khoa học tự nhiên 9 bài 45: Ôn tập chủ để 9: Dẫn xuất của hidrocacbon - polime
- Khoa học tự nhiên 9 bài 46: Từ trường
- Khoa học tự nhiên 9 bài 47: Nam châm điện
- Khoa học tự nhiên 9 bài 48: Lực điện từ - Động cơ điện một chiều
- Khoa học tự nhiên 9 bài 49: Hiện tượng cảm ứng điện từ
- Khoa học tự nhiên 9 bài 50: Dòng điện xoay chiều
- Khoa học tự nhiên 9 bài 51: Truyền tải điện năng - Máy biến áp
- Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học
- Khoa học tự nhiên 9 bài 53: Ảnh của một vật tạo bởi gương
- Khoa học tự nhiên 9 bài 54: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính
- Khoa học tự nhiên 9 bài 55: Máy ảnh, mắt và kính lúp
- Khoa học tự nhiên 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- Khoa học tự nhiên 9 bài 57: Tổng kết phần quang học
- Khoa học tự nhiên 9 bài 58: Chuyển hóa năng lượng. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
- Khoa học tự nhiên 9 bài 59: Ôn tập phần vật lí
- Khoa học tự nhiên 9 bài 60: Lai giống vật nuôi, cây trồng
- Khoa học tự nhiên 9 bài 61: Công nghệ tế bào
- Khoa học tự nhiên 9 bài 62: Công nghệ gen
- Khoa học tự nhiên 9 bài 64: Ôn tập chủ đề 13. Ứng dụng Di truyền học
- Khoa học tự nhiên 9 bài 65: Sinh vật thích nghi kì diệu với môi trường
- Khoa học tự nhiên 9 bài 66: Luyện tập sinh vật với môi trường
- Khoa học tự nhiên 9 bài 67: Ôn tập chủ đề 14. Sinh vật với môi trường
- Khoa học tự nhiên 9 bài 68: Tổng kết chương trình sinh học toàn cấp trung học cơ sở