Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 43

VnDoc xin giới thiệu bài Khoa học tự nhiên 9 bài 43: Cơ chế tiến hóa có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả

Bài: Cơ chế tiến hóa

Mở đầu trang 204 Bài 43 KHTN 9: Sự thay đổi của sinh vật trong quá trình phát triển cá thể có được xem là tiến hóa không? Vì sao?

Trả lời:

Sự thay đổi của sinh vật trong quá trình phát triển cá thể không được xem là tiến hóa. Vì: Sự thay đổi của sinh vật trong quá trình phát triển cá thể là quá trình sinh trưởng và phát triển của cá thể. Còn tiến hóa là sự thay đổi các đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp nhau. Những đặc tính này được biểu hiện qua các gene, kết quả của đột biến, tái tổ hợp di truyền và nguồn gốc các biến dị di truyền khác.

Câu hỏi 1 trang 204 KHTN 9: Quan sát hình 43.1 và mô tả quá trình hình thành cổ dài của hươu cao cổ theo quan điểm của Lamarck.

Trả lời:

Quá trình hình thành cổ dài của hươu cao cổ theo quan điểm của Lamarck: Khi dưới thấp không còn lá cây (môi trường sống thay đổi), các con hươu đều phải chủ động vươn cổ lên để lấy được các lá cây trên cao (thay đổi tập quán hoạt động của cổ). Do cổ được hoạt động nhiều theo hướng vươn dài ra nên cổ hươu sẽ dài dần và đặc điểm này được truyền lại cho đời sau. Trong các thế hệ kế tiếp, lá cây dưới thấp ngày một khan hiếm hơn nên các con hươu lại tiếp tục vươn cổ để lấy được lá ở trên cao hơn và cứ như vậy qua rất nhiều thế hệ, loài hươu có cổ ngắn dần dần hình thành loài hươu cao cổ.

Câu hỏi 2 trang 205 KHTN 9: Quan sát hình 43.2, mô tả quá trình hình thành cổ dài của hươu cao cổ theo quan điểm của Darwin.

Trả lời:

Quá trình hình thành cổ dài của hươu cao cổ theo quan điểm của Darwin:

- Quá trình sinh sản đã phát sinh nhiều biến dị sai khác về kích thước cổ giữa các cá thể thuộc loài hươu.

- Những lá non ở dưới thấp hết dần, cá thể hươu nào có cổ dài ăn được lá cây trên cao thì sống sót, còn những cá thể hươu cổ ngắn không ăn được lá cây trên cao thì sẽ chết.

- Qua nhiều thế hệ, đặc điểm cổ dài ngày càng trở nên phổ biến trong quần thể, kết quả hình thành loài hươu cổ dài ăn được lá cây trên cao.

Câu hỏi 3 trang 205 KHTN 9: Dựa vào hình 43.3, cho biết Darwin giải thích như thế nào về sự đa dạng của sinh giới và nguồn gốc sinh vật.

Trả lời:

Quan điểm của Darwin về sự đa dạng của sinh giới và nguồn gốc sinh vật:

- Các loài sinh vật có chung một tổ tiên chung.

- Tác động của chọn lọc tự nhiên theo các điều kiện sống khác nhau có thể tạo nên nhiều loài từ một tổ tiên chung ban đầu.

Câu hỏi 4 trang 206 KHTN 9: Quan sát hình 43.4 và nêu ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa đối với tỉ lệ allele của quần thể.

Trả lời:

Ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa đối với tỉ lệ allele của quần thể:

- Đột biến: Đột biến làm thay đổi tỉ lệ allele của quần thể một cách chậm chạp thông qua việc tạo nên allele mới hoặc biến allele này thành allele khác.

- Yếu tố ngẫu nhiên: Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tỉ lệ allele một cách đột ngột và ngẫu nhiên.

- Giao phối không ngẫu nhiên: Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tỉ lệ các allele.

- Di – nhập gene: Di – nhập gene làm thay đổi tỉ lệ allele phụ thuộc vào số lượng giao tử hay cá thể di – nhập.

- Chọn lọc tự nhiên: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tỉ lệ allele theo hướng tăng tỉ lệ allele có lợi.

Câu hỏi 5 trang 206 KHTN 9: Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Tiến hóa nhỏ

Tiến hóa lớn

- Là quá trình thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

- Là quá trình hình thành hoặc tuyệt chủng loài, các bậc phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

- Diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

- Diễn ra trên quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài, không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Luyện tập trang 207 KHTN 9: Chiều dài trung bình của cá tuyết đại tây dương (Gadus morhua) bốn năm tuổi ở Vịnh St. Lawrence, Canada giảm từ 43 cm năm 1971 xuống 33 cm năm 2011. Đây là ví dụ minh họa cho tiến hóa nhỏ hay tiến hóa lớn?

Trả lời:

Sự thay đổi chiều dài trung bình của cá tuyết đại tây dương là biểu hiện của sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác (chưa hình thành loài mới). Do đó, đây là ví dụ minh họa cho tiến hóa nhỏ.

Vận dụng trang 207 KHTN 9: Thuốc AZT làm giảm lượng virus HIV trong máu bệnh nhân AIDS, làm tăng chất lượng và kéo dài cuộc sống của bệnh nhân AIDS. Tuy nhiên, virus HIV kháng thuốc AZT xuất hiện chỉ sau 06 tháng điều trị. Hãy giải thích sự hình thành virus HIV kháng thuốc AZT theo quan điểm của Lamarck, Darwin và thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

Trả lời:

- Giải thích sự hình thành virus HIV kháng thuốc AZT theo quan điểm của Lamarck: Khi bệnh nhân uống thuốc AZT (môi trường trong cơ thể xuất hiện hoạt chất của thuốc AZT), virus HIV chủ động biến đổi để xuất hiện tính kháng thuốc, do đó không có virus nào bị đào thải.

- Giải thích sự hình thành virus HIV kháng thuốc AZT theo quan điểm của Darwin: Trong quá trình nhân lên của virus phát sinh nhiều biến dị trong đó có biến dị quy định tính kháng thuốc AZT. Khi bệnh nhân uống thuốc AZT (môi trường trong cơ thể xuất hiện hoạt chất của thuốc AZT), những virus mang biến dị quy định tính kháng thuốc sống sót, nhân lên làm tăng số lượng nhanh chóng còn những virus không mang biến dị quy định tính kháng thuốc bị đào thải. Qua thời gian, số lượng virus mang biến dị quy định tính kháng thuốc AZT trong cơ thể chiếm ưu thế.

- Giải thích sự hình thành virus HIV kháng thuốc AZT theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại: Trong quá trình virus HIV kí sinh trong cơ thể, có nhiều đột biến được phát sinh, trong đó có đột biến tạo thành allele quy định tính kháng thuốc. Khi bệnh nhân uống thuốc AZT (môi trường trong cơ thể xuất hiện hoạt chất của thuốc AZT), chọn lọc tự nhiên tác động theo hướng giữ lại các virus mang allele quy định tính kháng thuốc và đào thải các virus không mang allele quy định tính kháng thuốc. Qua thời gian, các virus mang allele quy định tính kháng thuốc được sống sót, nhân lên và chiếm ưu thế.

>>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 44

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 43: Cơ chế tiến hóa sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 9 Cánh diều Toán 9 Cánh diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đậu Phộng
    Đậu Phộng

    😄😄😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 13:11 16/06
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      😲😲😲😲😲😲

      Thích Phản hồi 13:12 16/06
      • Sunny
        Sunny

        🖐🖐🖐🖐🖐🖐

        Thích Phản hồi 13:12 16/06
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 9 Cánh diều

        Xem thêm