Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Mối quan hệ giữa kiểu gen - Môi trường - Kiểu hình

Bài 28: Mối quan hệ giữa kiểu gen - Môi trường - Kiểu hình

Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Mối quan hệ giữa kiểu gen - Môi trường - Kiểu hình được VnDoc sưu tầm và đăng tải, đây là chương trình dựa theo Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 154. Giúp các bạn ôn lại kiến thức cũng như trả lời các câu hỏi trong SGK. Sau đây là nội dung bài học mời các bạn cùng tham khảo

A. Hoạt động khởi động

Thảo luận: Nêu nhận xét về sự liên quan giữa đặc điểm môi trường sống với màu sắc hoa liên hình và màu lông của cáo Bắc cực. Ý nghĩa của hiện tượng này.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Mối quan hệ giữa kiểu gen - Môi trường - Kiểu hình

Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Mối quan hệ giữa kiểu gen - Môi trường - Kiểu hình

Bài làm:

- Khi điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi làm cho sự biểu hiện kiểu hình của KG AA thay đổi, KG aa không ảnh hưởng.

- Khi điều kiện nhiệt độ, ánh sáng theo mùa thay đổi làm thay đổi màu lông của cáo Bắc cực.

=> khi điều kiện môi trường thay đổi sẽ ảnh hưởng tới sự biểu hiện tính trạng của sinh vật.

=> ứng dụng: có thể dùng để cải thiện đặc điểm, tính trạng của sinh vật.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Mối quan hệ giữa kiểu gen - môi trường - kiểu hình

- Hãy dự đoán về kiểu gen của sinh vật trong các trường hợp sau:

+ 2 sinh vật cùng loài có KG khác nhau sống trong cùng 1 điều kiện môi trường.

+ Một sinh vật nhưng sống trong 2 môi trường khác nhau.

- Tìm ví dụ thực tế cho điều em dự đoán ở trên. Giải thích.

- Em hãy nêu vai trò của các nhân tố độ ẩm, ánh sáng tới kiểu hình cây rau dừa nước, cây bèo tây, cây lá lốt. Từ đó em rút ra kết luận gì?

Bài làm:

* Dự đoán:

- 2 sinh vật có KG khác nhau dù sống trong cùng 1 môi trường vẫn có kiểu hình khác nhau.

VD: cây AA (hoa đỏ) và cây aa (hoa trắng) dù sống cùng môi trường thì vẫn ra 2 màu hoa khác nhau.

- 1 sinh vật sống ở 2 môi trường khác nhau thì vẫn có 1 KH.

VD: ở người, kiểu gen Aa quy định mắt đen thì dù sống ở môi trường nào vẫn biểu hiện mắt nâu.

=> bởi vì kiểu gen quy định kiểu hình

* Dựa vào bảng 28 trang 155 có:

- Độ ẩm ánh hưởng tới kích thước của thân, lá, rễ ở cây dừa nước.

- Ánh sáng ảnh hưởng đến chiều cao cây, kích thước và màu sắc lá ở cây bèo tây, cây lá lốt.

=> Kết luận: Trong các điều kiện môi trường khác nhau, sự biểu hiện tính trạng của cùng 1 kiểu gen có thể khác nhau => tạo nên kiểu hình khác nhau.

II. Thường biến

- Quan sát hình 28.3, mô tả màu lông thỏ Himalaya sp ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Thảo luận: Biểu hiện màu lông thỏ khác nhau ở các vị trí trên cơ thể phụ thuộc vòa những yếu tố nào? Nhiệt độ hay kiểu gen cơ thể?

Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Mối quan hệ giữa kiểu gen - Môi trường - Kiểu hình

Các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố meelanin làm cho lông đen. Hãy giải thích tại sao?

- Thí nghiệm SGK có chứng minh cho nhận xét trên không?

Bài làm:

- Biểu hiện khác nhau của màu lông trên các vị trí khác nhau phụ thuộc vào nhiệt độ vì trên cơ thể các tế bào có kiểu gen giống nhau.

- Những tế bào ở đầu mút có sự thất thoát nhiệt so với môi trường nhiều hơn. Khi nhiệt độ thấp đó là điều kiện thích hợp để xảy ra phản ứng sinh hóa trong cơ thể tổng hợp melanin làm lông đen.

=> sự khác nhau về màu lông trên các vị trí khác nhau trên cơ thể.

- TN trong SGK hình 28.4 chứng minh cho nhận xét trên là đúng.

1. Khái niệm

- Quan sát hình 28.5, em hãy mô tả sự khác nhau về kiểu hình ở những cây mạ trong mỗi điều kiện ánh sáng khác nhau, giải thích vì sao có sự khác nhau đó. Nêu thêm ví dụ khác.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Mối quan hệ giữa kiểu gen - Môi trường - Kiểu hình

Bài làm:

- Sự khác nhau về KH ở các cây mạ hình 28.5:

+ ngoài sáng: do đầy đủ ánh sáng nên cây tổng hợp nhiều sắc tố quang hợp (diệp lục) => làm cho lá cây có màu xanh lục

+ trong tối: do thiếu ánh sáng nên cây không tổng hợp được diệp lục => lá cây không có màu xanh lục.

- VD: cây rau muống trồng ở ao sẽ có thân và lá to hơn so với cây rau muống sống trong ruộng cạn.

2. Đặc điểm, ý nghĩa

- Thường biến có di truyền được không? Thường biến có ý nghĩa gì đối với sinh vật, với chăn nuôi và trồng trọt?

Bài làm:

- Thường biến không di truyền được vì nó không làm thay đổi vật chất di truyền.

- thường biến giúp sinh vật tồn tại và thích nghi với môi trường thay đổi.

- Trong trồng trọt, chăn nuôi, người ta ứng dụng để làm tăng năng suất.

II. Mức phản ứng

1. Khái niệm

- Mức phả ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen nhất định khi môi trường thay đổi.

2. Đặc điểm

- Có 2 loại mức phản ứng:

+ mức phản ứng rộng

+ mức phản ứng hẹp

- Mức phản ứng càng rộng càng dễ thích nghi.

- Hãy trả lời các câu hỏi:

+ Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 là do giống hay do kĩ thuật trồng trọt quy định?

+ Muốn tăng tỉ lệ nạc lên tren 40% ở giống lợn Ỉ Móng cái thì phải làm thế nào?

Bài làm:

- Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 là do gen (giống) quy định.

- Muốn tăng tỉ lệ nạc lên trên 40% (vượt ngoài mức phản ứng của gen) thì cần thay đổi kiểu gen của lợn Ỉ Móng Cái.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Hãy phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ cụ thể (giống - biện pháp kĩ thuật - năng suất). Từ đó rút ra kết luận gì?

Câu 2: So sánh thường biến với mức phản ứng.

Câu 3: So sánh thường biến với đột biến.

Câu 4: Hiện tượng nào dưới đây là không phải do sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến) tạo nên?

A. Cáo Bắc cực có màu sắc lông thay đổi theo mùa.

B. Tắc kè hoa có màu sắc thay đổi phù hợp với nền của môi trường.

C. Trên cùng một cây hoa giấy, có cả hoa đỏ và hoa trắng.

D. Gà gô có màu lông thay đổi theo mùa.

Bài làm:

Câu 1: VD: với lợn Ỉ Móng cái có tỉ lệ nạc 30 - 40%

- Vậy với kiểu gen AA thì nếu được chăm nuôi tốt đúng kĩ thuật thì lợn có thể tăng tỉ lệ nạc lên tối đa 40%. Hay nói cách khác, với điều kiện môi trường thay đổi là kĩ thuật chăn nuôi thì kiểu hình là tỉ lệ nạc ở lợn Ỉ Móng Cái sẽ thay đổi từ 30% đến 40%.

Câu 2: phân biệt thường biến và đột biến

- thường biến là những biến đổi ở KH phát sinh trong đời sống cá thể dưới tác động của môi trường. Thường biến không di truyền được.

- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước các môi trường khác nhau. Mức phản ứng do gen quy định nên di truyền được.

Câu 3:

Thường biếnĐột biến
Khái niệmlà những biến đổi ở KH phát sinh trong đời sống cá thể dưới tác động của môi trườnglà những biến đổi trong vật chất di truyền về cấu trúc, số lượng
Khả năng di truyềnkhông di truyềncó di truyền
Sự biểu hiện trên kiểu hìnhthay đổi kiểu hìnhcó thể biểu hiện ra kiểu hình hoặc không, không định hướng
Ý nghĩacó lợi, giúp sinh vật thích nghi với môi trườngcó thể có lợi hoặc có hại cho sinh vật

Câu 4: C

D. Hoạt động vận dụng

1. Em hãy do chiều cao và cân nặng hiện tại của em, dự đoán chiều cao và cân nặng khi em 18 tuổi. Làm thế nào để em có chiều cao và cân nặng lí tưởng.

2. Nhóm em hãy bố trí 1 buổi quan sát thường biến theo nội dung bảng sau:

Đối tượngĐiều kiện môi trườngKiểu hình tương ứngNhân tố tác động

3. Có ý kiến cho rằng: chúng ta chỉ biết mức phản ứng của 1 kiểu gen, ví dụ của 1 con lợn, bằng cách nhân bản vô tính con lợn thành nhiều con có cùng kiểu gen rồi cho chúng sống trong nhiều môi trường khác nhau. Theo em có đúng như vậy không? Giải thích ý kiến của em.

4. Vận dụng mối quan hệ giữa KG, môi trường và KH để giải thích kết quả học tập của em. Làm thế nào để có kết quả học tập cao nhất với em?

5. Lập bản đồ khái niệm về biến dị.

Bài làm:

1. Gợi ý:em hãy đo chiều cao, cân nặng của tất cả gia đình rồi tính trung bình. Từ đó đưa a dự đoán.

Muốn đạt chiều cao lí tưởng cần luyện tập và ăn uống hợp lí.

2. ví dụ:

đối tượngmôi trườngkiểu hìnhnhân tố tác động
cây lô hộitưới nước đầy đủ, đầy đủ ánh nắnglá to, xanh đậmđộ ẩm, ánh sáng

3. Đúng. Vì với thí nghiệm đó chúng ta chỉ xác định được tác động của các môi trường khác nhau lên 1 kiểu gen duy nhất.

4. Khi em học hành chăm chỉ, chủ động thì em có kết quả tốt hơn. Còn khi em không chăm chỉ và thụ động trong học tập thì kết quả sẽ không tốt.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Hãy bình luận câu tục ngữ "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" trong nghề trồng lúa khi Di truyền học chưa phát triển và hiện nay Di truyền học phát triển.

Bài làm:

Câu tục ngữ có ý nghĩa nhấn mạnh các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến năng suất cây lúa. Trong đó, các yếu tố quan trọng chính là môi trường (nước, phân, chăm sóc) và giống lúa.

Tuy nhiên, đối với Di truyền học hiện đại thì thấy rằng kiểu hình về năng suất lúa có thể thay đổi trong mức phản ứng khi thay đổi các yếu tố môi trường trên cho phù hợp nhưng được quy định bởi gen hay giống lúa.

VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 28: Mối quan hệ giữa kiểu gen - Môi trường - Kiểu hình - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 154". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Mối quan hệ giữa kiểu gen - Môi trường - Kiểu hình. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học tự nhiên 9

    Xem thêm