Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài: Ôn tập chủ đề 9

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 bài: Ôn tập chủ đề 9 chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9.

Bài: Ôn tập chủ đề 9

Bài 1 trang 134 KHTN 9: Hãy giải thích vì sao:

a) Nhỏ dung dịch iodine vào một lát củ sắn (khoai mì) hoặc một lát trái chuối xanh thấy chúng chuyển sang màu xanh tím.

b) Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ cơm trắng, thấy có vị ngọt.

c) Cho vài giọt giấm ăn vào cốc sữa đậu nành, sau đó đun nhẹ trên bếp hoặc làm nóng bằng lò vi sóng, sau một thời gian thấy sữa đậu nành bị đông tụ.

Trả lời:

a) Trong củ sắn (khoai mì) hoặc lát trái chuối xanh có tinh bột nên khi nhỏ dung dịch iodine vào thì thấy chúng chuyển sang màu xanh tím.

b) Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ cơm trắng, thấy có vị ngọt vì enzymer ở khoang miệng tiết ra giúp phân hủy tinh bột thành glucose có vị ngọt.

c) Cho vài giọt giấm ăn vào cốc sữa đậu nành, sau đó đun nhẹ trên bếp hoặc làm nóng bằng lò vi sóng, sau một thời gian thấy sữa đậu nành bị đông tụ. Vì sữa đậu nành chứa thành phần chủ yếu là protein, mà protein dễ bị đông tụ trong acid (giấm ăn chứa acetic acid).

Bài 2 trang 134 KHTN 9: Tìm hiểu qua internet, sách, báo,..., hãy cho biết “giấy gói kẹo ăn được” làm từ chất liệu gì, giải thích sự tự tan của nó khi ngậm kẹo.

Trả lời:

“Giấy gói kẹo ăn được” được làm từ lớp bột gạo mỏng, giúp bảo quản kẹo được trong thời gian dài, kẹo không bị chảy nước. Do giấy gói kẹo ăn được làm từ bột gạo nên khi ngậm kẹo thì nó tan ra do enzyme phân hủy bột gạo thành đường glucose.

Bài 3 trang 134 KHTN 9: Ô nhiễm môi trường từ rác thải polymer ngày càng trầm trọng, trở thành vấn nạn của thế giới. Để giảm sử dụng vật liệu polymer không phân huỷ sinh học, vật liệu giấy đang dần trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng, thân thiện với môi trường. Theo em, việc sử dụng vật liệu giấy thay cho vật liệu polymer không phân huỷ sinh học có tác dụng gì?

Ô nhiễm môi trường từ rác thải polymer ngày càng trầm trọng, trở thành vấn nạn của thế giới

Trả lời:

Việc sử dụng vật liệu giấy thay cho vật liệu polymer không phân hủy sinh học có tác dụng rất lớn đối với môi trường.

- Giảm được các vật liệu polymer không phân hủy.

- Giảm được lượng khí thải gây ô nhiễm do quá trình sản xuất vật liệu polymer.

- Giảm được nguy cơ ăn phải các hạt vi nhựa.

- …

>>>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 31

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 9 bài: Ôn tập chủ đề 9 sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Toán 9 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chanaries
    Chanaries

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 16:11 10/06
    • Bé Cún
      Bé Cún

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 16:11 10/06
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 16:11 10/06

        KHTN 9 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm