Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 bài 58: Chuyển hóa năng lượng. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Bài 58: Chuyển hóa năng lượng. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Khoa học tự nhiên 9 bài 58: Chuyển hóa năng lượng. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn. Đây là tài liệu hay hữu ích cho các bạn học sinh ôn tập cũng như củng cố kiến thức môn Lý lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây

A. Hoạt động khởi động

Hãy kể tên một số dạng năng lượng mà em đã học. Lấy một ví dụ về sự chuyển hóa dạng năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Trong quá trình chuyển hóa, năng lượng có được bảo toàn không? Tại sao?

Bài làm:

Một số dạng năng lượng mà em đã học: Điện năng, quang năng, năng lượng sóng, …

Ví dụ về chuyển hóa năng lượng: Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm sôi nước.

Trong quá trình chuyển hóa, năng lượng có được bảo toàn vì ngoài chuyển hóa thành các năng lượng có ích, năng lượng còn được chuyển hóa thành dạng khác. Tổng các năng lượng được chuyển hóa thành sẽ bằng năng lượng ban đầu của hệ.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hãy mô tả sự biến đổi thế năng thành động năng của viên bi trong thí nghiệm ở hình 58.1. Tại sao cơ năng (năng lượng cơ) của viên bi lại bị hao hụt sau mỗi lần dao động?

Khoa học tự nhiên 9 bài 58: Chuyển hóa năng lượng. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Bài làm:

Tại điểm A, viên bi chỉ có thế năng (thế năng cực đại), động năng bằng 0. Trong quá trình di chuyển từ A đến C thế năng chuyển hóa dần thành động năng. Tại C, viên bi có động năng cực đại, thế năng bằng 0. Trong quá trình chuyển động từ C đến B, động năng của viên bi được chuyển hóa dần thành thế năng. Tại B, viên bi có thế năng cực đại, động năng bằng 0.

Cơ năng của viên bi bị hao hụt sau mỗi dao động là do tác dụng của lực ma sát giữa viên bi và máng.

2. Hãy kể tên dạng năng lượng và mô tả sự biến đổi (chuyển hóa) năng lượng trong các bộ phận (1), (2) của mỗi thiết bị được vẽ ở hình 58.2

Khoa học tự nhiên 9 bài 58: Chuyển hóa năng lượng. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Căn cứ quá trình chuyển hóa ở trên, hãy hoàn thành bảng 58.1

Bảng 58.1

Thiết bị

Dạng năng lượng ban đầu

Các dạng năng lượng trung gian

Dạng năng lượng cuối cùng mà ta nhận biết

A

B

C

D

Thảo luận

  • Các dạng năng lượng (cơ năng, hoá năng, quang năng) có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng nào? Chỉ ra những dấu hiệu mà con người cảm nhận được điều đó.
  • Phương án nào đúng?

Năng lượng có thể được chuyển hoá

[ ] từ dạng này sang dạng khác [ ] chỉ trong cùng một dạng

Tổng năng lượng trong quá trình chuyển hoá (biến đổi) là

[ ] tăng lên [ ] giảm đi [ ] không đổi

Bài làm:

Hình

(1)

(2)

a

Cơ năng

Quang năng, nhiệt năng

b

Điện năng

Động năng

c

Hóa năng

Cơ năng

d

Hóa năng

Quang năng, nhiệt năng

Thiết bị

Dạng năng lượng ban đầu

Các dạng năng lượng trung gian

Dạng năng lượng cuối cùng mà ta nhận biết

A

Cơ năng

Điện năng

Quang năng, nhiệt năng

B

Điện năng

Cơ năng

Động năng (Cơ năng)

C

Hoá năng

Nhiệt năng

Cơ năng

D

Hoá năng

Điện năng

Quang năng, nhiệt năng

Thảo luận

  • Các dạng năng lượng (cơ năng, hoá năng, quang năng) có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. Các dấu hiệu có thể nhận biết ra các dạng năng lượng:

Cơ năng: vật có thế năng (đàn hồi hay hấp dẫn); vật chuyển động (động năng) hoặc vừa có thế năng và vừa có động năng.

Nhiệt năng: vật nóng lên.

Điện năng: phát ra ánh sáng, làm quay động cơ điện.

Quang năng: phát ra ánh sáng.

  • Phương án đúng:

Năng lượng có thể được chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
Tổng năng lượng trong quá trình chuyển hoá (biến đổi) là không đổi.

C. Hoạt động luyện tập

1. Chỉ ra quá trình biến đổi năng lượng trong các hiện tượng ở hình 58.3

Khoa học tự nhiên 9 bài 58: Chuyển hóa năng lượng. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Bài làm:

Hình 58.3a) Thế năng của quả nặng giảm làm quay quạt khuấy nước (động năng quạt tăng) đồng thời nước nóng lên (năng lượng nhiệt). Cơ năng đã biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.

Hình 58.3b) Củi cháy (hoá năng) sinh ra nhiệt truyền cho hệ thống nồi đun và ống khói, làm nước trong nồi nóng lên. Hoá năng đã biến đổi thành nhiệt năng.

Hình 58.3c) Năng lượng gió đã biến đổi thành cơ năng (quay quạt) và phát ra điện (điện năng).

Hình 58.3d) Năng lượng mặt trời biến thành nhiệt năng tập trung ở chảo và truyền nhiệt cho nồi nấu nóng lên.

2. Mô tả sự biến đổi năng lượng trong máy phát điện, động cơ điện, đèn dây tóc, đèn ống, bếp điện may so

Bài làm:

Máy phát điện: cơ năng hoặc năng lượng gió,... biến đổi thành điện năng.

Động cơ điện: điện năng biến đổi thành cơ năng (quay trục động cơ) và nhiệt năng (toả nhiệt).

Đèn dây tóc, đèn ống: điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.

Bếp điện may so: điện năng biến đổi thành nhiệt năng.

3. Bài tập: Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 2 lít nước. Cho dòng điện chạy qua bình trong một thời gian, nhiệt độ nước trong bình tăng từ 20^0C\(20^0C\) lên 80^0C\(80^0C\). Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K

Bài làm:

Phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước bằng phần nhiệt lượng để làm nước nóng lên.

Q = cm (t_2 – t_1 ) = 4200\times 2\times 60 = 504000 \;J = 504 \;kJ\(Q = cm (t_2 – t_1 ) = 4200\times 2\times 60 = 504000 \;J = 504 \;kJ\)

D-E Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng

Tìm hiều quá trình biến đổi năng lượng trong các trường hợp sau đây và ảnh hưởng của nó đối với đời sống và sản xuất

1. Nguồn năng lượng nhiệt trên Trái Đất đang được con người khai thác sử dụng như than đá, dầu mỏ, khí đốt, củi gỗ, …

2. Sản xuất điện năng: Nhiệt điện và thủy điện

3. Sản xuất điện năng: điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân.

Bài làm:

Các nguồn năng lượng kể trên được chuyển hóa thành các dạng năng lượng có ích cho đời sống của con người: quang năng, cơ năng, …

Ảnh hưởng đến đời sống: Khi khai thác, sản xuất và sử dụng năng lượng, thì gây ra các vấn đề về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, …

Soạn bài 58: Chuyển hóa năng lượng - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng - sách VNEN khoa học tự nhiên 9 trang 151. Trên đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học tập, giúp các bạn học sinh dễ nắm bắt kiến thức. Chúc các bạn học tốt

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 58: Chuyển hóa năng lượng. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học tự nhiên 9

    Xem thêm