Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 bài 41: Chất béo

Bài 41: Chất béo

Khoa học tự nhiên 9 bài 41: Chất béo được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn học sinh củng cố kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 9. Mời các bạn tải về tham khảo chuẩn bị tốt cho bài học sắp tới

A. Hoạt động khởi động

Em hãy quan sát những hình ảnh trong sách giáo khoa và cho biết thành phần chính của những loại thực phẩm đó.

Gia đình em thường dùng loại thực phẩm nào để xào, nấu, rán thức ăn?

Trả lời:

Thành phần chính của các thực phẩm là: chất béo.

Gia đình em thường dùng dầu ăn, mỡ để xào, nấu, rán thức ăn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Trạng thái tự nhiên

Trong sách giáo khoa là một số hình ảnh về nguồn chất béo trong tự nhiên. Từ nguồn gốc này ta thu được những loại chất béo nào?

Trả lời:

Từ nguồn gốc, ta thu được hai loại chất béo: dầu thực vật, mỡ động vật.

II. Tính chất vật lí

Tiến hành các thí nghiệm dưới đây và bổ sung thông tin vào cột.

Tên thí nghiệmCách tiến hànhNhận xét
1. Quan sát về trạng thái, màu sắc, mùi vị.Quan sát mẫu mỡ lợn và mẫu dầu cải/ dầu dừa/ dầu lạc. Ngửi mùi của dầu cải/ dầu dừa, dầu lạc. Ngửi mùi của dầu cải/ dàu dừa/ dầu lạc. Nêu nhận xét

Trạng thái: ...

Màu sắc: ....

Mùi vị: ......

2. Nghiên cứ về tính tanThả một ít mỡ lợn vào một cốc nước. Rót một ít dầu ăn vào cốc nước khác. Khuấy hay lắc 2 cốc cùng một lúc rồi dừng lại. Để lắng một lúc.Tính tan trong nước của dầu mỡ: ..............
Thả một ít mỡ lợn vào một cốc rượu etylic. Rót một ít dầu ăn vào cốc khác đựng rượu etylic. Khuấy hoặc lắc hai cốc cùng một lúc rồi dừng lại. Để lắng lại một lúc.Tính tan trong rượu etylic của dầu mỡ: ..............

Hãy nêu kết luận chung về tính chất vật lí cơ bản (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan) của dầu ăn, mỡ ăn.

Trả lời:

Tên thí nghiệmNhận xét
1. Quan sát về trạng thái, màu sắc, mùi vị.

Trạng thái: rắn, lỏng tùy điều kiện.

Màu sắc: trắng đục, vàng, ...

Mùi vị: không mùi

2. Nghiên cứu về tính tan trong nướcChất béo không tan trong nước
Nghiên cứu về tính tan trong etylicChất béo tan được trong rượu etylic.

Nhận xét: Chất béo không tan trong nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ, màu trắng đục, không mùi, ...

III. Thành phần và cấu tạo của chất béo

Thông tin: sgk trang 50.

Công thức cấu tạo của phân tử chất béo được biểu diễn như nào?

Thông tin: sgk trang 50

Axit trong phân tử chất béoCông thức cấu tạo của chất béoTên của chất béo
Axit panmitic C_{15}H_{31}COOH\(C_{15}H_{31}COOH\)(C_{15}H_{31}COO)_3C_3H_5\((C_{15}H_{31}COO)_3C_3H_5\)Glixerol tripanmitat hay tripanmitin
Axit stearic C_{17}H_{35}COOH\(C_{17}H_{35}COOH\)(C_{15}H_{31}COO)_3C_3H_5\((C_{15}H_{31}COO)_3C_3H_5\)Glixerol tristearat hay tristearin
Axit oleic C_{17}H_{33}COOH\(C_{17}H_{33}COOH\)(C_{15}H_{31}COO)_3C_3H_5\((C_{15}H_{31}COO)_3C_3H_5\).............. hay ...............
Axit ........ C_{17}H_{31}COOH\(C_{17}H_{31}COOH\)(C_{15}H_{31}COO)_3C_3H_5\((C_{15}H_{31}COO)_3C_3H_5\).............. hay ...............

Trả lời:

Công thức cấu tạo của chất béo: (RCOO)_3C_3H_5\((RCOO)_3C_3H_5\).

Khoa học tự nhiên 9 bài 41: Chất béo

Axit trong phân tử chất béoTên của chất béo
Axit panmitic C_{15}H_{31}COOH\(C_{15}H_{31}COOH\)Glixerol tripanmitat hay tripanmitin
Axit stearic C_{17}H_{35}COOH\(C_{17}H_{35}COOH\)Glixerol tristearat hay tristearin
Axit oleic C_{17}H_{33}COOH\(C_{17}H_{33}COOH\)Glixerol trioleat hay triolein
Axit linoleic C_{17}H_{31}COOH\(C_{17}H_{31}COOH\)Glixerol trilinoleat hay trilinolein

IV. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thủy phân

Khi đun nóng và khuấy chất béo (R-COO)_3C_3H_5\((R-COO)_3C_3H_5\) trong nước, có axit sunfuric làm xúc tác, thu được glixerol C_3H_5(OH)_3\(C_3H_5(OH)_3\) và axit béo RCOOH\(RCOOH\). Hãy viết PTHH của phản ứng xảy ra.

Trả lời:

PTHH: (R-COO)_3C_3H_5 + 3H_2O \overset{xt}{\rightarrow } C_3H_5(OH)_3 + 3RCOOH\((R-COO)_3C_3H_5 + 3H_2O \overset{xt}{\rightarrow } C_3H_5(OH)_3 + 3RCOOH\)

2. Phản ứng xà phòng hóa

Tên thí nghiệmCách tiến hànhNhận xét
Phản ứng của dầu ăn với dung dịch bazo

Rót một thìa dầu ăn vài bát sứ đựng dung dịch natri hidroxit NaOH (dư).

Đun sôi và khuấy đều hỗn hợp đến khi phản ứng hoàn toàn. Quan sát sự thay đối của dầu ăn trong thí nghiệm

Ban đầu, dầu ăn ..........

Sau khi đun, .............

Sau thí nghiệm trên thu được glixerol và muối của axit béo. Hãy viết PTHH của phản ứng xảy ra và giải thích.

Trả lời:

Tên thí nghiệmCách tiến hànhNhận xét
Phản ứng của dầu ăn với dung dịch bazo

Rót một thìa dầu ăn vài bát sứ đựng dung dịch natri hidroxit NaOH (dư).

Đun sôi và khuấy đều hỗn hợp đến khi phản ứng hoàn toàn. Quan sát sự thay đối của dầu ăn trong thí nghiệm

Ban đầu, dầu ăn chìm xuống bên dưới do dầu ăn có khối lượng riêng lớn hơn.

Sau khi đun, dầu ăn tan vào trong dung dịch kiềm trở thành một dung dịch đồng nhất.

PTHH: (RCOO)_3C_3H_5 + 3NaOH \rightarrow 3 RCOONa + C_3H_5(OH)_3\((RCOO)_3C_3H_5 + 3NaOH \rightarrow 3 RCOONa + C_3H_5(OH)_3\)

IV. Ứng dụng của chất béo

sgk trang 51

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 52 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Một loại chất béo có tên là tristearin có công thức (C_{17}H_{35}COO)_3C_3H_5\((C_{17}H_{35}COO)_3C_3H_5\). Viết PTHH của phản ứng thủy phân (có xúc tác axit) và phản ứng thủy phân trong dung dịch NaOH để minh họa tính chất của axit béo này.

Bài làm:

Phản ứng thủy phân trong nước:

(C_{17}H_{35}COO)_3C_3H_5 + 3H_2O \overset{xt}{\rightarrow }C_3H_5(OH)_3 + 3C_{17}H_{35}COOH\((C_{17}H_{35}COO)_3C_3H_5 + 3H_2O \overset{xt}{\rightarrow }C_3H_5(OH)_3 + 3C_{17}H_{35}COOH\)

Phản ứng thủy phân trong dung dịch kiềm:

(C_{17}H_{35}COO)_3C_3H_5 + NaOH \overset{xt}{\rightarrow }C_3H_5(OH)_3 + 3C_{17}H_{35}COONa\((C_{17}H_{35}COO)_3C_3H_5 + NaOH \overset{xt}{\rightarrow }C_3H_5(OH)_3 + 3C_{17}H_{35}COONa\)

Câu 2: Trang 52 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Khi thủy phân hoàn toàn một loại chất béo A trong môi trường axit thu được glixerol và axit panmitic C_{15}H_{31}COOH\(C_{15}H_{31}COOH\). Viết công thức cấu tạo của chất béo A?

Bài làm:

Sau khi thủy phân thu được axit panmitic nên chất A là tripanmitin.

CTCT:

Khoa học tự nhiên 9 bài 41: Chất béo

Câu 3: Trang 52 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Trình bày các phương pháp hóa học phân biệt:

a) Các chất lỏng riêng rẽ: Dầu dừa và dầu hỏa

b) Các chất rắn mềm: mỡ bò và nến/ sáp

Bài làm:

Sử dụng phản ứng thủy phân của chất béo để phân biệt các chất trên: Đun và khuấy mỗi chất với dung dịch NaOH: chất bị tan dần trong dung dịch NaOH là dầu dừa/mỡ ăn (chất béo); chất không tan là dầu hỏa/nến, sáp.

Câu 4: Trang 52 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Đun sôi 8,9 gam tristearin trong dung dịch NaOH thu được m gam glixerol.

a) Viết PTHH

b) Xác định giá trị của m và tính khối lượng muối tạo thành.

Bài làm:

a) PTHH: (C_{17}H_{35}COO)_3C_3H_5 + 3NaOH \overset{xt}{\rightarrow } 3C_{17}H_{35}COONa + C_3H_5(OH)_3\((C_{17}H_{35}COO)_3C_3H_5 + 3NaOH \overset{xt}{\rightarrow } 3C_{17}H_{35}COONa + C_3H_5(OH)_3\)

b) Số mol của tristearin là: n_{tristearin} = \frac{8,9}{890} = 0,01 (mol)\(n_{tristearin} = \frac{8,9}{890} = 0,01 (mol)\)

Theo PTHH: n_{muoi} = 3n_{tristearin} = 3\times 0,01 = 0,03 $(mol); $n_{glixerol} = n_{tristearin} = 0,01 mol\(n_{muoi} = 3n_{tristearin} = 3\times 0,01 = 0,03 $(mol); $n_{glixerol} = n_{tristearin} = 0,01 mol\)

Vậy số gam muối tạo thành là: m_{muoi} = 0,03 \times 306 = 9,81 \;gam\(m_{muoi} = 0,03 \times 306 = 9,81 \;gam\)

Số gam glixeron là: m = 0,01 \times 92 = 0,92 (gam).\(m = 0,01 \times 92 = 0,92 (gam).\)

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1: Trang 52 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Hãy giải thích: Trong quá trình nấu ăn, nếu xào rau bằng dầu, mỡ thì lượng chất dinh dưỡng của rau, thịt ít bị hao hụt hơn khi luộc.

Bài làm:

Do trong thành phần của rau, củ có một số chất dinh dưỡng dễ bay hơi.

Dầu/ mỡ có khỏa năng hòa ttan được các chất dinh dưỡng đó nên khi xào rau bằng dầu/ mỡ thì các chất dinh dưỡng khó bay hơi hơn.

âu 2: Trang 52 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Chất béo lỏng là các chất béo trong phân tử có gốc axit không no dạng C_nH_{2n - a}COOH\(C_nH_{2n - a}COOH\) (với a = 1; 3; 5; ...). Việc vận chuyển chất béo lỏng thường khó khăn hơn vận chuyển chất béo rắn. Làm thế nào để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn?

Bài làm:

Để chuyển chất béo lỏng về chất béo rắn, ta cho chất béo lỏng tham gia phản ứng cộng Hidro.

PTHH: (C_nH_{2n - a}COO)_3C_3H_5 +\frac{a + 1}{2} H_2 \overset{xt}{\rightarrow } (C_nH_{2n + 1}COO)_3C_3H_5\(PTHH: (C_nH_{2n - a}COO)_3C_3H_5 +\frac{a + 1}{2} H_2 \overset{xt}{\rightarrow } (C_nH_{2n + 1}COO)_3C_3H_5\)

Giải bài 41: Chất béo - Sách hướng dẫn học Khoa học Tự nhiên 9 tập 2 trang 49. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 41: Chất béo. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học tự nhiên 9

    Xem thêm