Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài: Ôn tập chủ đề 1

Với nội dung bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài: Ôn tập chủ đề 1 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 9.

Bài: Ôn tập chủ đề 1

Bài 1 trang 17 KHTN 9: Một máy bay có khối lượng tổng cộng 250 tấn, đang bay với tốc độ 900 km/h ở độ cao 10 km so với mực nước biển. Tính động năng, thế năng và cơ năng của máy bay.

Trả lời:

Đổi 900 km/h = 250 m/s

Động năng của máy bay là

W_d=\frac{1}{2}m.v^2=\frac{1}{2}.250000.250^2=78125.10^5J\(W_d=\frac{1}{2}m.v^2=\frac{1}{2}.250000.250^2=78125.10^5J\)

Thế năng của máy bay là Wt = m.g.h = 250000.10.10000 = 25.109 J

Cơ năng của máy bay là W = Wt + Wd = 3,28125.1010 J

Bài 2 trang 17 KHTN 9: Một quả bóng khối lượng 450 g được thả rơi từ điểm A có độ cao 1,6 m xuống nền đất cứng và bật trở lên đến điểm B có độ cao 1,2 m.

a. Tính cơ năng tại A và tại B của quả bóng.

b. Phần cơ năng bị tiêu hao đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

Trả lời:

Đổi 450 g = 0,45 kg

a. Cơ năng tại A là WA = m.g.hA = 0,45 . 10 . 1,6 = 7,2 J

Cơ năng tại B là WB = m.g.hB = 0,45 . 10. 1,2 = 5,4 J

b. Phần cơ năng bị tiêu hao đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm quả bóng nóng lên và một phần thành năng lượng âm thanh (phát ra âm thanh khi va đập xuống sàn).

Bài 3 trang 17 KHTN 9: Phân tích sự chuyển hóa năng lượng trong chuyển động của người trượt ván và quả bóng rổ trong hình dưới đây.

Phân tích sự chuyển hóa năng lượng trong chuyển động của người trượt ván và quả bóng rổ

Trả lời:

- Hình a) Một người trượt ván:

+ Ở vị trí A: người trượt có thế năng lớn nhất, động năng nhỏ nhất.

+ Từ vị trí A tới vị trí B: có sự chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng.

+ Ở vị trí B: người trượt có động năng lớn nhất, thế năng nhỏ nhất.

+ Từ vị trí B tới vị trí C: có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang thế năng.

+ Ở vị trí C: người trượt có thế năng lớn nhất, động năng nhỏ nhất.

- Hình b) Quả bóng được ném vào rổ:

+ Ở vị trí A: quả bóng có động năng lớn nhất, thế năng nhỏ nhất.

+ Từ vị trí A đến vị trí B: có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang thế năng.

+ Ở vị trí B: quả bóng có thế năng lớn nhất, động năng nhỏ nhất.

+ Từ vị trí B đến vị trí C: có sự chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng.

+ Ở vị trí C: quả bóng có thế năng lớn hơn ở vị trí A, động năng nhỏ hơn ở vị trí A.

Bài 4 trang 17 KHTN 9: Búa tác dụng một lực 40 N theo hướng trục của đinh làm đinh lún sâu 2 cm vào trong gỗ. Tính công của lực do búa thực hiện.

Trả lời:

Công của lực do búa thực hiện là A = F.s = 40 . 0,02 = 0,8 J

Bài 5 trang 17 KHTN 9: Tính công suất của một thác nước. Biết rằng thác nước có độ cao 40 m và cứ mỗi phút có 30 m3 nước đổ xuống. Khối lượng riêng của nước là 1 000 kg/m3.

Trả lời:

>>>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 4

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 9 bài: Ôn tập chủ đề 1 sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Toán 9 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Câu hỏi trong bài
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ma Kết
    Ma Kết

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 11:52 07/06
    • Gấu Đi Bộ
      Gấu Đi Bộ

      😃😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 11:52 07/06
      • Bé Cún
        Bé Cún

        🤟🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 11:52 07/06
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 9 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm