Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Nhiễm sắc thể

Bài 15: Nhiễm sắc thể

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh bài Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Nhiễm sắc thể. Với lời giải ngắn gọn chi tiết giúp các bạn học sinh học tốt môn Khoa học tự nhiên lớp 9. Mời các bạn tham khảo

A. Hoạt động khởi động

Quan sát vùng bắt màu trong mỗi tế bào trên một tiêu bản hiển vi ở hình 15.1 và trả lời câu hỏi:

- Vùng bắt màu thuộc bào quan nào của tế bào?

- Sự bắt màu ở các tế bào khác nhau có khác nhau không?

- Cấu trúc bắt màu có thể phân biệt riêng rẽ ở các tế bào nào? Các cấu trúc đó không phân biệt được riêng rẽ ở các tế bào nào?

Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Nhiễm sắc thể

Bài làm:

- Vùng bắt màu thuộc nhân của tế bào

- Sự bắt màu của các tế bào là khác nhau

- Với những tế bào bình thường hoặc đang sinh trưởng thì cấu trúc bắt màu không phân biệt riêng rẽ

- Với những tế bào đang sinh sản (phân chia tế bào) thì cấu trúc bắt màu phân biệt riêng rẽ

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Nhiễm sắc thể

1. Hình thái NST

Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Nhiễm sắc thể

Hãy quan sát hình 15.2 và trả lời câu hỏi:

- NST ở kì giữa của quá trình nguyên phân có đặc điểm gì?

- Vị trí nào trên NST xác định hình thái NST? có các dạng hình thái nào?

Bài làm:

- Ở kì giữa đạt kích thước lớn nhất giúp nhìn thấy NST rõ nhất. Tại đây. mỗi NST gồm 2 cromatit (nhiễm sắc tử chị em) đính với nhau ở tâm động

- Tâm động là nơi xác định hình thái NST

- NST có các dạng hình thái: hình que, hình chữ V, hình chấm, ....

2. Cấu trúc NST

- Từ thông tin có trong hình 15.3, hãy mô tả các mức độ xoắn và cho biết thành phần hóa học của NST là gì?

Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Nhiễm sắc thể

- Quan sát hình 15.4 và cho biết, sự khác nhau giữa NST đơn và NST kép là gì?

Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Nhiễm sắc thể

Bài làm:

- NST gồm 1 phân tử ADN và các protein histon

- sự khác nhau giữa NST đơn và kép:

+ NST đơn: gồm 1 ADN xoắn quanh các protein histon, có 1 tâm động

+ NST kép gồm 2 ADN xoắn quanh các protein histon, có 1 tâm động

II. Bộ NST

Đọc bảng 15.1, nêu nhận xét về bộ NST của các loài sinh vật.

Loài2nnLoài2nn
Người4623Đậu Hà Lan147
Tinh tinh4824Ngô2010
7839Lúa nước2412
Ruồi giấm84cải bắp189

- Hãy quan sát hình 15.5 và cho biết, ở tế bào sinh dưỡng (xoma) và tế bào sinh dục (giao tử), bộ NST khác nhau như thế nào (về số lượng và thành phần NST)?

Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Nhiễm sắc thể

- Quan sát hình 15.6 và cho biết, cặp NST tương đồng là gì? Bộ NST lưỡng bội được hình thành như thế nào? Hai NST trong mỗi cặp NST tương đồng có đặc điểm gì?

Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Nhiễm sắc thể

Bài làm:

- Bảng 15.1: Mỗi loài có bộ NST khác nhau, 2n đặc trưng cho loài

- Hình 15.5:

+ tế bào sinh dưỡng chứa bộ NST lưỡng bội (các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng - 2n NST)

+ tế bào sinh dục (giao tử): chứa bộ NST đơ bội (n NST)

- Hình 15.6:

+ NST tương đồng là 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước

+ bộ NST lưỡng bội được hình thành khi có sự kết hợp của bộ đơn bội trong 2 giao tử đực và giao tử cái.

+ trong mỗi cặp NST tương đồng: q chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ

III. Chức năng của NST

- Những đặc điểm nào đảm bảo cho bộ NST của loài duy trì được tính đặc trưng từ đời này qua đời khác?

- Những hoạt động nào của NST và của sinh vật đảm bảo cho các đặc điểm đó của NST?

Bài làm:

- các cá thể trong cùng một loài có bộ NST giống nhau về hình dạng, kích thước và số lượng các NST

- Hoạt động đảm bảo tính ổn định của bộ NST:

mỗi NST chứa 1 ADN có khả năng sao chép => NST nhân đôi trong quá trình phân bào => duy trì nguyên vẹn qua các tế bào

C. Hoạt động luyện tập

1. Hãy hoàn thành bảng sau: điền số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội hoặc đơn bội của loài vào ô tương ứng còn trống.

Sinh vật

n

2n

Sinh vật

n

2n

Ruồi giấm

4

Cá vàng

94

Đậu

14

Chó

39

Lúa mì

14

Tinh tinh

24

Cây bao báp

22

Người

46

Bài làm:

Sinh vật

n

2n

Sinh vật

n

2n

Ruồi giấm

4

8

Cá vàng

47

94

Đậu

7

14

Chó

39

78

Lúa mì

14

28

Tinh tinh

24

48

Cây bao báp

11

22

Người

23

46

2. Hãy điền các từ: cromatit, tâm động, đầu mút, cánh ngắn, cánh dài vào các ô ở vị trí phù hợp trong hình 15.7

Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Nhiễm sắc thể

Bài làm:

theo thứ tự từ trên xuống dưới:

1. đầu mút

2. cánh ngắn

3. tâm động

4. cánh dài

5. đầu mút

6. cromatit

3. Hãy điền các từ: các cromatit chị em, các cromatit không chị em, cặp NST tương đồng, các NST không tương đồng tương ứng với các chữ cái phù hợp với các ô trong hình 15.8

Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Nhiễm sắc thể

Bài làm:

A. các cromatit chị em

D. các cromatit không chị em

C. cặp NST tương đồng

B. các NST không tương đồng

D. Hoạt động vận dụng

Cấu trúc xoắn của NST do sự liên kết giữa ADN và protein histon có vai trò gì đối với tế bào?

Bài làm:

- giúp lưu trữ thông tin di truyền của tế bào

- giúp thay đổi hình dạng của NST đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phân chia tế bào

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Sưu tầm và báo cáo kết quả sưu tầm các tài liệu liên quan đến NST và tính di truyền, biến dị của người, của các sinh vật khác.

VnDoc xin hướng dẫn các bạn học sinh các câu hỏi trong SGK nằm trong chương trình VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 78. Với lời giải chi tiết các bạn học sinh dễ nắm bắt kiến thức, đồng thời học tốt môn Sinh lớp 9. Chúc các bạn học tốt

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Nhiễm sắc thể. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 2.152
Sắp xếp theo

    Khoa học tự nhiên 9

    Xem thêm